Mẫu bài dạy minh họa môn Hóa học THCS là mẫu giáo án minh họa tập huấn Mô đun 2, giúp thây cô tham khảo phục vụ cho công tác soạn giáo án theo chương trình GDPT 2018 mới. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án minh họa môn Ngữ văn, Lịch sử THCS.
Bạn đang đọc: Mẫu bài dạy minh họa môn Hóa học THCS Mô đun 2
Ngoài ra, thầy cô còn có thể tham khảo thêm 11 câu phân tích kế hoạch bài dạy cấp THCS. Sau đây là nội dung chi tiết mời các thầy cô cùng theo dõi:
Mẫu kế hoạch bài dạy môn Hóa học THCS Mô đun 2
Tên chủ đề: Phản ứng oxi hóa – khử
I. Mục tiêu dạy học
Phẩm chất | |
Chăm chỉ | 1. Chủ động thực hiện nhiệm vụ trong các hoạt động học tập do giáo viên yêu cầu. |
Trách nhiệm | 2. Có ý thức hỗ trợ, hợp tác, tự giác hoàn thành các nhiệm vụ học tập. |
Năng lực chung | |
Năng lực tự chủ và tự học |
3. Chủ động tự nghiên cứu để hoàn thành nhiệm vụ học tập. Trong quá trình hoạt động nhóm, chủ động phân công nhiệm vụ cho các thành viên của nhóm, tự quyết định cách thức thực hiện nhiệm vụ…. |
Năng lực giao tiếp và hợp tác |
4. Tham gia đóng góp ý kiến tong nhóm và tiếp thu sự góp ý, hỗ trợ của các thành viên trong nhóm. |
Năng lực hóa học | |
Năng lực nhận thức hóa học |
5. Nêu được khái niệm và xác định số oxi hóa của các nguyên tử các nguyên tố trong hợp chất. |
6. Nêu được khái niệm về phản ứng oxi hóa – khử và ý nghĩa của phản ứng oxi hóa – khử. |
|
7. Xác định được số oxi hóa cảu các nguyên tử các nguyên tố; cân bằng được phản ứng oxi hóa – khử theo phương pháp thăng bằng electron. |
|
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | 8. Mô tả được một số phản ứng oxi hóa – khử gắn liền với cuộc sống. |
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
– Phiếu học tập: 05 phiếu
+ Phiếu số 01: 4 quy tắc xác định số oxi hóa.
+ Phiếu số 02: Các định nghĩa chất khử, chất oxi hóa, quá trình khử, quá trình oxi hóa, phản ứng oxi hóa khử.
+ Phiếu số 03: Các bước lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa khử.
+ Phiếu số 04: Vận dụng lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa khử.
+ Phiếu số 05: Bài tập củng cố.
– Video, hình ảnh về ý nghĩa thực tiễn của phản ứng oxi – hóa khử.
– Phiếu đánh giá.
III. Tiến trình dạy học:
1. Mô tả chung các hoạt động học
Hoạt động (thời gian) | Mục tiêu | Phương pháp, kĩ thuật dạy học | Phương án đánh giá |
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)? |
+ Thông qua quan sát mức độ và hiệu quả tham gia vào hoạt động của HS. + Thông qua HĐ chung của cả lớp, GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu và điều chỉnh. – Công cụ đánh giá: Các phiếu đánh giá theo các mức độ. |
||
Hoạt động 2: Số oxi hóa (15 phút) |
1,2,3,4,5 |
– Phương pháp: Dạy học hợp tác, đàm thoại. – Kĩ thuật: Công não. |
|
Hoạt động 3: Tìm hiểu thế nào là chất khử-chất oxi hoá; sự khử-sự oxi hoá, hiểu thế nào là phản ứng oxi hóa-khử? (25 phút) |
1,2,3,4,6,8 |
– Phương pháp: Dạy học hợp tác, đàm thoại, dạy học nêu vẫn đề. – Kĩ thuật: Công não. |
|
Hoạt động 4: Tìm hiểu về cách lập phương trình hoá học của phản ứng oxi hoá khử (cân bằng theo phương pháp thăng bằng electron) (25 phút) |
1,2,3,4,7 |
– Phương pháp: Dạy học hợp tác, đàm thoại, dạy học nêu vẫn đề. – Kĩ thuật: Công não. |
|
Hoạt động 5: Luyện tập (15 phút) |
1,2,3,4, 7 |
– Phương pháp: Dạy học hợp tác, đàm thoại. – Kĩ thuật: Công não. |
|
Hoạt động 6: Vận dụng và mở rộng (5 phút) |
8 |
– Phương pháp: Vấn đáp, đàm thoại. – Kĩ thuật: Công não. |
B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
Mục tiêu | Phương thức tổ chức | Kết quả | Đánh giá |
– Thu hút học sinh hứng thú tìm hiểu về phản ứng oxi hóa khử. |
GV chiếu video, hình ảnh về ý nghĩa thực tiễn của phản ứng oxi hóa khử. Từ đó giới thiệu về phản ứng oxi hóa khử và dẫn dắt vào chủ đề. |
Hoạt động 2: Số oxi hóa (15 phút)
Mục tiêu | Phương thức tổ chức | Kết quả | Đánh giá |
– Nêu được các quy tắc về số oxi hóa. – Hiểu được các quy tắc về số oxi hóa. – Vận dụng các quy tắc để xác định số oxi hóa của các nguyên tố. – Rèn năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức hóa học, năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân. |
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV thông báo để thuận lợi cho việc nghiên cứu phản ứng oxi hóa – khử, người ta dùng số oxi hóa. – HĐ nhóm: HS hoạt động nhóm để hoàn thành nội dung trong phiếu học tập số 1. 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập – Các nhóm phân công nhiệm vụ cho từng thành viên: tiến hành làm các ví dụ, quan sát và thống nhất để ghi lại kết quả vào phiếu học tập. 3. Báo cáo, thảo luận – HĐ chung cả lớp: GV mời 4 nhóm treo kết quả của mình lên bảng với 4 yêu cầu trong PHT, GV mời từng nhóm trình bày 1 ý trong 4 ý trong phiếu học tập, các nhóm khác tham gia phản biện. GV chốt lại kiến thức. * Dự kiến một số khó khăn: HS có thể không xác định được số oxi hóa của các nguyên tố trong các ion SO42-, CO32-. |
Số oxi hóa 1/ Quy tắc 1: Trong các đơn chất, số oxi hóa của các nguyên tố bằng không. Ví dụ: số oxi hóa của các nguyên tố Cu, S, O, N, H trong các đơn chất Cu, S, O2, N2, H2 đều là không. 2/ Quy tắc 2: Trong một phân tử, tổng số oxi hóa của các nguyên tố bằng không. 3/ Quy tắc 3: Trong ion đơn nguyên tử, số oxi hóa của nguyên tố bằng điện tích của ion đó. Trong ion đa nguyên tử, tổng số oxi hóa của các nguyên tố bằng điện tích của ion đó. 4/ Quy tắc 4: Trong hầu hết các hợp chất, số oxi hóa của hidro bằng +1 (trừ một số trường hợp đặc biệt như hidrua kim loại NaH, CaH2…). Số oxi hóa của oxi bằng -2 (trừ OF2, H2O2…). Ví dụ: Xác định số oxi hóa của nguyên tố H và O trong các hợp chất NaH, NH3, H2S, OF2, SO2. Trong NaH, H có số oxi hóa -1. Trong NH3 và H2S, H có số oxi hóa là +1. Trong OF2, O có số oxi hóa +1. Trong SO2, O có số oxi hóa -2. * Lưu ý:Quy tắc ghi số oxi hóa. |
+ Thông qua quan sát mức độ và hiệu quả tham gia vào hoạt động của HS. + Thông qua HĐ chung của cả lớp, GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu và điều chỉnh. |
>> Tải file để tham khảo toàn bộ kế hoạch bài dạy minh họa môn Hóa học THCS Mô đun 2