Mẫu bài dạy minh họa môn Lịch sử Địa lý Tiểu học Mô đun 2 là mẫu giáo án minh họa tập huấn Mô đun 2, giúp thầy cô tham khảo, phục vụ cho công tác soạn giáo án theo chương trình GDPT 2018 mới.
Bạn đang đọc: Mẫu bài dạy minh họa môn Lịch sử – Địa lý Tiểu học Mô đun 2
Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm 11 câu phân tích kế hoạch bài dạy cấp Tiểu học. Sau đây là nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây:
Kế hoạch bài dạy môn Lịch sử – Địa lí dành cho GV đại trà Tiểu học
Trường TH ………. Ngày: ………. |
Họ và tên: ……………………………. |
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Bài: VĂN LANG, ÂU LẠC
Môn: Lịch sử – Địa lý ; Lớp: 5
Thời gian thực hiện: 35p (01 tiết)
I. Mục tiêu của bài học:
– Trình bày được sự ra đời của nước Văn Lang, Âu Lạc thông qua tìm hiểu một số truyền thuyết và bằng chứng khảo cổ học.
– Sử dụng kiến thức lịch sử và một số truyền thuyết lịch sử (Sơn Tinh – Thủy Tinh, Thánh Gióng, Sự tích nỏ thần…), mô tả được đời sống kinh tế và công cuộc đấu tranh bảo vệ nhà nước Văn Lang, Âu Lạc.
1. Năng lực:
* Năng lực Lịch sử – Địa lí:
– Nhận thức khoa học Lịch sử, địa lí.
– Tìm hiểu lịch sử địa lí.
* Năng lực chung:
– Tự chủ và tự học.
– Giao tiếp và hợp tác.
– Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
2. Phẩm chất:
– Yêu nước: Yêu lịch sử và truyền thống của nước ta.
– Chăm chỉ: Biết tìm hiểu về lịch sử nước Văn Lang, Âu Lạc.
– Trách nhiệm:
II. Thiết bị daỵ học và học liệu:
1. Giáo viên:
– Tranh ảnh về các bằng chứng khảo cổ học.
– Một số câu chuyện truyền thuyết lịch sử.
– Phiếu học tập.
– Giấy rôki, giấy A4, bút.
2. Học sinh:
– Sách, vở và bút ghi chép.
III. Các hoạt động học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | ||||
1. Khởi động. – Mục tiêu: Khơi gợi hứng thú, tò mò khám phá tri thức mới. – Cách tiến hành: Đặt câu hỏi: Hãy nêu những tên gọi của nước ta qua các thời kì? – GV bắt đầu gợi mở những nhiệm vụ của bài học mà học sinh phải tìm hiểu và dẫn dắt HS vào bài mới. 2. Hình thành kiến thức mới. * Hoạt động 1: Sự ra đời của nước Văn Lang, Âu Lạc. – Mục tiêu: Trình bày được sự ra đời của nước Văn Lang, Âu Lạc. – Nội dung: Sự ra đời của nước Văn Lang, Âu Lạc. – Sản phẩm: Học sinh nắm được sự ra đời của nước Văn Lang, Âu Lạc. – Cách thức thực hiện: Sử dụng tài liệu, Trực quan, Nhóm, Thuyết trình, Kĩ thuật khăn trải bàn. – GV cho HS đọc các thông tin trong SGK và đưa các câu hỏi: + Nước Văn Lang, Âu Lạc ra đời vào thời gian nào? + Nước Văn Lang, Âu Lạc ra đời ở khu vực nào trên đất nước ta? – GV chốt lại kết quả và cho HS xem lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay, cùng với các bằng chứng khảo cổ học. * Hoạt động 2: Đời sống kinh tế và công cuộc đấu tranh bảo vệ nhà nước Văn Lang, Âu Lạc. – Mục tiêu: Mô tả được đời sống kinh tế và công cuộc đấu tranh bảo vệ nhà nước Văn Lang, Âu Lạc. – Nội dung: Đời sống kinh tế và công cuộc đấu tranh bảo vệ nhà nước Văn Lang, Âu Lạc. – Sản phẩm: Học sinh nắm được đời sống kinh tế và công cuộc đấu tranh bảo vệ nhà nước Văn Lang, Âu Lạc. – Cách thức thực hiện: PP trực quan, Nhóm, Thuyết trình, Kể chuyện lịch sử. – GV cho HS đọc thông tin trong SGK và tìm các câu chuyện truyền thuyết lịch sử liên quan đến thời kì Văn Lang, Âu Lạc. – GV kể mẫu một câu chuyện cho HS nghe. – Gọi 1 số HS kể những câu chuyện em biết. – GV yêu cầu HS mô tả một số đời sống kinh tế và công cuộc đấu tranh bảo vệ nhà nước Văn Lang, Âu Lạc. – Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả trước lớp. – GV nhận xét và giúp HS hoàn thiện kiến thức, kĩ năng. 3. Luyện tập: * Hoạt động 3: Hoàn thành các câu hỏi và bài tập. – Mục tiêu: Củng cố các kiến thức đã học trong bài. – Cách tiến hành: – GV phát phiếu bài tập. – GV theo dõi và giúp đỡ HS làm bài. – GV nhận xét và chốt lại kết quả. 4. Vận dụng: * Hoạt động 4: Xây dựng, cam kết bảo vệ các di tích lịch sử ở địa phương. * Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức đã học vào việc bảo vệ các di tích lịch sử ở địa phương. * Cách tiến hành: – GV liên hệ và giáo dục HS ý thức bảo vệ các di tích lịch sử ở địa phương. – Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm xây dựng cam kết bảo vệ các di tích lịch sử ở địa phương. – GV chốt lại những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ di tích lịch sử ở địa phương. – GV nhận xét tiết học. |
– HS làm việc theo cặp đôi và trả lời câu hỏi. Văn Lang, Âu Lạc, Đại Cồ Việt, Đại Ngu, Vạn Xuân … – HS thảo luận nhóm 4 và trả lời câu hỏi theo kĩ thuật Khăn trải bàn. + Nước Văn Lang ra đời vào khoảng năm 700 năm TCN. Nước Âu Lạc ra đời vào cuối thế kỉ III TCN. + Nước Văn Lang, Âu Lạc ra đời ở khu vực sông Hồng, sông Mã và sông Cả. – HS lắng nghe và quan sát. – HS suy nghĩ và nêu: Sơn Tinh – Thủy Tinh, Thánh Gióng, Sự tích nỏ thần… – Lắng nghe. – HS kể. – HS làm việc nhóm và trình bày theo kĩ thuật mảnh ghép. – Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung. – HS làm cá nhân vào phiếu. Câu 1. Khoanh tròn vào chữ trước câu trả lời đúng. Trong thời kì vua Hùng, Lạc dân làm nghề gì chính? A. Làm nông, dệt lụa, trồng cây. B. Trồng lúa, khoai, cây ăn quả, rau và dưa hấu. C. Khai thác khoáng sản, dệt lụa, đúc đồng. D. Đánh cá, trồng rau, nuôi tằm, trồng rừng. Câu 2: Điền từ thích hợp trong ngoặc đơn vào chỗ chấm để hoàn chỉnh đoạn sau: (Âu Lạc, Văn Lang, năm 700 TCN, thế kỉ III TCN). Khoảng … , nhà nước đầu tiên của nước ta đã ra đời. Tên nước là … . Cuối …, nước … tiếp nối nước Văn Lang. – HS lắng nghe. – HS hoàn thành mẫu cam kết và thuyết trình trước lớp. BẢN CAM KẾT BẢO VỆ DI TÍCH LỊCH SỬ Ở ĐỊA PHƯƠNG Nhóm: ……………………. Lớp:…………
|