Mẫu bài dạy minh họa môn Lịch sử THCS là mẫu giáo án minh họa tập huấn Mô đun 3, giúp thầy cô tham khảo phục vụ cho công tác soạn giáo án theo chương trình GDPT 2018 mới. Với nội dung bài dạy của chủ đề Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428 – 1527) – Lịch sử 7.
Bạn đang đọc: Mẫu bài dạy minh họa môn Lịch sử THCS Mô đun 3
Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm kế hoạch môn Toán, hướng dẫn học Mô đun 3, câu hỏi ôn tập Mô đun 3. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Kế hoạch bài dạy minh họa môn Lịch sử 7 Mô đun 3
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TÊN CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428-1527)
LỊCH SỬ 7
Thời lượng: 01 tiết
Giáo viên:………………………………………
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
Phẩm chất, năng lực | YCCĐ | (STT của YCCĐ) |
NĂNG LỰC ĐẶC THÙ | ||
Phát triển khả năng đánh giá tình hình phát triển về chính trị, quân sự, pháp luật ở một thời kì lịch sử |
Trình bày được bộ máy chính quyền thời Lê sơ, chính sách đối với quân đội thời Lê, những điểm chính của bộ luật Hồng Đức |
1 |
So sánh với thời Trần để chứng minh dưới thời Lê sơ, nhà nước tập quyền tương đối hoàn chỉnh, quân đội hùng mạnh, có luật pháp để đảm bảo kỉ cương, trật tự xã hội |
2 |
|
NĂNG LỰC CHUNG | ||
Năng lực giao tiếp và hợp tác |
Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập |
|
Giải quyết vấn đề và sáng tạo |
Sử dụng được các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi phát hiện giải quyết các nhiệm vụ của cuộc sống |
|
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU | ||
Trách nhiệm |
Hợp tác, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau khi thực hiện nhiệm vụ |
|
Chăm chỉ |
Hoàn thành các nhiệm vụ được giao |
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– GV: Tài liệu: SGK, SGV, Tư liệu lịch sử 7. Đồ dùng dạy học: Sơ đồ tổ chức chính quyền thời Lê sơ. Lược đồ hành chính nước Đại Việt thời Lê sơ.
– HS: SGK, sách bài tập (hoặc sách thực hành).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động học (Thời gian) | Mục tiêu (STT YCCĐ) | Nội dung dạy học trọng tâm | PP/KTDH chủ đạo | Phương án đánh giá |
Hoạt động 1: Khởi động |
(1) |
Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết về những việc làm của Lê Lợi để xây dựng bộ máy nhà nước ngày càng hoàn thiện |
Trực quan, đàm thoại, gợi mở, kĩ thuật KWL |
Phương pháp: Vấn đáp Công cụ: Câu hỏi |
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức |
(1) (2) |
Tổ chức bộ máy chính quyền |
Dạy học hợp tác, đàm thoại, gợi mở. |
Phương pháp: Đánh giá qua các sản phẩm của HS Công cụ: Câu hỏi |
Hoạt động 3: Luyện tập |
(1) (2) |
Giáo viên giao bài tập cho HS nhằm hình thành kiến thức về bộ máy nhà nước, quân đội và pháp luật thời Lê Sơ |
– Dạy học giải quyết vấn đề |
Phương pháp: đánh qua sản phẩm của HS Công cụ: Bài tập |
Hoạt động 4: Tìm tòi và mở rộng |
(1) (2) |
Tìm đọc và xem một số cuốn sách: + Danh tướng Việt nam – Nguyễn Khắc Thuần- NXB GD, 1996 + Chính sách sử dụng người tài của triều Lê Thánh Tông. + Tìm hiểu về nghệ thuật quân sự độc đáo của Nguyễn Trãi trong cuộc kháng chiến chống quân Minh. – Làm các bài tập trong SBT Tìm hiểu tiếp tiết 43 về một số danh nhân văn hóa xuất sắc của dân tộc. |
DH trải nghiệm, DH giải quyết vấn đề |
Phương pháp: đánh qua sản phẩm của HS Công cụ: Thang đo |
III. Các công cụ đánh giá trong chủ đề/bài học
1. Câu hỏi
2. Bài tập
3. Thang đo
IV. Xây dựng chi tiết
Bài tập
Hoàn thành bảng so sánh sau vào vở: | ||
Nội dung | Thời Lý – Trần | Thời Lê |
Bộ máy nhà nước ở Trung ương | ||
Các đơn vị hành chính ở địa phương | ||
Cách đào tạo, bổ sung quan lại | ||
Pháp luật |
Thang đo
Biểu hiện | Đánh giá (thang điểm 10) |
– Kể tên được 01 danh tướng đúng | 3 điểm |
– Kể tên được 02 đến 05 danh tướng đúng | 5 điểm |
– Trình bày được từ 02 chính sách sử dụng người tài | 4 điểm |
– Trình bày được nghệ thuật quân sự độc đáo của Nguyễn Trãi | 1 điểm |