Mẫu bài dạy minh họa môn Lịch sử THPT Mô đun 3 là mẫu giáo án minh họa tập huấn Mô đun 3, giúp thầy cô tham khảo phục vụ cho công tác soạn giáo án theo chương trình GDPT 2018 mới. Với nội dung bài dạy Sự hình thành trật tự thế giới sau chiến tranh thế giới thứ II (1945 – 1949) – Lịch sử 12, thời lượng 2 tiết.
Bạn đang đọc: Mẫu bài dạy minh họa môn Lịch sử THPT Mô đun 3
Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm hướng dẫn học Mô đun 3, câu hỏi ôn tập Mô đun 3. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Kế hoạch bài dạy minh họa môn Lịch sử 12 Mô đun 3
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TÊN CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC: SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ II (1945-1949)
LỊCH SỬ 12
Thời lượng: 02 tiết
Giáo viên:…………………………………
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
Phẩm chất, năng lực | YCCĐ | (STT của YCCĐ) |
NĂNG LỰC ĐẶC THÙ | ||
NHẬN THỨC VÀ TƯ DUY LỊCH SỬ | Qua bài học HS thấy được quan hệ quốc tế sau CTTG2 | 1 |
Liên hợp quốc là tổ chức quốc tế có vị trí quan trọng trong việc gìn giữ hòa bình, an ninh thế giới | 2 | |
Mối quan hệ giữa VN với LHQ | 3 | |
NĂNG LỰC CHUNG | ||
Năng lực giao tiếp và hợp tác | Nắm được công việc cần thực hiện để hoàn thành các nhiệm vụ của nhóm. | |
Giải quyết vấn đề | Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề. | |
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU | ||
Trách nhiệm | Sống có lí tưởng, có trách nhiệm với bản thân, gia đình, quê hương, đất nước; biết đấu tranh chống lại các thế lực xấu trong xã hội. | |
Nhân ái | Có ý thức tìm hiểu, trân trọng vẻ đẹp của con người lao động, biết yêu thương đồng cảm với những cảnh ngộ khổ đau trong cuộc sống. |
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
GV: Tài liệu liên quan: Bản đồ thế giới hoặc bản đồ châu Âu và châu Á, sơ đồ tổ chức LHQ
HS: SGK, tranh ảnh các tổng thư kí LHQ…
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động học (Thời gian) | Mục tiêu (STT YCCĐ) | Nội dung dạy học trọng tâm | PP/KTDH chủ đạo | Phương án đánh giá |
Hoạt động 1: Khởi động |
(1) |
GV chọn tranh ảnh, hoặc 1 đoạn phim phù hợp cho HS xem |
Đàm thoại gợi mở |
Phương pháp: Vấn đáp Công cụ: Câu hỏi |
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức |
(1) (2) (3) |
I. Hội nghị Ianta (2 – 1945) và những thoả thuận của ba cường quốc. II. Sự thành lập Liên hợp quốc. III. Sự hình thành hai hệ thống xã hội đối lập |
– Đàm thoại gợi mở – Kĩ thuật sơ đồ tư duy – Kĩ thuật làm việc nhóm |
Phương pháp: Vấn đáp Công cụ: Câu hỏi |
Hoạt động 3: Luyện tập |
(1) (2) (3) |
Yêu cầu HS phải vận dụng những kiến thức vừa học được để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể: Câu 1: Sau CTTG II, 1 trật tự TG mới được xác lập, với đặc trưng lớn nhất là gì? Câu 2: VN phải làm gì để giành độc lập và XD phát triển đất nước? |
DH Giải quyết vấn đề. DH theo nhóm |
Phương pháp: Vấn đáp Công cụ: Câu hỏi |
Hoạt động 4: Tìm tòi và mở rộng |
(2) (3) |
Thống kê và tìm hiểu về một số tổ chức LHQ hoạt động tại VN, tổ chức VH-GD đã giúp đỡ nước ta như thế nào, tìm hiểu và đánh giá tác động. |
Phương pháp: Đánh giá sản phẩm học tập của HS Công cụ: Thang đo |
III. Các công cụ đánh giá trong chủ đề/bài học
1. Câu hỏi (tự cho câu hỏi)
2. Thang đo
Biểu hiện | Đánh giá(thang điểm 10) |
– Tìm được 01 đến 02 tổ chức theo yêu cầu | 3 điểm |
– Tìm được từ 03 tổ chức trở lên theo yêu cầu | 5 điểm |
– Nêu được sự giúp đỡ của của các tổ chức đó | 3 điểm |
– Nêu được những tác động của các tổ chức đó | 2 điểm |