Mẫu bài dạy minh họa môn Toán Tiểu học là mẫu giáo án minh họa tập huấn Mô đun 3, giúp thầy cô tham khảo phục vụ cho công tác soạn giáo án theo chương trình GDPT 2018 mới. Với nội dung bài dạy của chủ đề Phép trừ trong phạm vi 10 – Sách giáo khoa Toán 1 bộ Cánh diều.
Bạn đang đọc: Mẫu bài dạy minh họa môn Toán Tiểu học Mô đun 3
Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm hướng dẫn học Mô đun 3, câu hỏi ôn tập Mô đun 3. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Kế hoạch bài dạy minh họa môn Toán lớp 1 Mô đun 3
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TOÁN
Bài 29: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 10 (SGK: CÁNH DIỀU)
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, học sinh:
1. Biết cách tìm kết quả một phép trừ trong phạm vi 10.
2. Làm được các phép trừ trong phạm vi 10.
3. Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ trong phạm vi 10 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
4. Phát triển các NL toán học:
- Phẩm chất: Chăm chỉ (Thao tác trên que tính, chấm tròn),…
- Năng lực: NL giải quyết vấn đề toán học (Nhận biết được vấn đề toán học và nêu được thành câu hỏi về phép trừ trong phạm vi 10); NL tư duy và lập luận toán học (Biết quan sát, tìm kiếm sự tương đồng và khác biệt trong những tình huống quen thuộc); NL giao tiếp toán học (Nói cho bạn biết về một số phép tính được hình thành từ phép trừ trong phạm vi 10).
I. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các que tính, các chấm tròn.
- Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép trừ trong phạm vi 10.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU
Giáo viên | Mong đợi ở HS | PP, KTDH | PP, CC ĐG |
A. Hoạt động khởi động: Mục tiêu: Nêu và giải quyết được vấn đề theo các tình huống trong tranh. – Yêu cầu HS Quan sát bức tranh trong SGK và nói với bạn về những điều quan sát được từ bức tranh liên quan đến phép trừ: – Làm tương tự với các tình huống còn lại. – Cho chia sẻ trước lớp: – Giới thiệu bài mới. |
– HS quan sát và nói những gì quan sát được. + Có 7 bạn, 1 bạn đã rời khỏi bàn. Còn lại bao nhiêu bạn? + Đếm rồi nói: Còn lại 6 bạn đang ngồi quanh bàn. + Có 7 ly nước, đã uống 2 ly nước. Còn lại bao nhiêu ly nước chưa uống? + Có 8 phần bánh, đã ăn hết 1 phần. Còn lại bao nhiêu phần? + Có 9 cái ghế, đã ngồi hết 6 cai1 ghế. Còn lại bao nhiêu cái ghế chưa ngồi? – HS đứng tại chỗ hoặc lên bảng, thay nhau nói một tình huống có phép trừ mà mình quan sát được. |
– Trực quan – Nêu và giải quyết vấn đề |
PP: Vấn đáp. CC: Câu hỏi. |
B. Hoạt động phân tích khám phá – rút ra bài học: Mục tiêu: HS tìm được kết quả một phép trừ trong phạm vi 10. – YCHS tìm kết quả phép trừ: 7-1=6. – GV chốt lại cách tìm kết quả một phép trừ. – GV dùng các chấm tròn để diễn tả các thao tác “trừ – bớt ” mà HS vừa thực hiện ở trên. – Củng cố kiến thức mới – GV cho HS xem tranh SGK – GV nhận xét. C. Hoạt động thực hành, luyện tập Mục tiêu: HS làm được các phép tính trừ trong phạm vi 10 Bài 1 – YCHS đọc đề bài 1 – GV nhận xét Bài 2 – Chơi trò “Đố bạn” để tìm kết quả phép tính – Nhận xét, tuyên dương Bài 3 – GV hướng dẫn HS làm bài. – GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em. -Nhận xét, chốt. D. Hoạt động vận dụng Mục tiêu: Giải quyết được một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 10. Mẫu:……? – Yêu cầu HS tìm tình huống – Nhận xét. E. Củng cố – dặn dò: – Bài học hôm nay, em học được những gì? – Nhận xét tiết học. |
– HS thực hiện trên đồ dùng. – HS có thế dùng chấm tròn, ngón tay, que tính hoặc đồ vật khác để tìm ra kết quả. – Tương tự HS tìm kết quả các phép trừ còn lại: 7-2; 8-l; 9-6. – Theo dõi – HS lắng nghe – HS nêu một số tình huống. HS đặt phép trừ tương ứng. HS tìm kết quả phép trừ theo cách vừa học rồi gài kết quả vào thanh gài. – HS tự nêu tình huống tương tự rồi đố nhau đưa ra phép trừ (làm theo nhóm) – Gọi các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét. – Nêu đề bài 1 – Cá nhân HS làm bài 1 vào bảng con. Tìm kết quả các phép trừ nêu trong bài (HS có thể dùng các chấm tròn hoặc thao tác đếm lùi để tìm kết quả phép tính). – HS đặt và trả lời câu hởi để kiểm tra các phép tính đã thực hiện. – HS trình bày, nhận xét hoặc bổ sung – Chơi trò chơi: – Cách chơi:Lần lượt 1 HS nêu phép tính (Phép trừ trong PV 10) 1 HS khác nêu kết quả phù hợp. -HS làm vào vở. – HS quan sát tranh, suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe về tình huống xảy ra trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng. Chia sẻ trước lớp. Ví dụ: Có 9 mảnh gỗ cần sơn. Đã sơn được 7 mảnh. Hỏi còn lại mấy mảnh gỗ chưa sơn? Phép tính tương ứng là: 9 – 7 = 2. – HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 10. – HS nêu tình huống VD: -Tổ em có 9 bạn, trong đó có 5 bạn nữ. Hỏi có bao nhiêu bạn nam? * Tổ em có tất cả … bạn, trong đó có…. bạn nữ.Hỏi có bao nhiêu bạn nam? ………… – HS nêu hiểu biết của mình. – Về nhà HS tìm tình huống thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 10. – Nhận việc. |
– Hợp tác – Nêu và giải quyết vấn đề – Thực hành – Hợp tác -Thực hành -Nêu và giải quyết vấn đề PP: Hỏi đáp – Trực quan. – Nêu và giải quyết vấn đề – Nêu và giải quyết vấn đề |
PP: Quan sát CC: Bảng kiểm PP: Quan sát CC: Bảng kiểm + Sản phẩm học tập PP: Vấn đáp CC: Câu hỏi PP: Quan sát
PP: Quan sát CC: Rubrics |
IV. CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ:BẢNG KIỂM, THANG ĐO.
1. Bảng kiểm:
Hoạt động rút ra bài học (hoạt động 2)
PC/NL | Chỉ báo/Biểu hiện | Có | Không |
Chăm chỉ | Thao tác trên que tính đúng theo phép tính từ SGK | ||
Tư duy, lập luận toán học | Đọc được số que tính theo yêu cầu của giáo viên. | ||
Bớt ra số que tính theo yêu cầu của giáo viên. | |||
GQVĐ toán học | Đọc đúng kết quả khi thao tác theo phép tính từ SGK. | ||
Viết được kết quả phép tính trừ trong phạm vi 10. | |||
NL giao tiếp toán học | Trao đổi cùng bạn về các phép tính trừ trong phạm vi 10. |
2. Thang đo: Bài tập 3
(Hoạt động thực hành, luyện tập)
Tiêu chí | Thang đo |
– Nhìn hình vẽ học sinh lựa chọn được phép tính đơn giản của phép trừ trong phạm vi 10. |
M1 |
– Nêu được tình huống bài toán thực tiễn đơn giản: “Có 9 thanh gỗ đã sơn 7 thanh gỗ. Hỏi còn mấy thanh gỗ chưa sơn?” – Gợi ý được vấn đề toán học: 9 – 7 = 2 |
M2 |
– Chuyển thành câu chuyện kể. Ví dụ: Nhà Lan vừa làm xong một cửa rào để cho nhà cửa khang trang hơn. Hàng rào có tất cả 9 thanh gỗ, bố Lan đã sơn xong 7 thanh gỗ. Hỏi bố Lan còn phải sơn bao nhiêu thanh gỗ nữa thì xong cửa rào? – Giải quyết đúng vấn đề toán học : 9- 7 = 2 |
M3 |