Mẫu bài dạy minh họa môn Vật lý THPT là mẫu giáo án minh họa tập huấn Mô đun 2, giúp thầy cô tham khảo phục vụ cho công tác soạn giáo án theo chương trình GDPT 2018 mới. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm 11 câu phân tích kế hoạch bài dạy cấp THPT. Sau đây là nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo.
Bạn đang đọc: Mẫu bài dạy minh họa môn Vật lý THPT
Kế hoạch bài dạy môn Vật lý THPT Mô đun 2
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TÊN CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC: CHUYỂN ĐỘNG BIẾN ĐỔI/SỰ RƠI
Thời lượng: 03 tiết
1. MỤC TIÊU DẠY HỌC
Phẩm chất, năng lực | Mục tiêu | Kí hiệu mục tiêu (mã hóa) |
NĂNG LỰC ĐẶC THÙ | ||
Nhận thức vật lí | ||
Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí | Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết TN | VL 2.2 |
Thiết kế, lựa chọn và lập kế hoạch được phương án đo gia tốc rơi tự do | VL 2.3 | |
Thực hiện được phương án đo gia tốc rơi tự do | VL 2.4 | |
Viết và trình bày được KQTN | VL 2.5 | |
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | Tìm tòi mở rộng được các ứng dụng của sự rơi, sự rơi tự do Làm được một số bài tập về rơi tự do |
VL 3.1 |
NĂNG LỰC CHUNG | ||
Tự chủ và tự học | [I] | |
Giao tiếp và hợp tác | [II] | |
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU | ||
Chăm chỉ | … | … |
Trung thực | … | … |
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– Bộ thí nghiệm đo gia tốc rơi tự do.
– Giấy, bút, bảng phụ, máy tính, máy chiếu, điện thoại.
– Các vật khảo sát chuyển động rơi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. TIẾN TRÌNH
YCCĐ | MỤC TIÊU | NỘI DUNG TRỌNG TÂM | PP, KTDH | PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC | PHƯƠNG ÁN ĐÁNH GIÁ |
– Khảo sát sự rơi của các vật trong không khí – Thảo luận để thiết kế phương án hoặc lựa chọn phương án đo được gia tốc rơi tự do bằng dụng cụ thực hành. |
2.2 Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết TN 2.3 Thiết kế, lựa chọn và lập kế hoạch được phương án đo gia tốc rơi tự do |
Tìm được phương án thí nghiệm |
PPDH: Dạy học theo dự án. KTDH: mảnh ghép |
Giấy A0, bút, đồ vật thực tế |
GV đánh giá. Minh chứng đánh giá: phần trình bày bằng lời của HS, sản phẩm trên giấy A0. PP đánh giá: quan sát, nghe. |
– Thực hiện phương án, đo được gia tốc rơi tự do bằng dụng cụ thực hành. |
2.4 Thực hiện được phương án đo gia tốc rơi tự do |
Thực hiện được thí nghiệm |
PPDH: PP thực hành thí nghiệm |
Dụng cụ TN |
GV đánh giá. Minh chứng đánh giá: “Các bước, thao tác thực hành TN” và phần trình bày bằng lời của HS. PP đánh giá: quan sát |
– Báo cáo KQTN |
2.5 Viết và trình bày được KQTN |
Báo cáo được kết quả |
PPDH: Thực hành TN KTDH: Phòng tranh |
Bảng, giấy, hoặc máy chiếu, máy tính |
GV đánh giá. Minh chứng đánh giá: “Báo cáo KQTN” và phần trình bày của HS |
– Tìm tòi mở rộng các ứng dụng của sự rơi, sự rơi tự do – Giải số bài tập trắc nghiệm |
3.1 Giải thích được sự khác nhau giữa sự rơi của các vật trong không khí |
Làm được bài tập |
PPDH: HĐ trải nghiệm KTDH:khăn trải bàn, tia chớp |
Máy tính, điện thoại thông minh có kết nối mạng |
GV đánh giá. Minh chứng đánh giá: Phương pháp đánh giá: quá trình thực hiện PP đánh giá: quan sát, nghe. |
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
HOẠT ĐỘNG 1. TÌM HIỂU SỰ RƠI CỦA CÁC VẬT TRONG KHÔNG KHÍ (45 PHÚT)
1. Mục tiêu
– Nêu được sự rơi tự do.
– Đặc điểm của sự rơi tự do.
2. Sản phẩm học tập
– Bài thuyết trình của học sinh.
– Đưa ra phương án để thực nghiệm kiểm tra đặc điểm của rơi tự do.
3. Tổ chức hoạt động
* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV đặt vấn đề: Ở cùng một độ cao một hòn đá sẽ rơi xuống đất nhanh hơn một chiếc lá. Vì sao lại như vậy? Có phải vật nặng luôn rơi nhanh hơn vật nhẹ hay không?
Nhiệm vụ 1: Khảo sát sự rơi của các vật trong không khí | |
TN1: Thả một tờ giấy và một hòn đá (nặng hơn tờ giấy). | TN2: Thả một tờ giấy vo tròn, nén chặt và một hòn đá. |
TN3: Thả hai tờ giấy cùng kích thước. Một tờ để thẳng và một tờ vo tròn | TN4: Thả một hòn bi nhỏ và một tấm bìa đặt nằm ngang. |
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu sự rơi tự do – HS đưa ra giả thuyết về đặc điểm sự rơi tự do – Thảo luận để thiết kế phương án hoặc lựa chọn phương án, thực hiện phương án, kiểm tra giả thuyết. |
*HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS (làm việc nhóm): Tiến hành thực hiện thí nghiệm trong các trường hợp 1, 2, 3, 4. Thảo luận thiết kế phương án và tiến hành thí nghiệm kiểm tra giả thuyết.
GV: Theo dõi để phát hiện các HS gặp khó khăn, từ đó đưa ra sự định hướng, hỗ trợ phù hợp cho mỗi nhóm.
*HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Yêu cầu mỗi nhóm 2 học sinh lên trình bày: Một HS tiến hành thí nghiệm và một HS thuyết trình.
HS: Đặt câu hỏi, trao đổi, góp ý.
GV: Chỉnh lí, hợp thức hóa kiến thức về sự rơi của các vật trong không khí và sự rơi tự do.
HS: Ghi chép vào vở.
GV: Sử dụng kĩ thuật dạy học phòng tranh yêu cầu mỗi nhóm nêu các giả thuyết về đặc điểm sự rơi tự do và phương án tiến hành thí nghiệm.
HS: Trình bày phương án và cách tiến hành thí nghiệm.
GV: Chỉnh sửa và kiểm tra tính an toàn của các phương án thí nghiệm
4.Phương án đánh giá
GV dựa vào sản phẩm của các nhóm để đánh giá kết quả hoạt động của HS.
HOẠT ĐỘNG 2. THỰC HIỆN THÍ NGHIỆM ĐO GIA TỐC RƠI TỰ DO VÀ RÚT RA CÁC CÔNG THỨC CỦA SỰ RƠI TỰ DO (45 PHÚT)
1. Mục tiêu
HS thực hiện được thí nghiệm và đưa ra được các công thức của sự rơi tự do.
2. Sản phẩm học tập
Bảng số liệu thí nghiệm về đo gia tốc rơi tự do.
Bài thuyết trình (trình bày miệng) của đại diện các nhóm HS.
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động 2a. Thực hiện thí nghiệm đo gia tốc rơi tự do (25 phút)
*GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV giao nhiệm vụ tiến hành thí nghiệm đo gia tốc rơi tự do theo phương án nhóm đã đề xuất cho các nhóm HS.
*HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS: Làm việc nhóm , thực hiện thí nghiệm đo gia tốc rơi tự do đã được giao.
HS ghi kết quả thí nghiệm vào giấy.
GV: Theo dõi các nhóm để phát hiện các nhóm gặp khó khăn trong quá trình thực hiện thí nghiệm, từ đó có sự định hướng, hỗ trợ thích hợp.
*HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thực hành trước lớp. HS có thể viết kết quả thí nghiệm lên bảng đen, hoặc lên giấy A1 để thuyết trình, báo cáo.
HS: Thảo luận, trao đổi, góp ý toàn lớp.
(Hoặc có thể tổ chức cho HS trình bày kết quả thí nghiệm trên giấy khổ lớn, trưng bày sản phẩm dưới dạng phòng tranh, di chuyển xung quanh lớn học để tham quan “các bức tranh”, đưa ra các phản hồi cho các “bức tranh”).
GV chỉnh lí và đưa ra nhận xét về cách tiến hành và kết quả thí nghiệm của HS.
GV đưa ra kết luận về đặc điểm của rơi tự do
4.Phương án đánh giá
GV: Đánh giá kết quả hoạt động học của HS thông qua các sản phẩm là:
+ Bảng số liệu thí nghiệm về gia tốc rơi tự do.
+ Bài thuyết trình (trình bày miệng) của đại diện các nhóm HS.
Hoạt động 2b. Đưa ra các công thức của sự rơi tự do (20 phút)
*GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV giao nhiệm vụ từ công thức của chuyển động thẳng biến đổi đều rút ra được công thức của sự rơi tự do.
*HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS: Làm việc nhóm
HS ghi kết quả thảo luận vào giấy.
GV: Theo dõi các nhóm để phát hiện các nhóm gặp khó khăn trong quá trình thảo luận, từ đó có sự định hướng, hỗ trợ thích hợp.
*HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp. HS có thể viết kết quả thảo luận lên bảng đen, hoặc lên giấy A1 để thuyết trình, báo cáo.
HS: Thảo luận, trao đổi, góp ý toàn lớp.
(Hoặc có thể tổ chức cho HS trình bày kết quả thảo luận trên giấy khổ lớn, trưng bày sản phẩm dưới dạng phòng tranh, di chuyển xung quanh lớp học để tham quan “các bức tranh”, đưa ra các phản hồi cho các “bức tranh”).
GV chỉnh lí và đưa ra nhận xét về sản phẩm của các nhóm.
4. Phương án đánh giá
GV: Đánh giá kết quả hoạt động học của HS thông qua các sản phẩm là: Bài thuyết trình (trình bày miệng) của đại diện các nhóm HS.
Hoạt động 3. VẬN DỤNG (1 tiết)
1. Mục tiêu
Giải thích được sự khác nhau giữa sự rơi của các vật trong không khí, đưa ra một số hiện tượng rơi trong tự nhiên, tìm hiểu nêu lên một số ứng dụng mở rộng của sự rơi.
Giải được những bài tập
2. Sản phẩm học tập
Kết quả trò chơi, quá trình thực, sự hợp tác của HS
3. Tổ chức hoạt động
3.1 Tìm tòi mở rộng các ứng dụng của sự rơi, sự rơi tự do (20 phút)
* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV: chia lớp thành các nhóm sử dụng KTDH khăn trải bàn cho các nhóm tìm tòi mở rộng các ứng dụng của sự rơi, sự rơi tự do
*HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS (làm việc nhóm): tiến hành thực hiện đưa ra ý kiến cá nhân, và tổng hợp ý kiến nhóm.
GV: Theo dõi quá trình thực hiện các HS gặp khó khăn hỗ trợ phù hợp.
*HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày nhận xét về thực
HS: Đặt câu hỏi, trao đổi, góp ý.
GV: nhận xét, đánh giá
HS: Ghi chép nội dung cần thiết.
3.2 Làm nhanh một số BT củng cố thông qua “Trò chơi tia chớp” (25 phút)
* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV: chia lớp thành các nhóm mỗi nhóm sd một smartphone có mạng đang nhập vào web www.kahoot.it chơi trò chơi trả lời với 10 câu hỏi.
– GV: chuẩn bị các câu hỏi:
Một vật rơi tự do từ độ cao h xuống mặt đất. Công thức tính vận tốc v của vật rơi tự do là:
A. v = 2gh
Chọn đáp án sai.
- Tại một vị trí xác định trên Trái Đất và ở gần mặt đất, các vật đều rơi tự do với cùng một gia tốc g.
- Trong chuyển động nhanh dần đều gia tốc cùng dấu với vận tốc v0.
- Gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều là đại lượng không đổi.
- Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng chậm dần đều.
Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của vật chuyển động rơi tự do?
- Chuyển động theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
- Chuyển động nhanh dần đều.
- Tại một vị trí xác định và ở gần mặt đất, mọi vật rơi tự do như nhau.
- Công thức tính vận tốc v = g.t2
Chuyển động nào dưới đây không thể coi là chuyển động rơi tự do?
- Một viên đá nhỏ được thả rơi từ trên cao xuống mặt đất.
- Một cái lông chim rơi trong ống thuỷ tinh đặt thẳng đứng và đã được hút chân không.
- Một chiếc lá rụng đang rơi từ trên cây xuống đất.
- Một viên bi chì rơi trong ống thuỷ tinh đặt thẳng đứng và đã được hút chân không.
Tại cùng một vị trí xác định trên mặt đất và ở cùng độ cao thì :
- Hai vật rơi với cùng vận tốc.
- Vận tốc của vật nặng lớn hơn vận tốc của vật nhẹ.
- Vận tốc của vật nặng nhỏ hơn vận tốc của vật nhẹ.
- Vận tốc của hai vật không đổi.
Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 4,9 m xuống mặt đất. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s2. Vận tốc của vật khi chạm đất là:
a. v = 9,8 m/s
b. v~9,9 m/s
c. v = 1,0 m/s
d. v~ 9,6 m/s
Một vật nặng rơi từ độ cao 20m xuống mặt đất. Sau bao lâu vật chạm đất? Lấy g = 10 m/s2.
A. t = 1s.
B. t = 2s.
C. t = 3 s.
D. t = 4 s.
Nếu lấy gia tốc rơi tự do là g = 10 m/s2 thì tốc độ trung bình của một vật trong chuyển động rơi tự do từ độ cao 20m xuống tới đất sẽ là :
A.vtb = 15m/s.
B. vtb = 8m/s.
C. vtb=10m/s.
D. vtb = 1m/s.
(còn tiếp)
*HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS (làm việc nhóm): phân chia nhiệm vụ, cùng nhau làm và trả lời trên điện thoại.
GV: tổ chức trò chơi trực tuyến
*HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: công bố kết quả, trao phần thưởng nhỏ cho nhóm chiến thắng.
4. Phương án đánh giá
GV dựa vào quá trình tiến hành thực nghiệm, quá trình hợp tác, hoạt động nhóm.
Điểm số của nhóm qua trò chơi trực tuyến.
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC
1. NỘI DUNG DẠY HỌC CỐT LÕI
2. CÁC HỒ SƠ KHÁC
Các phiếu học tập, rubric đánh giá …