Mẫu kế hoạch cá nhân của giáo viên Tiểu học năm 2022 – 2023 gồm 4 mẫu, giúp thầy cô tham khảo để lên kế hoạch cá nhân giáo viên. Đây chính là mẫu kế hoạch giảng dạy của giáo viên theo từng tuần, từng tháng nhằm đưa ra mục tiêu phấn đấu trong cả năm học mới 2022 – 2023.
Bạn đang đọc: Mẫu kế hoạch cá nhân của giáo viên Tiểu học năm 2022 – 2023
Nội dung trong kế hoạch cá nhân của giáo viên cần trình bày các nội dung như: các nhiệm vụ được phân công, đặc điểm tình hình, các phương hướng, mục tiêu, theo từng chủ điểm, sự kiện trong năm học góp phần giúp công tác dạy và học được thuận lợi đạt kết quả tốt nhất. Vậy dưới đây là 4 mẫu kế hoạch cá nhân của giáo viên 2022, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Kế hoạch cá nhân của giáo viên Tiểu học năm 2022 – 2023
Kế hoạch cá nhân của giáo viên Tiểu học – Mẫu 1
TRƯỜNG ………. TỔ: …………………………… |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ………, ngày…..tháng……năm 20…. |
KẾ HOẠCH CÁ NHÂN
Năm học 20… – 20…
– Căn cứ vào Kế hoạch hoạt động chuyên môn của nhà trường ngày 16 tháng 9 năm 20….
– Căn cứ vào kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn ngày 02 tháng 10 năm 20….
– Căn cứ vào công việc cụ thể của bản thân;
– Tôi xây dựng kế hoạch hoạt động năm học 20… – 20…của mình như sau:
I. SƠ LƯỢC BẢN THÂN
– Họ và tên:……………………………………………… Giới tính: ……….
.- Chức vụ: ……………………………………………………………………
– Sinh ngày:……………………………………………………………………
– Nơi sinh: ……………………………………………………………………
– Trình độ chuyên môn: ………………………………………………………
– Nhiệm vụ giảng dạy: ……………………………………………………….
– Nhiệm vụ kiêm nghiệm: …………………………………………………….
– Thành tích năm học 20…-20….:
II. CÔNG VIỆC ĐƯỢC GIAO TRONG NĂM
– Tổ trưởng chuyên môn
– Dạy ………………………………………………………………………….
III. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
3.1. Thuận lợi
3.1.1. Giáo viên
– Nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc, được BGH quan tâm về mọi mặt.
– Nhà trường đã trang bị kịp thời SGK, SGV và mọi cơ sở vật chất khác để phục vụ cho việc dạy và học.
– Được tham gia tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn.
– Được nhà trường và chính quyền địa phương quan tâm.
– Nhà trường có sự chỉ đạo về chuyên môn, sẵn sàng giải đáp những vướng mắc, tạo điều kiện dự giờ, thăm lớp, rút kinh nghiệm nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.
3.1.2. Học sinh
– Học sinh có nền nếp từ lớp dưới.
– Học sinh chăm ngoan, ham học, sách, vở, dụng cụ học tập tương đối đầy đủ.
– Phụ huynh học sinh nhiệt tình, cùng chung tay góp sức nâng cao chất lượng dạy học.
3.2. Khó khăn
– Đường xá đi lại khó khăn, số học sinh xa trường chiếm 50%
– Nhiều gia đình còn khó khăn về kinh tế, nhiều phụ huynh đi làm ăn xa tại các tỉnh bạn nên việc giúp đỡ con em học hành còn hạn chế.
– Giáo viên ở xa trường, ngoài giảng dạy giáo viên còn phải kiêm nghiệm nhiều công khác.
IV. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, CHỈ TIÊU, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Mục tiêu, nhiệm vụ 1: Nâng cao phẩm chất, đạo đức, lối sống.
1.1. Chỉ tiêu phấn đấu.
– Nhận thức tư tưởng chính trị với trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
– Chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
– Chấp hành quy chế của ngành, quy định của nhà trường, kỷ luật lao động.
– Đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng.
– Trung thực trong công tác; đoàn kết trong quan hệ đồng nghiệp; phục vụ nhân dân và học sinh.
1.2. Biện pháp thực hiện.
– Luôn trau dồi đường lối chính trị của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tuyệt đối trung thành với Đảng. Tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng chính trị.
– Tích cực tham gia phong trào tự học, tự nâng cao kiến thức, viết sáng kiến kinh nghiệm. Thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng đạo đức nhà giáo.
– Thực hiện tốt Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ 2: Phát triển chuyên môn nghiệp vụ.
2.1. Chỉ tiêu phấn đấu.
– Đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường.
– Đạt loại giỏi trong công tác tự bồi dưỡng thường xuyên.
– Đạt Danh hiệu LĐTT
– Ứng dụng CNTT trong dạy học. (2 tiết/ tháng)
2.2. Biện pháp thực hiện.
– Tích cực tự nghiên cứu tài liệu chuyên môn, dự giờ học hỏi đồng nghiệp.
– Vận dụng linh hoạt các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực.
– Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ, trường, những đợt tập huấn do cấp trên cử.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ 3: Nâng cao chất lượng giáo dục môn dạy.
3.1. Chỉ tiêu phấn đấu.
Môn Toán |
Môn Âm nhạc |
TSHS: 50 Về kết quả học tập: HTT: 15/ 50 HT: 35/ 350 Về năng lực, phẩm chất: Đ: 50/ 50 CĐ: 0/50 |
TSHS: 59 Về kết quả học tập: HTT: 35/ 59 HT: 24/ 59 Về năng lực, phẩm chất: Đ: 59/ 59 CĐ 0/59 |
3.2. Biện pháp thực hiện.
– Thực hiện tốt nội dung chương trình, tích cực đổi mới phương pháp giáo dục. Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
– Đẩy mạnh viêc bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn học. Tăng cường chất lượng mũi nhọn, quan tâm phụ đạo cho học sinh yếu kém.
– Xây dựng tốt nền nếp của Hội đồng tự quản học sinh.
– Tiếp tục thực hiện tốt phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục đạo đức, nhân cách học sinh.
– Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường với các đoàn thể, xã hội, giữa giáo viên với học sinh và phụ huynh học sinh.
– Đổi mới nội dung, phương thức đánh giá học sinh phù hợp với các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và rèn luyện phương pháp tự học của học sinh; tăng cường kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn; đa dạng hóa các hình thức học tập.
Đưa các nội dung giáo dục đạo đức, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển đảo; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ môi trường; ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; giáo dục an toàn giao thông,… lồng ghép vào dạy học bộ môn và các hoạt động giáo dục.
4. Mục tiêu, nhiệm vụ 4: Thực hiện có hiệu quả công tác tổ chuyên môn.
4.1. Chỉ tiêu phấn đấu.
4.1.1 Giáo viên
– Đạt GVDG cấp trường: 8/ 9= 89%.
– Đạt GVCNG cấp trường: 5/ 5 = 100 %
– Tham gia thi GVCNG cấp huyện: 01 GV trở lên.
– Bồi dưỡng thường xuyên đạt 100% khá, giỏi trong đó ít nhất 25% đạt loại giỏi.
4.1.2. Học sinh (Tổng số 105; Khuyết tật 4)
– Hoàn thành chương trình cấp tiểu học 9/ 9 = 100%
– Hoàn thành lớp học 101/ 101 = 100%
Trong đó:
Về kết quả học tập: HTT: 31/ 101 = 30,7%
HT: 70/ 101 = 69,3%
Về năng lực, phẩm chất: Đạt: 105/105 =100%
– Tham gia đầy đủ các phong trào của trường, của ngành có chất lượng.
– Nền nếp: Tổ chức sinh hoạt tổ đảm bảo số lần theo quy định.
4.2. Biện pháp thực hiện.
– Xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế, thực hiện có hiệu quả.
– Tổ chức các chuyên đề đổi mới nhằm nâng cao tay nghề cho giáo viên.
– Thực hiện tốt công tác kiểm tra để giúp đỡ giáo viên khắc phục những hạn chế.
V. LỊCH TRÌNH THỰC HIỆN (Theo biểu mẫu gửi kèm)
VI. KẾ HOẠCH PHỤ ĐẠO, BỒI DƯỠNG HỌC SINH
1. Chất lượng học sinh: (Biểu đính kèm)
1. Chỉ tiêu phấn đấu
– Phụ đạo học sinh còn yếu về môn mình dạy.
– Bồi dưỡng học sinh hoc HTT làm mũi nhọn cho các năm tới.
2. Biện pháp thực hiện
Đọc nhiều hơn, viết nhiều hơn, giao các bài khó hơn đối với các HS hoàn thành tốt, bồi dưỡng vào buổi chiều, buổi trưa, giao bài về nhà…….. kiểm tra hàng ngày, cuối mỗi tuần làm 1 bài kiểm tra để theo dõi chất lượng học sinh.
VII. KẾ HOẠCH TỰ BỒI DƯỠNG
1. Chỉ tiêu phấn đấu
– Bồi dưỡng chuyên môn Toán + Tiếng Việt toàn cấp học;
– Bồi dưỡng trình độ ngoại ngữ ( Tiếng Anh);
– Bồi dưỡng rèn chữ viết đẹp.
– Bồi dưỡng Modunle TH 24: Đánh giá kết quả học tập ở tiểu học;
– Bồi dưỡng Modunle TH 34: Công tác chủ nhiệm ở trường Tiểu học;
– Bồi dưỡng Modunle TH 35: Giáo viên chủ nhiệm trog các hoạt động ở trường Tiểu học;
– Bồi dưỡng Modunle TH 37: Những vấn đề chung về tổ chức hooạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
2. Biện pháp thực hiện
2.1. Bồi dưỡng thường xuyên bằng tự học (tự bồi dưỡng) của giáo viên kết hợp với các sinh hoạt tập thể về chuyên môn, nghiệp vụ tại tổ bộ môn của nhà trường, liên trường hoặc cụm trường.
2.2. Bồi dưỡng thường xuyên tập trung nhằm hướng dẫn tự học, thực hành, hệ thống hóa kiến thức, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn những nội dung bồi dưỡng thường xuyên khó đối với giáo viên; đáp ứng nhu cầu của giáo viên trong học tập bồi dưỡng thường xuyên; tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội được trao đổi về chuyên môn, nghiệp vụ và luyện tập kỹ năng.
2.3. Bồi dưỡng thường xuyên theo hình thức học tập từ xa (qua mạng Internet).
2.4. Bồi dưỡng theo hình thức tổ chức chuyên đề, hội thảo, tổ chức lớp bồi dưỡng ngắn hạn cho CBQL và GV tùy theo nội dung bồi dưỡng của bậc học.
4. Kế hoạch cụ thể: (Theo biểu mẫu gửi kèm)
VIII. NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
– Đề nghị BGH, Tổ chuyên môn cần tạo điều kiện thuận lợi để bản thân có thể thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ.
– Cần tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo, góp ý theo chuyên đề, phương pháp giảng dạy, các công tác khác để các giáo viên có cơ hội tiếp xúc, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong công tác.
– Cần tổ chức cho HS tham gia ngoại khóa thường xuyên.
Trên đây là kế hoạch cá nhân của bản thân tôi trong năm học 20…-20…. Có thể thay đổi để phù hợp và sát với kế hoạch hoạt động của cấp trên.
NGƯỜI VIẾT KẾ HOẠCH (Ký và ghi rõ họ tên) |
Kế hoạch cá nhân của giáo viên Tiểu học – Mẫu 2
TRƯỜNG ………………………. TỔ: …………………………… |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ………, ngày…..tháng……năm 20… |
KẾ HOẠCH CÁ NHÂN
Năm học …. – ….
– Căn cứ vào phương hướng, nhiệm vụ năm học 20…– 20… của Trường ……
– Căn cứ vào kế hoạch hoạt động năm học 20…– 20.. của Tổ ……………….;
– Căn cứ vào công việc cụ thể của bản thân;
– Tôi xây dựng kế hoạch hoạt động năm học 20…– 20.. của mình như sau:
I. Sơ lược bản thân
Họ và tên: ……..…… Giới tính: ……
Sinh ngày:………… Nơi sinh: ……..
Hệ đào tạo:…………………………….
Ngành đào tạo: ………………………..
Trình độ chuyên môn: ……………….
Trình độ lý luận: ………………………
Ngày vào ngành:………………………
Nhiệm vụ giảng dạy:…………………
Nhiệm vụ kiêm nhiệm:………………
Thành tích năm học 20…. – 20….:…
………………………………………
………………………………………
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Bối cảnh năm học:
Năm học 20…. – 20…. là năm học tiếp tục triển khai Chương trình hành động của Bộ GDĐT, Chương trình hành động của BCH Đảng bộ tỉnh …………. về thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Thực hiện thường xuyên, hiệu quả các phương pháp, hình thức và kĩ thuật dạy học tích cực; đổi mới nội dung, phương thức đánh giá học sinh phù hợp với các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và rèn luyện phương pháp tự học của học sinh; tăng cường kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn; đa dạng hóa các hình thức học tập, chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học.
2. Công việc của bản thân:
- Phụ trách …………………
– Phụ trách công tác phổ cập giáo dục.
– Giảng dạy lớp…………….
3. Thuận lợi và khó khăn:
a. Thuận lợi:
* Giáo viên:
– Nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc, được BGH quan tâm về mọi mặt.
– Được đào tạo văn bằng …………………..
– Nhà trường đã trang bị kịp thời SGK, SGV và mọi cơ sở vật chất khác để phục vụ cho việc dạy và học.
– Được tham gia tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn.
– Được nhà trường và chính quyền địa phương quan tâm.
– Nhà trường có sự chỉ đạo về chuyên môn, sẵn sàng giải đáp những vướng mắc, tạo điều kiện dự giờ, thăm lớp, rút kinh nghiệm nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.
* Học sinh:
– Có sự quan tâm của phụ huynh, động viên, nhắc nhở các em học tập.
– Sách, vở, dụng cụ học tập tương đối đầy đủ.
b. Khó khăn:
– Trang thiết nhà trường nhiều thiếu thốn nên việc đẩy mạnh ………. cho học sinh khó đạt hiệu quả cao.
– Hệ thống máy tính nhà trường quá ít nên việc thực hiện các tiết dạy thực hành Tin học cho sinh vô cùng vất vả.
– Đa số học sinh gia đình chưa có máy vi tính nên ảnh hưởng nhiều đến việc thực hành Tin học ở nhà.
– Giáo viên ở xa trường, nhân viên phục vụ kiêm nhiệm nhiều công tác nên việc phối hợp làm phổ cập giáo dục còn nhiều bất cập.
III. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, CHỈ TIÊU, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Tư tưởng chính trị
Luôn trau dồi đường lối chính trị của Đảng , pháp luật của Nhà nước , tuyệt đối trung thành với Đảng. Tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng chính trị .
Tích cực tham gia phong trào tự học, tự nâng cao kiến thức, viết sáng kiến kinh nghiệm. Thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng đạo đức nhà giáo.
Thực hiện tốt Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Thực hiện tốt nội dung chương trình, tích cực đổi mới phương pháp giáo dục. Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở tất cả các khối lớp.
Đẩy mạnh việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng giảng dạy. Tăng cường chất lượng mũi nhọn, quan tâm phụ đạo cho học sinh yếu kém.
2. Công tác chuyên môn
Đẩy mạnh hoạt động công nghệ thông tin trong nhà trường. Quản lý và cập nhật tốt, đầy đủ các phần mềm Ban giám hiệu giao phó.
Duy trì và nâng cao tỷ lệ phổ cập giáo dục THCS. Xây dựng và quản lý tốt các loại biên bản, hồ sơ phổ cập.
Tiếp tục coi phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là giải pháp đột phá và lâu dài để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục đạo đức, nhân cách học sinh. Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường với các đoàn thể, xã hội, giữa giáo viên với học sinh và phụ huynh học sinh .
Gắn kết hoạt động cung cấp tri thức với kĩ năng thực hành và vận dụng. Thực hiện tốt mục tiêu giáo dục dạy người thông qua dạy chữ và dạy nghề.
Thực hiện thường xuyên, hiệu quả các phương pháp, hình thức và kĩ thuật dạy học tích cực; đổi mới nội dung, phương thức đánh giá học sinh phù hợp với các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và rèn luyện phương pháp tự học của học sinh; tăng cường kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn; đa dạng hóa các hình thức học tập.
Phối hợp với tổ chuyên môn và các giáo viên dạy Tin học rà soát nội dung chương trình, sách giáo khoa Tin học hiện hành; xây dựng kế hoạch dạy học, phân phối chương trình bộ môn Tin học theo định hướng phát triển năng lực phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện thực tế nhà trường.
Đưa các nội dung giáo dục đạo đức, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; giáo dục pháp luật; giáo dục phòng chống tham nhũng; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển đảo; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ môi trường; đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; giáo dục an toàn giao thông,… lồng ghép vào dạy học bộ môn và các hoạt động giáo dục.
3. Tham gia các phong trào, hội thi trong năm học
a. Nhiệm vụ
……………………………………………………………..
………………………………………………………………
……………………………………………………………..
b) Chỉ tiêu
……………………………………………………………..
………………………………………………………………
……………………………………………………………..
c. Biện pháp thực hiện
……………………………………………………………..
………………………………………………………………
……………………………………………………………..
4. Đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục
a. Nhiệm vụ
……………………………………………………………..
………………………………………………………………
……………………………………………………………..
b. Chỉ tiêu
……………………………………………………………..
………………………………………………………………
……………………………………………………………..
c. Biện pháp thực hiện
……………………………………………………………..
………………………………………………………………
……………………………………………………………..
5. Nề nếp chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ
a. Nhiệm vụ
……………………………………………………………..
………………………………………………………………
……………………………………………………………..
b. Chỉ tiêu:
……………………………………………………………..
………………………………………………………………
……………………………………………………………..
c. Biện pháp thực hiện.
………………………………………………………………..
IV. CÁC CHỈ TIÊU:
1. Danh hiệu cá nhân: Về nhà nước: ………
Về Công đoàn: …………..……………………..
2. Kết quả phân loại GV:………………………
3. Kết quả các lần hội giảng:…………………
4. Kết quả kiểm tra hồ sơ, giáo án:…………
5. Chất lương môn dạy:
Môn |
LỚP |
TSHS |
GIỎI |
KHÁ |
T BÌNH |
YẾU |
||||
SL |
TL |
SL |
TL |
SL |
TL |
SL |
TL |
|||
Học sinh giỏi cấp huyện:…… em. Học sinh giỏi cấp tỉnh:……em.
Lớp chủ nhiệm: Được xếp vị thứ …./12 lớp trong toàn trường.
………………………
>> Tải file để tham khảo trọn bộ 4 mẫu kế hoạch cá nhân của giáo viên Tiểu học