Nghị luận về tác phẩm, đoạn trích là dạng đề thường xuyên xuất hiện trong đề thi HSG, Thi THPT Quốc gia cũng như các kỳ thi trong trường. Chính vì vậy trong bài viết dưới đây Download.vn giới thiệu đến các bạn 4 cách viết mở bài nghị luận xã hội về đoạn trích hay làm đốn tim người đọc.
Bạn đang đọc: Mở bài nghị luận về tác phẩm, đoạn trích
Mở bài nghị luận về tác phẩm, đoạn trích hay cho một bài viết không hề dễ dàng, hay ở đây không chỉ là nội dung thể hiện đủ đúng ý mà mở bài hay còn được thể hiện qua việc sử dụng ngôn từ viết hay. Các bạn ghi nhớ những mở bài này để khỏi bối rối mỗi khi bắt đầu viết mở bài nhé. Ngoài ra các bạn xem thêm: mở bài phân tích nhân vật, cách viết mở bài nghị luận xã hội.
Mở bài nghị luận về tác phẩm, đoạn trích
Cách 1
Thời gian vẫn trôi đi và bốn mùa luôn luân chuyển. Con người chỉ xuất hiện một lần trong đời và cũng chỉ một lần ra đi mãi mãi vào cõi vĩnh hằng. Nhưng những gì là thơ, là văn, là nghệ thuật đích thực thì vẫn còn mãi mãi với thời gian. A của nhà văn/ nhà thơ B là một trong số những tác phẩm nghệ thuật như thế. Đặc biệt là trích đoạn…
Cách 2
Đâu là cầu nối giữa quá khứ và tương lai, đâu là thanh nam châm thu hút mọi thế hệ? Đó chẳng phải là văn học hay sao. Văn học vẫn luôn sống một cuộc đời cao đẹp gắn liền với con người và kết tinh những giọt ngọc của thời đại. Tất cả những giá trị vĩnh cửu đó đã thăng hoa cùng ngòi bút của nhà văn/nhà thơ A để tác phẩm B, đặc biệt là đoạn trích C còn vấn vương trong trái tim biết bao bạn đọc.
Cách 3
Nếu phải tìm bản nhạc hay nhất, có lẽ tôi sẽ chọn văn chương. Bởi chỉ khi đến với văn chương, người nghệ sĩ mới được tự do để trái tim dẫn dắt, được thể hiện quan niệm của chính mình và rồi mang đến cho người đọc biết bao giai điệu cảm xúc với nhiều cung bậc. Và tác giả A đã để tác phẩm B của mình là nốt ngân đầy sáng tạo trong bản hòa tấu của văn học, đặc biệt là đoạn trích…
Cách 4
Kiến trúc có thể được gọi là “vũ khúc của đá”, vũ đạo là “âm nhạc cơ thể”, âm nhạc là “kiến trúc của âm thanh”, hội họa là “khúc biến tấu của màu sắc”; Một tác phẩm văn học có thể coi là bàn yến tiệc của ngôn từ và cảm xúc. Và có một bàn yến tiệc như thế, rất thịnh soạn đầy đủ dư vị của cảm xúc của nhà văn/ nhà thơ.. đã bày sẵn chờ người đọc thưởng thức với tất cả say mê, đó là..