Nêu cảm nghĩ về một chi tiết em thấy ấn tượng nhất trong truyện Con hổ có nghĩa

Nêu cảm nghĩ về một chi tiết em thấy ấn tượng nhất trong truyện Con hổ có nghĩa

Nêu cảm nghĩ về một chi tiết em thấy ấn tượng nhất trong truyện Con hổ có nghĩa là Câu hỏi 6 trang 16 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2.

Bạn đang đọc: Nêu cảm nghĩ về một chi tiết em thấy ấn tượng nhất trong truyện Con hổ có nghĩa

Nêu cảm nghĩ về một chi tiết em thấy ấn tượng nhất trong truyện Con hổ có nghĩa

Nêu cảm nghĩ về một chi tiết em thấy ấn tượng nhất trong truyện Con hổ có nghĩa

Các lời giải giúp các em học sinh củng cố phần Soạn bài Con hổ có nghĩa thuộc sách Kết nối tri thức, tập 2. Hãy cùng theo dõi ngay sau đây.

Đề bài: Nêu cảm nghĩ về một chi tiết em thấy ấn tượng nhất trong truyện.

Nêu cảm nghĩ về một chi tiết ấn tượng nhất trong truyện Con hổ có nghĩa

    Cảm nghĩ về một chi tiết trong Con hổ có nghĩa – Mẫu 1

    Trong truyện Con hổ có nghĩa, tôi ấn tượng với chi tiết nhiều năm sau, khi bác tiều phu qua đời, con hổ đã đến trước mộ của bác đi quanh quan tài vài vòng rồi bỏ đi. Về sau, mỗi dịp đến ngày giỗ của bác tiều phu, con hổ lại đưa hươu, lợn đến để ở ngoài cửa, mấy chục năm liền. Chi tiết này thể hiện tình cảm của con hổ dành cho bác tiều phu, cũng như tấm lòng trọng ân nghĩa, thủy chung của con hổ nói riêng, cũng như loài vật nói chung. Chúng cũng biết trả ơn khi mang ơn, biết sống có tình nghĩa. Đây cũng là lời nhắc nhở dành cho mỗi người.

    Cảm nghĩ về một chi tiết trong Con hổ có nghĩa – Mẫu 2

    Chi tiết em cảm thấy ấn tượng nhất là về con hổ trong câu chuyện bác tiều phu. Khi bác tiều phu mất, còn hổ đến trước mộ, dụi đầu vào quan tài, gầm gừ, gào lớn. Điều đó thể hiện tình cảm của con hổ dành cho bác tiều phu, cũng như tấm lòng trọng ân nghĩa, thủy chung mà đến loài vật cũng có. Đúng là chi tiết nhỏ nhưng làm nên giá trị lớn.

    Cảm nghĩ về một chi tiết trong Con hổ có nghĩa – Mẫu 3

    Trong truyện “Con hổ có nghĩa”, tôi cảm thấy ấn tượng nhất với chi tiết hổ đực tiễn bà ra khỏi rừng sâu nguy hiểm và tặng bà một cục bạc. Nhờ có số bạc này, bà đỡ Trần đã vượt qua một năm mất mùa đói kém. Với chi tiết này, chúng ta có thể thấy được con hổ trong truyện rất trọng tình nghĩa. Nó biết ơn bà đỡ Trần đã giúp đỡ đẻ cho hổ cái, vì vậy đã trả ơn cho bà. Qua đây, chúng ta nhận ra rằng loài vật cũng giống như con người, sống có lòng biết ơn. Đây cũng là lời nhắc nhở cho con người bài học về lòng biết ơn. Chi tiết nhỏ nhưng lại giàu thật giàu ý nghĩa.

    Cảm nghĩ về một chi tiết trong Con hổ có nghĩa – Mẫu 4

    Khi đọc truyện Con hổ có nghĩa, tôi cảm thấy ấn tượng nhất với chi tiết hổ đực cầm tay bà nhìn hổ cái, nhỏ nước mắt. Chi tiết này gợi cho người đọc cảm nhận về con hổ trong truyện cũng giống như con người. Nó cầm tay bà đỡ Trần như muốn cầu xin sự giúp đỡ. Còn giọt nước mắt cho thấy sự thương xót của hổ đực dành cho hổ cái. Cũng nhờ vậy, bà đỡ Trần mới nhận ra và giúp đỡ đẻ cho hổ cái. Có thể thấy rằng đây là một chi tiết thú vị, mang giá trị.

    Tóm tắt truyện Con hổ có nghĩa

    Mẫu số 1

    Một đêm nọ, hổ cái sắp sinh con nhưng lại bị khó sinh. Hổ đực liền chạy đến nhà bà đỡ Trần để nhờ giúp đỡ. Ban đầu, bà đỡ Trần sợ chết khiếp và ngất đi. Khi tỉnh dậy, thấy hổ dùng một chân ôm lấy bà chạy như bay, hễ gặp bụi rậm gai góc thì dùng chân trước rẽ lối chạy vào rừng sâu. Hổ đực luôn bảo vệ bà đỡ Trần khỏi những nguy hiểm trong rừng. Khi đến nơi, bà đỡ Trần nhìn thấy một con hổ cái đang lăn lộn, cào đất; bà cho là hổ định ăn thịt mình thì run sợ không dám nhúc nhích. Lúc sau, hổ đực cầm tay bà nhìn hổ cái, nhỏ nước mắt. Bà nhìn kỹ bụng hổ cái thì thấy động đậy, biết là hổ sắp sinh đẻ. Sẵn có thuốc, bà liền hòa với nước suốt cho uống, lại xoa bóp bụng hổ.

    Người kiếm củi ở huyện Lạng Giang đang bổ củi ở sườn núi thấy dưới thung lũng phía xa, cây cỏ lay động không ngới mới vác búa đến xem. Thấy một con hổ trắng, cúi đầu cào bới đất, nhảy lên vật xuống thỉnh thoảng lấy chân móc họng, mở miệng nhe răng, máu me, nhớt dãi trào ra. Nhìn kỹ thì thấy khúc xương mắc ngang họng. Bác tiều uống rượu say mạnh bạo tiến đến bảo hổ: “Cổ họng người đau lắm đúng không, đừng cắn ta, ta sẽ lấy xương cho”. Hổ nằm xuống, há miệng và nhìn bác tiều cầu cứu. Bác tiều thò tay vào lấy xương khỏi cổ họng.

    Mẫu số 2

    Huyện Đông Triều có bà đỡ Trần. Một đêm, bà nghe tiếng gõ cửa, mở cửa nhìn ra không thấy ai. Đột nhiên, một con hổ lao tới cõng bà đi. Ban đầu, bà rất sợ hãi. Khi tới nơi, hổ đực cầm tay bà và nhìn hổ cái, nhỏ nước mắt. Đoán hổ cái sắp sinh, bà liền giúp đỡ. Xong, hổ đực tặng bà một cục bạc và tiễn bà về nhà. Năm ấy mất mùa đói kém, bà nhờ số bạc mà sống được.

    Huyện Lạng Giang có người tiều phu đang kiếm củi ở chân núi. Từ xa thấy cây cỏ lay động không ngớt mới vác búa đến xem. Thì ra một con hổ trắng đang bị mắc xương, bác liền giúp nó gỡ chiếc xương ra giúp hổ. Hôm sau, bác tiều thức dậy đi ra cửa thì thấy một con nai chết nằm ở đó. Khi bác tiều phu mất, con hổ ngày nào bỗng xuất hiện trước mộ nhảy nhót. Mọi người bỏ chạy. Từ xa họ nhìn thấy con hổ dụi đầu vào quan tài, gầm lên, chạy vài vòng quanh quan tài rồi đi.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *