Hôm nay, Download.vn xin giới thiệu đến cho các bạn học sinh một số bài văn mẫu lớp 12: Nghị luận về câu nói Hạnh phúc là đấu tranh.
Bạn đang đọc: Nghị luận về câu nói Hạnh phúc là đấu tranh (5 mẫu)
Đây là tài liệu vô cùng hữu ích giúp cho có thêm cách viết văn nghị luận xã hội lớp 12, cũng như chuẩn bị hành trang để bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia sắp tới. Sau đây chúng tôi xin mời tất cả các bạn cùng tham khảo 5 bài văn mẫu nghị luận về câu nói Hạnh phúc là đấu tranh.
Bài văn mẫu lớp 12: Nghị luận về câu nói Hạnh phúc là đấu tranh
Nghị luận về câu nói Hạnh phúc là đấu tranh – Mẫu 1
Có ai đó đã nói rằng: “Khi lâm vào cảnh bất hạnh, con người nên nghĩ đến hạnh phúc và phấn đấu cho hạnh phúc. Khi ấy họ sẽ thoát khỏi cảnh bất hạnh và sẽ đạt được hạnh phúc”. Cuộc đời đâu phải lúc nào ta cũng cảm thấy hạnh phúc, có những lúc chỉ muốn kết thúc cuộc đời cho đỡ chán. Nhưng ta có nên làm như vậy không? Cuộc đời đâu phải lúc nào cũng trải đầy hoa hồng cho chúng ta đi, nếu không phấn đấu vượt qua khó khăn ta sẽ chẳng thấy hạnh phúc, cuộc đời dường như vô nghĩa nếu như không có những trải nghiệm khắc nghiệt, ta sẽ chẳng biết mình là ai và mình đang làm gì cho thế giới này? Vậy đáy bánh xe vận mệnh quay mãi không dừng và đôi khi có cả tàn nhẫn. Ta ở trong vòng quay của cuộc đời và định mệnh, lúc đó đấu tranh là yếu tố rất cần thiết cho sự vươn lên để tìm thấy hạnh phúc của mình. Đó cũng chính là ý của C.Mác được thể hiện rõ trong câu nói: “ Hạnh phúc là đấu tranh”.
Trước hết ta phải hiểu được “ hạnh phúc” là gì? Vậy hạnh phúc có phải là thỏa mãn những ước muốn của bản thân, đạt được kết quả như mình mong muốn, hay hạnh phúc là được người khác yêu thương,.. hạnh phúc là một khái niệm rất trừu tượng. Nếu bạn hỏi hạnh phúc là gì? Mỗi người sẽ có đáp án trả lời khác nhau. Hạnh phúc đến và đi rất nhanh đôi khi con người còn chưa kịp cảm nhận. Con người luôn luôn lúc nào cũng muốn được hạnh phúc. Hạnh phúc ở mỗi người là khác nhau, mọi người tìm kiếm hạnh phúc theo các con đường riêng của mình. Còn “ đấu tranh” là gì? Đấu tranh chính là dũng cảm mạnh mẽ vượt qua sự yếu đuối của bản thân, dám đương đầu với thử thách để vươn tới một tương lai tươi sáng. Khó khăn là điều tất yếu không thể tránh khỏi trong cuộc sống. Vì vậy cách tốt nhất để vượt qua, đi xuyên qua nó. Có những lúc sẽ bị khó khăn đẩy lùi nhưng nếu gục ngã là bạn đã thất bại, nhưng nếu bạn vẫn tiếp tục kiên trì tới cùng thì bạn sẽ có được thành công như mình mong muốn. Để kiên trì đến lúc thành công bạn cần một yếu tố hết sức quan trọng nữa là bạn phải đứng lên từ thất bại và tiếp tục tiến bước để “ đấu tranh” giành lấy thành công. Đó chính là hạnh phúc khi đấu tranh.
Vậy ý của cả câu nói này là con người cần đấu tranh vượt qua tất cả mọi khó khăn để có được hạnh phúc. Và hạnh phúc chỉ trở thành hiện thực khi con người đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu, kìm hãm sự phát triển của xã hội. Câu nói của C.Mác cũng có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Sở dĩ Mác cho rằng hạnh phúc là đấu tranh vì lịch sử phát triển của loài người luôn luôn vận động và phát triển không ngừng theo hướng tiến lên và ngày càng hoàn thiện hơn. Lịch sử xã hội loài người là lịch sử đấu tranh giai cấp, các giai cấp mâu thuẫn với nhau đối lập nhau mà chủ yếu là xuất phát từ mâu thuẫn về mặt lợi ích kinh tế. Các cuộc đấu tranh này suy cho cùng cũng mang mục đích muốn xã hội tốt đẹp hơn và mang lại cho đa số người dân trong xã hội. Đấu tranh để xã hội ngày càng phát triển hơn hoàn thiện hơn những cái lạc hậu không tốt sẽ được thay thế bởi cái mới tốt hơn hoàn thiện hơn. Và khi cuộc sống tốt đẹp hơn cũng đồng nghĩa với việc người dân cảm thấy hạnh phúc. Còn khi con người đấu tranh với tự nhiên chống lại các hiện tượng tự nhiên như bão, lũ lụt, hạn hán… để khắc phục những hiện tượng khắc nghiệt đó và biến những hiện tượng ấy phục vụ lợi ích của con người thì khi ấy con người cảm thấy hạnh phúc. Đồng nghĩa với việc con người cảm thấy hạnh phúc thì con người cần phải đấu tranh, nhưng trước khi đấu tranh chống lại các hiện tượng sự vật trong xã hội trước hết con người cần phải đấu tranh chống lại những cái không tốt của mỗi bản thân con người. Chúng ta cần hoàn thiện bản thân của mình trước sau đó thì mới có thể đấu tranh với xã hội.
Câu nói của C.Mác là dựa trên quy luật đấu tranh và thống nhất giữa các mặt đối lập nguyên lý phát triển, trong triết học thì đấu tranh là một sự chuyển hóa bắt nguồn từ mâu thuẫn, sự vận động cũng là một mâu thuẫn: khi cái mới ra đời tất nhiên cái cũ sẽ bị thay thế. Trong mỗi người chúng ta luôn có 2 yếu tố mâu thuẫn bên trong là tình cảm và lý trí. Hai yếu tố này luôn xảy ra song song nhau đấu tranh với nhau mới có thể đi đến quyết định sẽ nghe theo tình cảm hay lý trí. Ví dụ như: sắp đến ngày thi cuối kì rồi nhưng cũng là ngày bố mẹ sắp đi ăn cỗ ở tận Vịnh Hạ Long muốn dẫn bạn đi theo cùng và tiện thể đi du lịch gia đình luôn. Vậy bạn sẽ phải đấu tranh trong bản thân có nên đi hay không, nếu ở nhà học tập chăm chỉ chắc chắn kì thi sắp tới bạn sẽ làm tốt nhưng đồng nghĩa với việc ở nhà là bạn đã bỏ qua cơ hội đi du lịch cùng bố mẹ, nhưng nếu bạn đi thì bạn không thể ở nhà và ôn bài chuẩn bị cho kì kiểm tra cuối kì sắp tới nguy cơ bị điểm thấp sẽ là rất cao. Vậy là bạn sẽ phải đấu tranh giữa việc đi và ở nhà. Nếu bạn được điểm cao trong kì thi sắp tới bố mẹ sẽ rất vui và tự hào về bạn và nhất là bạn hài lòng mà kết quả mình đạt được. Nếu ta quyết định cố gắng cứng rắn bỏ qua việc đi chơi thì ta sẽ chạm tới cái đích là học tập đạt được kết quả cao. Vậy việc đấu tranh đó là có hiệu quả, ta đạt được thành công mà nếu thành công tất nhiên ta sẽ cảm thấy hạnh phúc.
Vậy câu nói mà C.Mác đã trả lời cô con gái của mình: “Hạnh phúc là đấu tranh” là hoàn toàn đúng. Hạnh phúc là khi ta đấu tranh, có khi đấu tranh bị thất bại nhưng nó đã giúp ta rút kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh sau này. Hãy cố gắng hết sức để ta có thể giành thắng lợi ở ngay cuộc đấu tranh đầu tiên niềm hạnh phúc sẽ được nhân đôi. Hạnh phúc đôi khi thật giản đơn, chỉ là một món quà nhỏ hay chỉ là một câu nói, nhưng đôi khi lại thật lớn lao. Không ai hiểu được mỗi người chúng ta cảm nhận được hạnh phúc như thế nào? Nhưng có một điều khi ta hạnh phúc nhất là khi dân tộc ta đã được giải phóng, là một quốc gia hoàn toàn độc lập. Chỉ khi đất nước hoàn toàn độc lập con người mới có thể nghĩ đến những điều hạnh phúc cho riêng mình.
Qua đó ta cần áp dụng câu nói của C.Mác vào đời sống thực tiễn. Hiện đang là sinh viên em cần cố gắng học tập thật tốt áp dụng thật tốt những kiến thức của mình cho xã hội, cống hiến một phần sức lực để đất nước ngày càng giàu mạnh và khi đấu tranh ta có thể đấu tranh bằng các hình thức khoa học nhất.
Nghị luận về câu nói Hạnh phúc là đấu tranh – Mẫu 2
Hạnh phúc, một cảm nhận sâu lắng nhất của cả trái tim và lý trí. Rất bình yên bởi nó giản dị chân thành, rất vĩ đại bởi chính bản thân giá trị của Hạnh phúc.
Từ nhỏ bạn có làm bài văn giải thích câu nói:”Hạnh phúc là đấu tranh” không? Tôi đã tốn rất nhiều suy nghĩ khi đó mà bài văn cũng chẳng được điểm cao! Đến khi trải nghiệm cuộc đời, tôi mới thấm thía, Hạnh phúc là đấu tranh. Mà đấu tranh để chiến thắng được chính bản thân mình là cuộc đấu tranh khó khăn nhất để dành được một hạnh phúc trọn vẹn nhất.
Trong cuộc sống, ai cũng đã từng nói mình được hạnh phúc. Có người bảo hạnh phúc là khi ta có được những gì mình ao ước, những gì mình mong muốn và những gì mình thích. Nhưng cũng có những người nói hạnh phúc là khi ta đau khổ chờ đợi một điều gì, chờ đợi điều gì là hạnh phúc, điều gì mang đến cho ta hạnh phúc. Nhưng có người lại nói: “Hạnh phúc là khi ta có một việc gì đó để làm, có một người để yêu, có một điều gì đó để hy vọng, một điều gì đó để ước mơ…”.. Nhưng đâu ai hiểu rằng:” Hạnh phúc là gì? và “Hạnh phúc là đấu tranh” như c. Mác đã từng nói với con gái của mình.
Vậy Hạnh phúc là gì?
Câu hỏi này quả thật khó trả lời.. Mới đầu nghe thì thật đơn giản nhưng khi ta trả lời thì nó lại quá mông lung và thật khó định hình, bởi lẽ hạnh phúc với mỗi người là khác nhau và ít ai có thể định nghĩa chính xác được hạnh phúc. Theo từ điển nói thì Hạnh phúc có nghĩa là sự sung sướng đầy đủ. Đối với nhiều người, hạnh phúc là thứ gì cao xa khó đạt tới. Không chỉ những người bị khiếm khuyết một phương diện nào đó trong cuộc sống nên cảm thấy mình bất hạnh, ngay cả nhiều người có cuộc sống tương đối vẹn toàn: nhà cao cửa rộng, tiền bạc dư dả… cũng không thấy hạnh phúc vì họ còn mong có thêm và thêm nữa. Ngược lại có nhiều người hạnh phúc đối với họ rất đơn sơ. Với nhiều người lắm lúc hạnh phúc lớn lao như vừa đạt được một điều gì đó rất lớn trong cuộc sống nhưng có lúc hạnh phúc rất đỗi bình dị… như một tách trà ấm giữa đêm đông giá lạnh hay một bàn tay nhẹ lau giùm những giọt nước mắt đang lăn dài trên má. Hạnh phúc là vậy, đến bất ngờ và ra đi cũng thật nhanh chóng khiến cho người ta luôn có cảm giác hụt hẫng đến rồi cái phút giây hạnh phúc ngắn ngủi đó trở thành một kỉ niệm thật khó quên…có những khi hạnh phúc đến bất chợt, không biết trước mà khi ta kịp nhận ra thì ta đã là “người hạnh phúc” rồi.
Hạnh phúc mang đến cho người có nó cái cảm giác lâng lâng khó tả, nghẹn ngào không thốt nổi nên lời, không một ngôn từ hay bút mực nào có thể tả được, nó để lại trong lòng “chủ nhân” một ấn tượng khó phai. Nó có thể xoa dịu cả những nỗi đau tột cùng nhất nhưng thường chỉ mang tính ngắn ngủi không gian và thời gian. Nhưng có khi hạnh phúc lại là được tìm tòi, và cố gắng để có được nó. Riêng với tôi, hạnh phúc là khi bé được mẹ cho quà, khi lớn lên được cắp sách tới trường,và là được dạo bước trên con phố nhỏ ngắm nhìn từng hạt mưa rồi để rồi chờ đợi một điều gì mong manh, sâu thẳm, là khi ta mỉm cười nằm xuống ta thanh thản với những gì mình có được, là khi ta đi xa, ta nhận được thư từ bè bạn và người thân, là khi ta cô đơn ta chẳng riêng lẻ một mình, là khi ta có niềm tin vươn tới những ước mơ, những gì mình đặt ra, những hoài bão của tuổi trẻ. Hạnh phúc thật là mong manh nhưng cũng là vô tận.
Bạn đã bao giờ nhìn thấy hình ảnh những cụ già trong viện dưỡng lão. Họ hạnh phúc biết bao khi có người đến trò chuyện cùng mình. Là những em nhỏ, ánh mắt ngời lên vì hạnh phúc khi nhận được quà bánh. Với mỗi người nghèo, hạnh phúc của họ là có đủ tiền để chi trả cho ngày hôm nay và không phải lo nghĩ ngày mãi sẽ ra sao. Hay hạnh phúc là những người thân xa nhau giờ được gặp lại như chương trình “ Như Chưa Hề có – Cuộc Chia ly” đã từng đưa. Qua chương trình ấy ta cảm nhận được niềm hạnh phúc, nỗi vui mừng và cả những giọt nước mắt xúc động đến nghẹn ngào của họ.
Hạnh phúc đôi khi thật đơn giản, là những gì ta đã nắm giữ trong tay, những gì ta đã mong muốn và có được.
Hạnh phúc là thế, còn đấu tranh là gì? Tại sao ta lại phải đấu tranh cho hạnh phúc?
Theo đúng nghĩa của từ điển thì nói rằng đấu tranh là sự chống lại để bảo vệ hoặc giành lấy một thứ mà mình mong muốn.
Vậy tại sao ta phải đấu tranh cho hạnh phúc?
Ta phải đấu tranh cho hạnh phúc vì sao ư?
Bởi từ khi ta sinh ra, con người đã bị sắp sẵn vào những hoàn cảnh khác nhau mà mình không hề mong muốn. Có người thì giàu, có người nghèo, có người thì ốm đau, có người mạnh khoẻ…. Tất cả dường như là sự an bài của Thượng đế, dù muốn dù không ta vẫn phải chịu mặc dù ta có ước mơ, hoài bão. Tuy nhiên, con người là người chứ không phải cỏ cây hay vật vô tri vô giác để rồi khuất phục sự an bài đó. Chính vì vậy con người dám dấn thân đấu tranh để mong muốn đạt tới ước mơ của mình là con người hạnh phúc. Vì sao? Sao lại nói họ là người hạnh phúc?
Vì chúng ta đã không phải là thực vật, chúng ta đã không cúi đầu chấp nhận hoàn cảnh, chúng ta đã dám đấu tranh cải tạo cái hoàn cảnh éo le của mình, chúng ta mong muốn vươn lên, mong muốn sống tốt. Trong mỗi chúng ta đều có một người anh hùng đấu tranh, có điều chúng ta có chịu lắng nghe, có dám hành động theo người anh hùng đó không mà thôi! Khi ta nghe theo người anh hùng ấy mà dám vươn tới cái mong muốn, cái hoài bão của mình để rồi ‘đạt được hạnh phúc ấy, khi đó thì ta là người hạnh phúc.
Có người bảo, đấu tranh mà không thành công, thất bại còn đắng cay hơn không đấu tranh, nên cúi đầu sống âm thầm, bản thân an lành là quan trọng, nhà của mình an lành là quan trọng, của cải của mình an lành là quan trọng…Có câu nói “Hãy sợ những kẻ dửng dưng lãnh đạm, họ không giết anh, không phán anh nhưng chính là nhờ sự im lặng đồng tình của họ mà trên trái đất này mới còn chuyện giết người và phản bội”. Nếu như ngày xưa đất nước chúng ta không vùng nên đấu tranh giành lại hoà bình để mọi người được sống trong hạnh phúc thì sao giờ đây chúng ta lại có cuộc sống tốt như thế này? Nếu những người lính không đấu tranh vì hạnh phúc của gia đình mình, đất nước ta giờ phút này liệu có yên bình hay không?’
Hạnh phúc là đấu tranh và nó cũng mang lại một hạnh phúc trọn vẹn, nhưng nếu bạn cứ gắn hạnh phúc của bạn với đấu tranh, hoặc nghĩ chỉ có đấu tranh mới mang lại hạnh phúc cho bạn thì sẽ mệt mỏi đấy, bởi nếu nghĩ vậy, bỗng dưng bạn tự mang cho mình một gánh nặng. Mình nghĩ bạn có thể nhìn vào một khía cạnh nhỏ hơn, những gì xung quanh bạn, nơi bạn có thể tìm ra những hạnh phúc dù rất nhỏ nhưng thật đáng nhớ và ý nghĩa, những điều đó không cần phải đấu tranh, hoặc chưa cần phải đấu tranh, chỉ là liệu bạn có hài lòng với nó không mà thôi, chúng ta có thể nhận cái hạnh phúc nhỏ để dần hướng tới cái hạnh phúc lớn hơn đúng không, đừng mải đấu tranh tìm kiếm một hạnh phúc lớn lao mà lại bỏ qua những hạnh phúc rất nhỏ bé, giản dị ngay bên cạnh.
Hãy hạnh phúc ngay bây giờ! Chúng ta luôn tự thuyết phục mình rằng cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn sau khi: kết hôn có con, có công việc ổn định và có một ngôi nhà mới. Sau đó, chúng ta lại thất vọng khi những đứa con chậm lớn còn mình thì không đạt được những điều từng mong muôn.
Sự thật thì: thời gian tốt nhất để tận hưởng hạnh phúc chính là hiện tại chứ không phải tương lai! Bởi nếu không phải hiện tại thì khi nào?…
Cuộc sống của bạn luôn luôn đầy ắp những thách thức. Bạn phải thừa nhận điều này và từ đó chuẩn bị cho mình một cuộc sống hạnh phúc.
Nghị luận về câu nói Hạnh phúc là đấu tranh – Mẫu 3
Hạnh phúc luôn là điều mà mỗi con người trong cuộc sống này muốn hướng đến và có được. Theo C.Mác “Hạnh phúc là đấu tranh”, tức là con người ta cần biết hành động vì hạnh phúc của chính mình.
Vậy thì “hạnh phúc là gì”? Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, mãn nguyện khi đạt được một thành quả, một kết quả như mong muốn. Còn “đấu tranh” là bằng cả thể chất lẫn tinh thần, luôn phấn đấu để đạt được hoặc lưu giữ một điều gì đó. Như vậy, qua câu nói trên, C.Mác đã quan niệm, để đạt được hạnh phúc mà mình mong đợi, mỗi người cần biết tự nỗ lực giành lấy, quyết tâm đấu tran vì chính hạnh phúc, niềm vui của mình thay vì chỉ yên bình và chờ đợi nó.
Quan niệm của C.Mác có thể nói là hoàn toàn đúng đắn và giàu triết lý. Tại sao con người ta cần đấu tranh vì hạnh phúc? Trước hết, cần phải hiểu, trong cuộc sống này, không ai là không khát cầu niềm hạnh phúc. Nó đôi khi cũng thật đơn giản : đạt được điểm cao trong bài kiểm tra, mua được một chiếc xe mới, nhận được lời khen từ người khác, được yêu thương, trân trọng,…đó cũng là hạnh phúc. Hạnh phúc khiến cho con người ta có niềm động lực để thực hiện mọi việc, yêu đời, khát sống hơn, cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa, có giá trị. Hạnh phúc có thể là từ những yếu tố khách quan đem lại cho ta nhưng đôi khi cũng xuất phát từ chính bản thân mình, nhưng dù là đối tượng nào thì cần phải hiểu rằng, hạnh phúc cũng chỉ đơn thuần là một trạng thái cảm xúc, nó chợt đến, rồi cũng dần nhạt nhòa và biến mất lúc nào ta không hay.
Do đó,“hạnh phúc là cần biết đấu tranh. Không có gì trong cuộc sống này là vĩnh cửu, tồn tại mãi với thời gian, ở bên cạnh ta vĩnh viễn. Hạnh phúc cũng vậy, do đó, muốn có được nó, con người ta phải không ngừng chiến đấu, bảo vệ, giữ gìn chính niềm hạnh phúc của mình. Nếu chỉ ngồi chờ đợi, hoặc sống mãi trong niềm hạnh phúc trước đó thì một lúc nào đấy, hạnh phúc ấy cũng sẽ nhạt nhòa, và niềm hạnh phúc khác cũng chẳng cất cao đôi cánh mà tìm đến ta. vforum.vn Ở một khía cạnh khác, có những người sinh ra đã không may mắn như bao người khác, có những khiếm khuyết về cơ thể, sống trong hoàn cảnh thiếu thốn, nghèo khó. Do đó, nếu họ chỉ biết đầu hàng số phận, không biết vươn lên, tìm kiếm cơ hội để thay đổi cuộc đời, hay chính là đầu tranh cho hạnh phúc của chính mình, họ vĩnh viễn sẽ mãi sống trong cái vỏ bọc khổ sở của riêng mình, cúi đầu chấp nhận số phận một cách bất lực và bỏ đi biết bao cơ hội.
Khi ta biết đấu tranh vì hạnh phúc, kết quả mà ta nhận được sẽ trở nên trọn vẹn hơn, chính con người cũng sẽ tự rèn luyện được cho mình những kỹ năng, phẩm chất tốt đẹp, hữu ích cho cuộc sống, đặc biệt nhất là bản lĩnh. Khi ta quyết tâm đạt băng được một điều gì đó và hết mình vì mục tiêu ấy , thành quả đạt được sẽ khiến ta thỏa mãn hơn cả, và hạnh phúc cũng vậy. Mỗi người chúng ta cần biết vươn lên trong cuộc sống dù là ở bất kỳ hoàn cảnh nào đi chăng nữa, không bao giờ chịu đầu hàng số phận, luôn hết mình trong mọi công việc, mọi mục tiêu, không nản chí , sợ hãi, từ đó ta sẽ dần đạt được điều mà mình mong muốn hay chính là niềm hạnh phúc của bản thân mình.
Cuộc đời là một bánh xe quay không ngừng và hạnh phúc chính là động lực để con người ta tiếp tục chạy theo dòng quay của bánh xe ấy. Mà để có được hạnh phúc, cần biết đấu tranh, khi nào con người ta ngừng đấu tranh vì chính mình, khi ấy, vòng quay bánh xe kia cũng sẽ buộc phải ngừng lại. Triết lý của C.Mác dù là trong bất kỳ thời địa nào vẫn vẹn nguyên giá trị sâu sắc.
Nghị luận về câu nói Hạnh phúc là đấu tranh – Mẫu 4
Cuộc sống của mỗi con người chúng ta ai cũng có lúc cảm thấy hạnh phúc, có lúc gặp khó khăn, khiến cho con người cảm thấy chán nản, muốn buông xuôi tất cả. Cuộc sống không phải lúc nào cũng trải hoa hồng để chúng ta đi tới thành công mà phải phấn đấu vượt qua những khó khăn thử thách thì mới có thể gặt hái được thành công.
Cuộc đời sẽ thật vô nghĩa nếu như không được trải nghiệm những khó khăn thử thách, ta sẽ có khả năng để trưởng thành và vững chắc hơn.
Để hạnh phúc đôi khi con người phải trả giá và phải đấu tranh thì mới có thể gặt hái được thành công. Ta ở trong vòng quay của cuộc đời và định mệnh lúc đó sự đấu tranh là điều duy nhất để có thể đạt được hạnh phúc.
Như cuộc cách mạng tháng mười Nga, chính vì chúng ta kiên cường đi theo con đường của mình vùng lên đấu tranh, kiên cường không ngại khó khăn gian khổ suốt ba mươi năm đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhờ sự kiên cường đó chúng ta đã giành được độc lập cho dân tộc. Người dân nước ta thoát kiếp nô lệ lầm than.
Đây cũng chính là ý nghĩa của câu nói mà C. Mác đã thể hiện trong suy nghĩ của mình “Hạnh phúc là đấu tranh”. Điều đó có ý nghĩa rằng muốn có được hạnh phúc cần phải kiên cường, ý chí, vươn lên trong cuộc sống thì mới có được hạnh phúc, không có gì tự dưng thành công.
Trước hết chúng ta cần phải hiểu được rằng hạnh phúc là gì? Hạnh phúc chính là sự hài lòng trong tâm hồn khi chúng ta có thể thỏa mãn được những ước nguyện của bản thân, khi chúng ta đạt được ước mơ mong muốn của mình thì chúng ta sẽ cảm thấy hạnh phúc.
Hạnh phúc với mỗi người là sự khác nhau có người hạnh phúc đôi khi vô cùng giản dị chỉ là một bữa cơm đầm ấm hạnh phúc, quây quần bên người thân. Hạnh phúc với người kia có thể là sự thành đạt đứng trên đỉnh vinh quang có tiền tài địa vị. Có người hạnh phúc chỉ là nhìn thấy những người thân xung quanh mình hạnh phúc.
Con người khác nhau nên hạnh phúc của mỗi người khác nhau là việc dễ hiểu, còn sự đấu tranh chính là sự vượt qua sự yếu đuối thử thách của mình, thử thách vươn thoát khỏi những khó khăn, để đạt được hạnh phúc.
Những khó khăn trong cuộc sống là những điều tất yếu không thể nào không xảy ra trong cuộc sống. Vì vậy cách tốt nhất là chúng ta vượt qua những khó khăn, thử thách, vượt qua nó.
Nếu chúng ta không kiên cường thì những khó khăn thử thách sẽ bị đẩy lùi, bạn sẽ vươn lên đấu tranh mạnh mẽ kiên cường hơn, từ đó chúng ta có thể thành công và trở nên kiên cường hơn trong cuộc sống.
Trong lịch sử phát triển của loài người chúng ta đã vượt qua những cuộc đấu tranh giai cấp dù mâu thuẫn với nhau nhưng vẫn xuất phát chủ yếu từ mặt lợi ích kinh tế chính trị. Giai cấp đấu công nhân và nông dân đã vùng lên đấu tranh kiên cường để đòi quyền hạnh phúc của mình.
Chính những cuộc đấu tranh này thể hiện mục đích tốt đẹp muốn xã hội mang tới mục đích xã hội mang lại cho người dân một cuộc sống mới thể hiện sự phát triển của xã hội.
Câu nói của nhà triết học Các mác là cơ sở dựa trên quy luật đấu tranh thống nhất giữa mặt đối lập nguyên lý vô cùng phát triển trong cuộc sống và trong quy luật vận động của loài người. Câu nói “Hạnh phúc là phải đấu tranh” là hoàn toàn đúng đắn thể hiện một quan niệm sống một triết lý sâu sắc, hạnh phúc muốn có được thì cần phải đấu tranh để có được hạnh phúc. Hạnh phúc là quá trình miệt mài của con người.
Nghị luận về câu nói Hạnh phúc là đấu tranh – Mẫu 5
Thanh niên chúng ta ai cũng khao khát một cuộc sống hạnh phúc nhưng hạnh phúc là gì? Hiểu hạnh phúc như thế nào cho đúng? Điều băn khoăn của chúng ta cũng là điều băn khoăn của con gái Mác. Con gái Mác đã có lần hỏi cha cua mình rằng: “Cha hiểu hạnh phúc là gì?” Các Mác vị lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân thế giới, suốt đời mình đấu tranh cho quyền lợi của giai cấp vô sản, đã trả lời con gái: “Hạnh phúc là đấu tranh”. Câu nói ngắn gọn của Mác đã giúp chúng ta hiểu đúng đắn về hạnh phúc.
Mỗi người sẽ có một quan niệm khác nhau về hạnh phúc. Mỗi xã hội, mỗi giai cấp quan niệm về hạnh phúc cũng không giống nhau. Đối với giai cấp bóc lột, hạnh phúc của chúng là tiền tài, địa vị, hạnh phúc của chúng được đánh đổi bằng máu và nước mắt của những người dân lương thiện. Tiếng cười của Nghị Quế, Bá Kiến… sau khi đẩy được người dân lương thiện vào con đường bần cùng hoá và lưu manh hoá mãi mãi ám ảnh ta. Hình ảnh chị Dậu phải bán con, bán chó… trong sự hạnh phúc vì mua được món hàng giá rẻ của bà Nghị làm lòng ta nhói đau. Hình ảnh Chí Phèo để tuột mất hạnh phúc với thị Nở để lại cho ta bao băn khoăn suy nghĩ. Từ một chàng trai khoẻ mạnh, hiền lành, có lòng tự trọng, Chí đã biến thành con quỷ dữ, Chí mất tất cả, quyền được làm người và quyền được hạnh phúc trong cơn phẫn uất. Chí đã đâm chết Bá Kiến và tự kết liễu đời mình. Bi kịch của Chí cũng chính là bi kịch trên con đường đấu tranh tìm hạnh phúc của những người thấp cổ bé họng trong xã hội cá lớn nuốt cá bé, xã hội của những kẻ chỉ thích ngồi mát ăn bát vàng sẵn sàng dẫm đạp lên tất cả miễn là chúng được hạnh phúc.
“Hạnh phúc là đấu tranh”, điều Mác trả lời con gái vô cùng giản dị nhưng đó là một chân lý. Đúng vậy, những người sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội. Với họ: Hạnh phúc của một người là làm cho nhiều người hạnh phúc, họ tìm thấy hạnh phúc trong đấu tranh, đấu tranh gạt bỏ những trở ngại để con người thực hiện ý nghĩa cao đẹp của đời mình. Đấu tranh với thiên nhiên, với xã hội, với chính bản thân để loại bỏ cái ác, cái xấu, cái lạc hậu phát triển cái tốt, cái tiến bộ. Qua đấu tranh, con người sẽ trưởng thành và đặc biệt họ sẽ tìm được ý nghĩa cuộc đời, niềm vui cuộc sống khi họ đưa lại được hạnh phúc cho nhiều người.
Chính vì lẽ đó, họ đã không ngại ngần khi tham gia cách mạng đã tự xác định:
“Đời cách mạng từ khi tôi đã hiểu
Dấn thân vô là chịu tù đày
Là gươm kề tận cổ, súng kề tai
Là thân sống chỉ coi còn một nửa”.
(Trăng trối – Tố Hữu)
Những người chiến sĩ cách mạng đó đã sống, đã chiến đấu, máu họ đã đổ xuống để bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc, sự hy sinh của họ đã đưa lại hạnh phúc cho chúng ta, đưa lại nụ cười, sự bình yên cho mỗi mái nhà.
Hạnh phúc là đấu tranh, đấu tranh để có được hạnh phúc là một chặng đường không đơn giản. Hạnh phúc không tự đến, muốn có hạnh phúc, mỗi cá nhân phải tự đấu tranh với bản thân mình, đấu tranh với những vật cản, những trở ngại trong cuộc sống, trong xã hội. Là một thanh niên thời đại mới, chúng ta không thể quan niệm:
“Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp
Một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn”
(Người đi tìm hình của nước – Chế Lan Viên)
Cũng không thể cho rằng: hạnh phúc là được vui chơi thỏa thích, hạnh phúc là tìm được cảm giác mạnh trong các trò chơi mạo hiểm, hạnh phúc là quay cuồng trong rượu mạnh, thuốc lắc và những điệu nhảy điên loạn. Nếu quan niệm, hạnh phúc chỉ bó hẹp trong thú vui cá nhân, trong sự thỏa mãn những dục vọng thấp hèn thì cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do, hạnh phúc của bao thế hệ cha anh sẽ trở nên vô nghĩa. Thế hệ thanh niên 8X, 9X hãy đấu tranh với những tệ nạn tiêu cực, đấu tranh những lực cản của xã hội, đấu tranh với chính bản thân, để tìm được hạnh phúc cho mình và đưa lại hạnh phúc cho mọi người.
“Hạnh phúc là đấu tranh” là một chân lý, nhưng cuộc sống vô cùng phức tạp, đã có không ít cuộc đấu tranh bị dìm trong nước mắt, đã có không ít người vì đấu tranh tìm chân lý, tìm lẽ công bằng nhưng lại bị mắc vào vòng oan khuất, chính vì vậy, đã nảy sinh tâm lý ngại đấu tranh vì cho rằng đấu tranh thì tránh đâu, hạnh phúc đâu không thấy, chỉ chuốc lấy bất hạnh. Tuy nhiên, mọi oan khuất sẽ được hóa giải, miễn rằng chúng ta có niềm tin, niềm tin sẽ giúp chúng ta tìm được chân lý, niềm tin sẽ giúp chúng ta đấu tranh để tìm lại hạnh phúc làm cho đất nước ngày càng giàu đẹp, công bằng văn minh hơn.
Lời Các Mác nói với con gái không phải là những lời giáo huấn, lời Các Mác nói với con gái đã giúp thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về bản thân. Đúng vậy, xã hội càng phát triển, đời sống, vật chất, tinh thần ngày càng được nâng cao, tuổi trẻ chúng ta cần phải biết đấu tranh chống và loại trừ cái xấu để có được một ngày mai huy hoàng.