Chúng tôi xin giới thiệu tài liệu Bài làm văn mẫu lớp 9: Nghị luận về quan điểm “Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ”, giới thiệu cho các bạn đọc cách làm một bài văn nghị luận xã hội.
Bạn đang đọc: Nghị luận về quan điểm “Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ” (Dàn ý + 3 mẫu)
Tài liệu này gồm dàn ý chi tiết và 3 bài văn mẫu lớp 9 Nghị luận về quan điểm “Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ”, kính mong các bạn và quý thầy cô cùng tham khảo.
Bài làm văn mẫu lớp 9: Nghị luận về quan điểm “Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ”
Dàn ý nghị luận về quan điểm đọc sách của Chu Quang Tiềm
I. Mở bài
– Giới thiệu về tác giả Chu Quang Tiềm và văn bản “Bàn về đọc sách”.
– Dẫn dắt đến quan điểm: “Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ”.
– Quan điểm trên của nhà văn Chu Quang Tiềm đã cho người đọc thấy rõ hơn về phương pháp đọc sách.
II. Thân bài
1. Giải thích
– “Đọc sách không cốt lấy nhiều”:
- Trên thế giới hiện tại, số lượng sách là không thể đếm hết. Nguồn tri thức trong sách cũng không giới hạn tại bất cứ một lĩnh vực nào.
- Ngược lại, quỹ thời gian của mỗi người là có hạn, nên thời gian dành cho việc đọc sách cũng sẽ bị giới hạn.
- Vì vậy, mỗi người khi đọc sách sẽ không quá chú trọng đến số lượng những cuốn sách đọc được.
– “quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ”:
- Mỗi người, khi lựa chọn một cuốn sách để đọc cần chú ý đến mục đích đọc sách, nội dung cuốn sách cần đọc để lựa chọn ra một cuốn sách thực sự cần thiết.
- Khi đọc, cần “đọc cho kĩ” tức là vừa đọc vừa ngẫm nghĩ, chiêm nghiệm để hiểu được cuốn sách đó một cách sâu sắc nhất.
- Một cuốn sách có độ dài lớn, khi đọc sách có thể kết hợp với ghi chép để ghi nhớ nội dung cốt lõi.
– Khi đọc sách nếu không “chọn cho kỹ, đọc cho tinh” con người sẽ dễ chạy theo số lượng. Đọc được nhiều những không hiểu được bao nhiêu, cuối cùng dẫn đến lãng phí thời gian và công sức.
=> Quan điểm trên đã đưa ra một phương pháp đọc sách đúng đắn cho mỗi người.
2. Bình luận
– Ngày nay, khi thời đại khoa học công nghệ bùng nổ, văn hóa nghe – nhìn trở nên thịnh hành hơn, văn hóa đọc sách thực sự đang rơi vào tình trạng đáng báo động, đặc biệt đối với giới trẻ.
– Nhiều người thường không có đủ thời gian để đọc hoàn chỉnh một cuốn sách. Chính vì vậy, việc “chọn cho kỹ, đọc cho tinh” thực sự là một phương pháp đúng đắn.
3. Liên hệ bản thân
– Việc đọc sách ở học sinh không còn là sở thích mà trở thành một điều ép buộc phục vụ cho việc học tập trên lớp.
– Bản thân tôi là một người rất thích đọc sách nhưng đôi khi cũng bị những thiết bị công nghệ đầy tiện ích xung quanh hấp dẫn.
– Chính vì vậy, phương pháp đọc sách mà Chu Quang Tiềm đưa ra khiến tôi rất tâm đắc và đã áp dụng vào công việc đọc sách của bản thân.
III. Kết bài
– Như vậy, tác giả Chu Quang Tiềm đã đưa ra cho chúng ta một lời chỉ dẫn thực sự hữu ích về phương pháp đọc sách.
– Mỗi người hãy tích cực đọc sách hơn nữa để có thể nâng cao kiến thức của bản thân.
Nghị luận về quan điểm đọc sách của Chu Quang Tiềm – Mẫu 1
Nhà mỹ học và lý luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc – Chu Quang Tiềm trong cuốn Bàn về đọc sách đã từng viết: “Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ”. Quan điểm trên đã chỉ dẫn chúng ta đến một phương pháp đọc sách.
Vậy thế nào là “đọc sách không cốt lấy nhiều”? Từ xa xưa cho đến nay, con người đã viết được rất nhiều cuốn sách thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Kho tri thức có được từ những cuốn sách ấy là vô hạn. Mà quỹ thời gian của mỗi người thì quá ngắn ngủi để có thể đọc hết toàn bộ được số sách khổng lồ đó. Những kiến thức mà chúng ta học được giống như một giọt nước giữa đại dương vô tận. Vậy nên, khi đọc sách, chúng ta không nên quá quan trọng việc mình đã đọc được bao nhiêu cuốn, đó là nhiều hay ít. Vì việc đọc sách không phải là một cuộc chạy đua đuổi theo số lượng.
Mà thứ cần thiết phải theo đuổi khi đọc sách cần lại là chất lượng: “ quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ”. Mỗi người đọc, khi lựa chọn một cuốn sách cần chú ý đến mục đích đọc sách (đọc sách để nghiên cứu lĩnh vực mình đang theo đuổi hay đọc để giải trí). Nội dung chính của cuốn sách đó cũng là một yếu tố quan trọng để chọn lựa. Khi đọc sách lại cần “đọc cho kĩ” tức là vừa đọc vừa ngẫm nghĩ, vừa đọc vừa chiêm nghiệm để hiểu được cuốn sách đó một cách sâu sắc nhất. Đôi khi, những cuốn sách có dung lượng lớn khiến chúng ta quên ngay sau khi đọc. Vì vậy việc đọc sách kết hợp với ghi chép lại nội dung chính, những vấn đề liên quan đến cuốn sách đó theo một hệ thống cũng là một phương pháp hiệu quả. Chẳng phải các bậc hiền tài ngày xưa cũng phải nhờ đến đọc sách mời thành công hay sao? Chắc hẳn không ai là không từng nghe đến “Lưỡng quốc Trạng nguyên” – Mạc Đĩnh Chi. Vì nhà nghèo không có đèn dầu để học, ông liền nghĩ ra cách bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng làm đèn để đọc sách, dùi mài kinh sử. Đến ngày đi thi, ông đỗ trạng nguyên và được cử đi sứ sang Trung Hoa. Nếu những con người đó họ không giày công rèn luyện đọc sách thì liệu có đạt được thành quả như vậy?
Thế giới hiện đại là thời đại phát triển của khoa học công nghệ, con người thường thích sử dụng một chiếc điện thoại hay máy tính để xem phim, nghe nhạc hơn là cầm một cuốn sách để đọc. Chính điều đó khiến cho văn hóa đọc đang rơi vào tình trạng đáng báo động. Đặc biệt, đối với thế hệ trẻ – những con người yêu thích công nghệ. Nhiều người không có đủ thời gian để đọc hoàn chỉnh một cuốn sách. Đôi khi, đọc sách cũng không còn là một sở thích được ưa chuộng nữa. Chính vì vậy, quan điểm của Chu Quang Tiềm sẽ trở thành một định hướng đúng đắn góp phần khơi dậy hứng thú đọc sách cho nhiều người.
Đối với những học sinh như chúng tôi, đôi khi việc đọc sách trở thành một điều ép buộc phục vụ cho việc học tập trên lớp. Bản thân tôi là một người rất thích đọc sách nhưng đôi khi cũng bị những thiết bị công nghệ đầy tiện ích xung quanh hấp dẫn. Nhưng khi đọc được quan điểm này của Chu Quang Tiềm, tôi cảm thấy bản thân đã tìm ra được một phương pháp đọc sách đúng đắn.
Như vậy, tác giả Chu Quang Tiềm đã đưa ra cho chúng ta một lời chỉ dẫn thực sự hữu ích về phương pháp đọc sách. Mỗi người hãy tích cực đọc sách hơn nữa để có thể nâng cao kiến thức của bản thân.
Nghị luận về quan điểm đọc sách của Chu Quang Tiềm – Mẫu 2
Sách được coi là kho tàng tri thức của nhân loại, nhưng đọc sách như thế nào mới đúng đắn thì lại là điều đáng phải bàn luận. Trong tác phẩm “Bàn về đọc sách”, Chu Quang Tiềm có viết: “Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ”.
Tại sao lại phải “đọc sách không cốt lấy nhiều”? Nếu có thể làm một cuộc thống kê xem có bao nhiêu cuốn sách, thì chúng ta cũng không thể thống kê hết được số sách trên thế giới. Từ xưa đến nay, con người đã viết và cho xuất bản biết bao nhiêu cuốn sách ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Mà quỹ thời gian của mỗi người lại quá ngắn để có thể đọc được hết toàn bộ số sách đó. Khi đọc sách chúng ta nên lựa chọn những cuốn sách có ích cho bản thân. Chứ không nên quá quan trọng đọc được nhiều hay ít. Nếu đọc quá nhiều nhưng sau đó không nhớ được gì, không học hỏi được gì từ cuốn sách mà chúng ta đã đọc thì chỉ thêm tốn thời gian và công sức mà thôi.
Điều quan trọng nhất giống như Chu Quang Tiềm viết: “ quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ”. Mỗi người đọc, khi lựa chọn một cuốn sách cần chú ý đến mục đích đọc sách (đọc sách để nghiên cứu lĩnh vực mình đang theo đuổi hay đọc để giải trí). Nội dung chính của cuốn sách đó cũng là một yếu tố quan trọng để chọn lựa. Khi đọc sách lại cần “đọc cho kĩ” tức là vừa đọc vừa ngẫm nghĩ, vừa đọc vừa chiêm nghiệm để hiểu được cuốn sách đó một cách sâu sắc nhất. Đôi khi, những cuốn sách có dung lượng lớn khiến chúng ta quên ngay sau khi đọc. Vì vậy việc đọc sách kết hợp với ghi chép lại nội dung chính, những vấn đề liên quan đến cuốn sách đó theo một hệ thống cũng là một phương pháp hiệu quả. Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là một tấm gương sáng cho tinh thần ham đọc sách. Trong suốt những năm tháng bôn ba ở nước ngoài, Người đã học được nhiều thứ tiếng, đọc được nhiều tác phẩm lớn của các nước. Việc đọc sách đã giúp ích cho người trên con đường tìm đến với con đường cách mạng cộng sản, tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam.
Thế giới hiện đại là thời đại phát triển của khoa học công nghệ, con người thường thích sử dụng một chiếc điện thoại hay máy tính để xem phim, nghe nhạc hơn là cầm một cuốn sách để đọc. Chính điều đó khiến cho văn hóa đọc đang rơi vào tình trạng đáng báo động. Đặc biệt, đối với thế hệ trẻ – những con người yêu thích công nghệ. Nhiều người không có đủ thời gian để đọc hoàn chỉnh một cuốn sách. Đôi khi, đọc sách cũng không còn là một sở thích được ưa chuộng nữa. Chính vì vậy, quan điểm của Chu Quang Tiềm sẽ trở thành một định hướng đúng đắn góp phần khơi dậy hứng thú đọc sách cho nhiều người. Chúng ta cũng cần phải có biện pháp để nâng cao văn hóa đọc của người dân như tổ chức các buổi giao lưu trao đổi với các nhà văn, xây dựng mô hình cà phê sách…
Đối với những học sinh như chúng tôi, đôi khi việc đọc sách trở thành một điều ép buộc phục vụ cho việc học tập trên lớp. Có những lúc chúng tôi đọc một cuốn sách chỉ vì thầy cô giáo yêu cầu chứ không có niềm hứng thú. Điều đó thực sự là một thực trạng đáng báo động. Bản thân tôi cũng là một người rất thích đọc sách nhưng đôi khi cũng bị những thiết bị công nghệ đầy tiện ích xung quanh hấp dẫn. Nhưng khi đọc được quan điểm này của Chu Quang Tiềm, tôi cảm thấy bản thân đã tìm ra được một phương pháp đọc sách đúng đắn. Và sẽ cố gắng tìm ra những cuốn sách có ích cho việc học tập nâng cao kiến thức.
Như vậy, mỗi người cần có được phương pháp đọc sách đúng đắn cho bản thân, để từ đó nâng cao kiến thức. Vì “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”.
Nghị luận về quan điểm đọc sách của Chu Quang Tiềm – Mẫu 3
Trong “Bàn về đọc sách”, nhà lý luận văn học người Trung Quốc Chu Quang Tiềm từng viết: “Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ”. Quan điểm trên đã nêu ra một phương pháp đọc sách đúng đắn cho những người yêu đọc sách.
“Đọc sách không cốt lấy nhiều”, ý kiến này thực sự đúng đắn khi thế giới đang ngày càng phát triển, dường như quỹ thời gian trong một ngày của mỗi người là không đủ cho việc học tập, làm việc hay vui chơi. Nhiều người không còn khoảng thời gian cho công việc đọc sách. Mà số lượng những cuốn sách là vô hạn. Nên việc lựa chọn ra những cuốn sách có ích cho bản thân để đọc và tìm hiểu sẽ tiết kiệm thời gian và công việc sẽ đạt được hiệu quả tối ưu. Việc đọc sách không phải là để xem ai đọc được nhiều hơn ai, mà vì đọc sách sẽ đem đến những kiến thức bổ ích cho người đọc. Nếu rơi vào trường hợp đọc quá nhiều nhưng chẳng hiểu được bao nhiêu sẽ dẫn đến tình trạng “cưỡi ngựa xem hoa”, không đem lại lợi ích gì.
Thế nên, quan trọng nhất vẫn là “chọn cho tinh, đọc cho kĩ”. Tức là ngay từ việc chọn sách đã phải cẩn thận. Không xét đến việc đọc sách để giải trí, thì khi đọc sách để nghiên cứu và học tập, việc chọn lựa sách phải thực sự tinh tường. Người đọc cần làm rõ mục đích đọc cuốn sách, tìm hiểu kĩ nội dung sách và tác giả cuốn sách đó để lựa chọn những cuốn sách phù hợp và thực sự bổ ích. Các nhà khoa học, họ không thể trở nên uyên bác nếu không đọc sách mỗi ngày. Các nhà văn nhà thơ, họ không thể viết hay nếu như không đọc sách để tìm tòi ra cái hay và sáng tạo ra cái mới. Đọc được bao nhiêu lại tùy thuộc vào tốc độ đọc của mỗi người. Nhưng cách đọc thì phải thực sự có hiệu quả. Đọc sách phải không chỉ là lật giở từng trang, đọc con chữ trong đó. Mà đọc sách cần có sự suy nghĩ và chiêm nghiệm về nội dung cuốn sách đó. Bản thân người đọc khi đọc một cuốn sách có thể kết hợp ghi chép, thống kê lại những nội dung chính và những nhánh nội dung nhỏ theo một hệ thống mà bản thân cảm thấy dễ hiểu nhất. Việc ghi chép lại cũng thực sự hữu ích khi bạn ghi nhớ. Với những người đọc sách để nghiên cứu, việc đọc lại nhiều lần cuốn sách cũng giúp cho người đọc hiểu rõ hơn, mỗi lần đọc là một lần vỡ ra nhiều điều mới mẻ. Nếu như đọc một cuốn sách thực sự hiệu quả, chúng ta sẽ học được rất nhiều điều bổ ích. Vì mỗi cuốn sách chính là một kho tri thức. Trong lịch sử, chúng ta có thể kể đến nhiều bậc hiền tài như vua Lê Thánh Tông “Trống dời canh còn đọc sách”. Lê Quý Đôn, nhà bác học của Đại Việt trong thế kỉ XVIII, “tay không rời sách, mắt không ngừng xem sách; sách chất đầy quanh giường, quanh tường”. Đó đều là những con người kiệt xuất nhưng vẫn luôn ý thức trau dồi bản thân nhờ đọc sách.
Trong thế giới ngày nay, khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển, văn hóa đọc sách đang rơi vào tình trạng đáng báo động, đặc biệt là ở giới trẻ những con người luôn nhanh nhạy trong việc tiếp cận với công nghệ. Đọc sách dường như không còn là sở thích của nhiều người nữa.Chính vì vậy, chúng ta cũng cần phải có biện pháp để nâng cao văn hóa đọc của người dân như tổ chức các buổi giao lưu trao đổi với các nhà văn, xây dựng mô hình cà phê sách, các hội sách diễn ra thường niên…
Bản thân học sinh chúng tôi cũng vậy, đọc sách đôi khi chỉ do yêu cầu của các thầy cô. Nhưng sau khi đọc được quan điểm trên, tôi thực sự đã tìm ra cho mình một phương pháp đọc sách hữu ích để từ đó cố gắng chinh phục những chân trời kiến thức mà sách đem lại.
Tóm lại, khi đọc sách, chúng ta cần có những phương pháp đúng đắn. Để một mỗi cuốn sách mà ta lựa chọn thực sự là một cuốn sách hữu ích.