Nguyên âm trong tiếng Anh

Nguyên âm trong tiếng Anh

Nguyên âm và phụ âm trong tiếng Anh là một trong những kiến thức cơ bản cần nắm vững để học tốt được môn tiếng Anh. Hiểu rõ được điều đó Download.vn giới thiệu đến các bạn toàn bộ kiến thức về bảng nguyên âm và phụ âm.

Bạn đang đọc: Nguyên âm trong tiếng Anh

Việc học tốt các nguyên âm trong tiếng anh giúp việc học, phát âm các từ tiếng Anh trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh đó các bạn xem thêm Bảng phiên âm tiếng Anh. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bảng nguyên âm tiếng Anh, mời các bạn cùng theo dõi và tải tài liệu tại đây nhé.

Nguyên âm và Phụ âm trong tiếng Anh

    1. Nguyên âm là gì?

    Nguyên âm là những dao động của thanh quản hay những âm mà khi ta ta phát âm sẽ không bị cản trở bởi luồng khí từ thanh quản. Nguyên âm có thể đứng riêng biệt hay đứng trước hoặc sau các phụ âm để tạo thành tiếng trong lời nói.

    Nguyên âm gồm 2 loại: nguyên âm đơn và nguyên âm đôi. Trong đó, nguyên âm đơn bao gồm nguyên âm ngắn và nguyên âm dài.

    2. Các nguyên âm trong tiếng Anh

    Nguyên âm đơn Nguyên âm đôi
    Nguyên âm ngắn Nguyên âm dài
    /i/ /i:/ /ir/ or /iə/
    /e/ /æ/ /er/ or /eə/
    /ʊ/ /u:/ /ei/
    /ʌ/ /a:/ /ɑi/
    /ɔ/ /ɔ:/ or /ɔ:r/ /ʊə/ or /ʊr/
    /ə/ /ɜ:/ /ɑʊ/
    /ɔi/
    /əʊ/

    Do cách phát âm của tiếng Anh – Anh và Anh – Mỹ khác nhau nên dẫn đến có sự khác biệt giữa nguyên âm đơn và nguyên âm đôi. Người Anh thường không bật âm /r/ mà phát âm thành /ə/, trong khi người Mỹ có thói quen ngược lại.

    3. Phụ âm là gì?

    Phụ âm là âm mà khi phát ra âm thanh qua miệng thì luồng khí từ thanh quản lên môi bị cản trở hoặc bị tắc nên không thể phát ra thành tiếng. Phụ âm chỉ phát ra được thành tiếng khi được ghép với nguyên âm.

    Phụ âm gồm 3 loại: Phụ âm hữu thanh, phụ âm vô thanh và các phụ âm còn lại.

    Phụ âm hữu thanh Phụ âm vô thanh Các phụ âm còn lại
    /z/ /ʃ/ /j/
    /b/ /p/ /m/
    /d/ /k/ /n/
    /g/ /f/ /η/
    /dʒ/ /t/ /h/
    /v/ /s/ /l/
    /ʒ/ /tʃ/ /w/
    /ð/ /θ/ /r/

    4. Cách phát âm nguyên âm đơn

    Số thứ tự Bộ âm Mô tả Môi Lưỡi Độ dài hơi
    1 /ə/ Giống âm “ơ” của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn và nhẹ Môi hơi mở rộng Lưỡi thả lỏng Ngắn
    2 /u:/ Âm “u” dài, kéo dài âm “u”, âm phát trong khoang miệng chứ không thổi hơi ra Khẩu hình môi tròn Lưỡi nâng lên cao Dài
    3 /ɑ:/ Âm “a” kéo dài, âm phát ra trong khoang miệng Miệng mở rộng Lưỡi hạ thấp Dài
    4 /ɜ:/ Âm “ơ” cong lưỡi, phát âm âm /ɘ/ rồi cong lưỡi lên, âm phát trong khoang miệng Môi hơi mở rộng Cong lên, chạm vào vòm miệng trên khi kết thúc âm Dài
    5 /ʌ/ Na ná âm “ă” của tiếng việt, hơi lai giữa âm “ă” và âm “ơ”, phải bật hơi ra Miệng thu hẹp Lưỡi hơi nâng lên cao Ngắn
    6 /e/ Giống âm “e” của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn Mở rộng hơn so với khi phát âm âm /ɪ/ Lưỡi hạ thấp hơn so với âm /ɪ/ Dài
    7 /ɪ/ Âm i ngắn, giống âm “i” của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn (= 1/2 âm i) Môi hơi mở rộng sang 2 bên Lưỡi hạ thấp Ngắn
    8 /i:/ Âm i dài, kéo dài âm “i”, âm phát trong khoang miệng chứ không thổi hơi ra Môi mở rộng sang 2 bên như đang mỉm cười Lưỡi nâng cao lên Dài
    9 /æ/ Âm a bẹt, hơi lai giữa âm “a” và “e”, cảm giác âm bị đè xuống Miệng mở rộng, môi dưới hạ thấp xuống Lưỡi được hạ rất thấp Dài
    10 /ɔ:/ Âm “o” cong lưỡi, phát âm âm o như tiếng Việt rồi cong lưỡi lên, âm phát trong khoang miệng Tròn môi Cong lên, chạm vào vòm miệng trên khi kết thúc âm Dài
    11 /ʊ/ Âm “u” ngắn, na ná âm “ư” của tiếng Việt, không dùng môi để phát âm này mà đẩy hơi rất ngắn từ cổ họng Hơi tròn môi Lưỡi hạ thấp Ngắn
    12 /ɒ/ Âm “o” ngắn, giống âm o của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn Hơi tròn môi Lưỡi hạ thấp Ngắn

    5. Cách phát âm nguyên âm đôi

    Số thứ tự Bộ âm Mô tả Môi Lưỡi Độ dài hơi
    13 /aɪ/ Đọc âm /ɑ:/ rồi chuyển dần sang âm /ɪ/ Môi dẹt dần sang 2 bên Lưỡi nâng lên và hơi đẩy ra phía trước Dài
    14 /ɪə/ Đọc âm /ɪ/ rồi chuyển dần sang âm /ə/ Môi từ dẹt thành hình tròn dần Lưỡi thụt dần về phía sau Dài
    15 /eə/ Đọc âm /e/ rồi chuyển dần sang âm /ə/ Hơi thu hẹp môi Lưỡi thụt dần về phía sau Dài
    16 /ɔɪ/ Đọc âm /ɔ:/ rồi chuyển dần sang âm /ɪ/ Môi dẹt dần sang 2 bên Lưỡi nâng lên & đẩy dần ra phía trước Dài
    17 /aʊ/ Đọc âm /ɑ:/ rồi chuyển dần sang âm /ʊ/ Môi tròn dần Lưỡi hơi thụt dần về phía sau Dài
    18 /ʊə/ Đọc âm /ʊ/ rồi chuyển dần sang âm /ə/ Môi mở rộng dần, nhưng không mở rộng. Lưỡi đẩy dần ra phía trước. Dài
    19 /əʊ/ Đọc âm /ə/ rồi chuyển dần sang âm /ʊ/ Môi từ hơi mở đến hơi tròn Lưỡi lùi dần về phía sau Dài
    20 /eɪ/ Đọc âm /e/ rồi chuyển dần sang âm /ɪ/ Môi dẹt dần sang 2 bên Lưỡi hướng dần lên trên Dài

    6. Cách phát âm phụ âm

    Số thứ tự Bộ âm Mô tả
    1 /z/ Đọc là z nhanh, nhẹ
    2 /n/ Đọc là n
    3 /ʒ/ Đọc là giơ nhẹ, phát âm ngắn
    4 /ð/ Đọc là đ
    5 /m/ Đọc là m
    6 /v/ Đọc như v
    7 /l/ Đọc là l (lờ)
    8 /j/ Đọc như chữ z (nhấn mạnh) Hoặc kết hợp với chữ u → ju → đọc iu
    9 /g/ Đọc như g
    10 /tʃ/ Đọc gần như ch trong tiếng Việt
    11 /t/ Đọc là t ngắn và dứt khoát
    12 /p/ Đọc là p ngắn và dứt khoát
    13 /ŋ/ Đọc là ng nhẹ và dứt khoát
    14 /s/ Đọc là s nhanh, nhẹ, phát âm gió
    15 /w/ Đọc là qu
    16 /θ/ Đọc như th
    17 /r/ Đọc là r
    18 /f/ Đọc như f
    19 /k/ Đọc như c
    20 /h/ Đọc là h
    21 /dʒ/ Đọc gần như jơ (uốn lưỡi) ngắn và dứt khoát
    22 /ʃ/ Đọc là s nhẹ (uốn lưỡi), hơi gió
    23 /d/ Đọc là d ngắn và dứt khoát
    24 /b/ Đọc là b ngắn và dứt khoát

    7. Quy tắc phát âm với nguyên âm và phụ âm trong tiếng Anh

    Phụ âm R có thể được lược bỏ nếu đứng trước nó là nguyên âm yếu
    • Nếu đứng trước R là 1 nguyên âm yếu như /ə/ thì R có thể không cần phát âm

    Ví dụ: Trong từ interest, trước R là âm /ə/ nên từ này được phát âm là /ɪntərəst/

    Phụ âm G phát âm khác nhau tùy vào nguyên âm đứng sau nó
    • Nếu đứng sau là các nguyên âm A, U, O thì G phát âm là /g/. Ví dụ: Garage, Gum, Gone
    • Nếu đứng sau là nguyên âm I, Y, E thì G phát âm là /dʒ/

    Ví dụ: Gym, Giant, General”

    Phụ âm C phát âm khác nhau tùy vào nguyên âm đứng sau nó
    • Nếu đứng sau là các nguyên âm I, Y, E thì C phát âm là /s/.

    Ví dụ: Citadel, Circle, Ceiling

    • Nếu đứng sau là các nguyên âm A, U, O thì C phát âm là /k/.

    Ví dụ: Calculate, Cure, Contagion”

    Một số trường hợp viết chính tả cần gấp đôi phụ âm
    • Nếu sau 1 nguyên âm ngắn là các chữ F, L, S thì các chữ này sẽ được nhân đôi.

    Ví dụ: hall, tall, boss, staff, compass, stuff

    • Nếu từ có 2 âm tiết mà sau nguyên âm ngắn là các chữ B, D, G, M, N, P thì các chữ này sẽ được nhân đôi.

    Ví dụ: manner, happy, rabbit, odd, suggest, summer”

    Phụ âm J có cách phát âm khá ổn định
    • Trong hầu kết các trường hợp, J là chữ bắt đầu của từ và được đọc là /dʒ/

    Ví dụ: Jump, July, Job, Jellyfish

    Một số lưu ý với nguyên âm E
    • Với từ có kết thúc bằng cụm “nguyên âm + phụ âm + e” thì E sẽ là âm câm và nguyên âm trước đó là âm đôi. Ví dụ:site → đọc là /saɪt/
    Y và W có thể là nguyên âm hoặc phụ âm
    • Trong từ YOUTH thì Y là phụ âm, nhưng trong từ GYM thì Y là nguyên âm
    • Trong từ WAIT thì W là phụ âm, nhưng trong SEW thì là nguyên âm

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *