Nhận định về giá trị nhân đạo

Nhận định về giá trị nhân đạo

Những nhận định về tinh thần nhân đạo là tài liệu vô cùng hữu ích, quan trọng mà các em cần nắm được khi làm văn. Việc đưa các nhận định vào bài viết sẽ làm tăng tính sâu sắc, làm bài viết trở nên hay hơn thậm chí sẽ giúp các em gây ấn tượng và ghi điểm với người chấm bài.

Bạn đang đọc: Nhận định về giá trị nhân đạo

Nhận định về giá trị nhân đạo

Giá trị nhân đạo trong văn học được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc của những nhà văn với nỗi đau của con người, những mảnh đời mang số kiếp bất hạnh trong cuộc sống khó khăn. Để viết được bài văn hay về giá trị nhận đạo các em cần đưa ra các nhận định để lí luận văn học. Vậy dưới đây là TOP 8 nhận định giá trị nhân đạo hay mời các bạn đón đọc.

TOP 8 Nhận định giá trị nhân đạo cực hay

    Nhận định 1

    “Nghệ thuật tạo vẻ đẹp cho dòng nước mắt, và biến nỗi thống khổ của nhân loại thành tiếng hát vô biên”. (Đặng Tiến – Vũ trụ thơ)

    Nhận định 2

    “Nghệ thuật là sự vươn tới, sự níu giữ mãi mãi. Cái cốt lõi của nghệ thuật là tính nhân đạo”. (Nguyên Ngọc).

    Nhận định 3

    “Con người đến với cuộc sống từ nhiều nẻo đường, trên muôn vàn cung bậc phong phú nhưng tiêu điểm mà con người hướng đến vẫn là con người”. (Đặng Thai Mai).

    Nhận định 4

    “Cuộc sống còn tuyệt vời biết bao nhiêu trên thực tế và trên trang sách. Nhưng cuộc sống cũng bi thảm biết bao. Cái đẹp còn trộn lẫn niềm sầu buồn. Cái nên thơ còn lóng lánh những giọt nước mắt ở đời”. (Nguyễn Văn Thạc).

    Nhận định 5

    “Cốt lõi của lòng nhân đạo là lòng yêu thương. Bản chất của nó là chữ tâm đối với con người” (Hoài Chân).

    Nhận định 6

    “Tư tưởng nhân đạo xuyên suốt văn học từ xưa đến nay. Khái niệm nhân đạo có những tiền thân của nó, trong lời nói thông thường đó là “tình thương, lòng thương người” (Lê Trí Viễn)

    Nhận định 7

    “Nói tới giá trị nhân đạo là nói tới thái độ của người nghệ sĩ dành cho con người mà hạt nhân căn bản là lòng yêu thương con con người” (Từ điển văn học)

    Nhận định 8

    “Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu. Tình yêu con người, ước mơ cháy bỏng vì một xã hội công bằng, bình đẳng, bác ái luôn luôn thôi thúc các nhà văn sống và viết, vắt cạn kiệt những dòng suy nghĩ, hiến dâng máu nóng của mình cho nhân loại” (Lev Tolstoy).

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *