Những áng văn cổ Việt Nam nào được mệnh danh là hùng văn? Là một trong những câu hỏi rất hay nằm trong chương trình Ngữ văn 10 Tập 2. Mời các bạn học sinh cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để tìm câu trả lời nhé.
Bạn đang đọc: Những áng văn cổ Việt Nam nào được mệnh danh là hùng văn?
Những áng văn cổ Việt Nam được mệnh danh là hùng văn mang đến gợi ý tham khảo. Qua đó giúp các bạn học sinh lớp 10 có thêm nhiều tài liệu ôn tập, trau dồi kiến thức, nhanh chóng biết cách trả lời câu hỏi bài Bình Ngô đại cáo sách Kết nối tri thức 10. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Những áng văn cổ Việt Nam được mệnh danh là hùng văn, mời các bạn đón đọc nhé.
Những áng văn cổ Việt Nam nào được mệnh danh là hùng văn
Câu hỏi trang 11 Ngữ văn 10 tập 2 Kết nối tri thức
Bạn đã từng học, từng đọc những áng văn cổ Việt Nam nào được mệnh danh là “hùng văn”? Hãy chia sẻ thông tin khái quát về một trong số tác phẩm ấy.
(Câu hỏi trang 11 Ngữ văn 10 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống)
Trả lời câu hỏi trang 11 Ngữ văn 10 tập 2 Kết nối tri thức
– Những áng văn cổ Việt Nam được mệnh danh là hùng văn: Nam quốc sơn hà tương truyền do Lý Thường Kiệt; Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn; “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi
– Thông tin khái quát về tác phẩm Nam quốc sơn hà:
- Nam quốc sơn hà là một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt không rõ tác giả (mặc dù 1 số nguồn cho rằng Lý Thường Kiệt là người viết ra).
- Tác phẩm được coi là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam, khẳng định chủ quyền của nhà cầm quyền Đại Việt trên các vùng đất của mình.
– “Bình Ngô đại cáo” là bài cáo viết bằng văn ngôn do Nguyễn Trãi soạn thảo vào mùa xuân năm 1428, thay lời Bình Định Vương Lê Lợi để tuyên cáo về việc giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến với nhà Minh, khẳng định sự độc lập của nước Đại Việt. Đây được coi là bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai của Việt Nam, sau bài Nam quốc sơn hà.
Bổ sung: Theo PGS. TS Nguyễn Thanh Tùng tra cứu, “thiên hạ hùng văn” (hùng văn trong thiên hạ) là nhận định của Tô Thế Huy trong bài tựa Quần hiền phú tập mà Dương Bá Cung sưu tập trong phần Bình luận chư thuyết sách Ức Trai di tập. Theo đó, Tô Thế Huy nói đến “hùng văn trong thiên hạ” để chỉ văn chương (các bài phú) của nhiều tác giả như: Nguyễn Nhữ Bật, Đào Sư Tích, Lí Tử Tấn, Nguyễn Mộng Tuân, Trần Thuấn Du, Nguyễn Trãi.