Những lí lẽ và bằng chứng mà Lê Đạt nêu lên đã thực sự thuyết phục chưa?

Những lí lẽ và bằng chứng mà Lê Đạt nêu lên đã thực sự thuyết phục chưa?

Ở phần 2 của văn bản Chữ bầu lên nhà thơ, tác giả đã tranh luận với hai quan niệm khá phổ biến? Vậy những lí lẽ và bằng chứng mà tác giả nêu lên đã thực sự thuyết phục chưa? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn nhé.

Bạn đang đọc: Những lí lẽ và bằng chứng mà Lê Đạt nêu lên đã thực sự thuyết phục chưa?

Những lí lẽ và bằng chứng mà Lê Đạt nêu lên đã thực sự thuyết phục chưa bao gồm 3 câu trả lời hay chính xác nhất, giúp các bạn nhanh chóng biết cách trả lời câu hỏi 3 bài Chữ bầu lên nhà thơ trang 85 sách Kết nối tri thức 10. Đồng thời qua đó các bạn nhanh chóng nắm vững được kiến thức bài Chữ bầu lên nhà thơ.Vậy sau đây là nội dung chi tiết Lí lẽ và bằng chứng mà tác giả nêu lên ở đoạn 2, mời các bạn đón đọc nhé.

Những lí lẽ và bằng chứng mà Lê Đạt nêu lên đã thực sự thuyết phục chưa?

    Câu 3 trang 85 SGK Ngữ văn 10 tập 1 KNTT

    Ở phần 2 của văn bản, tác giả đã tranh luận với hai quan niệm khá phổ biến:

    – Thơ gắn liền với những cảm xúc bột phát, “bốc đồng”, làm thơ không cần cố gắng.

    – Thơ là vấn đề của những năng khiếu đặc biệt, xa lạ với lao động lầm lũi và nỗ lực trau dồi học vấn.

    Những lí lẽ và bằng chứng mà tác giả nêu lên đã thực sự thuyết phục chưa? Hãy nói rõ ý kiến của bạn.

    Trả lời câu 3 trang 85 SGK Văn 10 tập 1 KNTT

    Hướng dẫn trả lời

    Các em có thể bày tỏ ý kiến riêng của mình. Cách phát biểu của Lê Đạt dễ gây ấn tượng rằng tác giả có quan niệm cực đoan. Sự thực, vấn đề ở đây chỉ là cách nói. Điều quan trọng là tác giả muốn người đọc đừng dễ dãi tin theo những nhận định phổ biến và cần tìm hiểu sâu vấn đề với ý thức phản biện thường trực.

    Gợi ý 1

    – Những lí lẽ, bằng chứng mà tác giả nêu lên đã có sức thuyết phục.

    • Với ý kiến thứ nhất: tác giả nêu ra lý lẽ “những cơn bốc đồng thường ngắn ngủi” và đưa ra dẫn chứng “Làm thơ không phải đánh quả. Và không ai trúng số độc đắc suốt đời” cùng câu nói của Trang Tử: “vứt thánh bỏ trí”.
    • Với ý kiến thứ 2, tác giả phản đối bằng cách đưa ra ý kiến ngược lại và đưa ra các dẫn chứng là những nhà thơ nổi tiếng như Lý Bạch, Xa-a-đi, Gớt, Ta-go.

    – Ý kiến của bản thân: Trước hết, những tranh luận về thơ của Lê Đạt là vô cùng xác đáng. Nhưng với tôi, thơ cũng có thể gắn liền với những cảm xúc bộc phát và là vấn đề của những năng khiếu đặc biệt. Vì thơ thường xuất phát từ sự đồng cảm, những rung động bên trong con người. Do đó, thơ luôn đến một cách tự nhiên trong tâm hồn người và những dòng thơ ngẫu hứng là những dòng thơ chân thật nhất. Ngoài ra, không phải ai làm thơ cũng có thể trở thành nhà thơ bởi yếu tố thiên bẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tài năng thiên bẩm giúp con người tạo ra những bài thơ trong khoảnh khắc ngẫu hứng một cách nghệ thuật và trọn vẹn.

    Gợi ý 2

    Theo em, những lí lẽ và bằng chứng trên chưa thực sự thuyết phục với hầu hết người đọc. Tuy là bình luận về cái nhìn đối với 2 quan điểm này nhưng người viết bình luận còn mang tính chủ quan. Ông có thể so sánh thơ của các nhà thơ Việt Nam với thơ ca các nhà thơ nước ngoài, hoặc có thể dùng những lời bình của những nhà bình luận trước đây từng bình về 2 quan điểm này để so sánh.

    Gợi ý 3

    – Những lí lẽ, bằng chứng mà tác giả đưa ra đã có sự mạch lạc, có thể thuyết phục được người đọc nhưng chưa thật sự làm nổi bật hai quan niệm trên.

    – Tác giả có thể đưa ra những bằng chứng về một số nhà thơ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam, so sánh với các nhà thơ nước ngoài để làm rõ hơn về hai quan niệm trên, tạo thêm sức thuyết phục với người đọc.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *