Những ý kiến lí luận văn học về bài thơ Sang thu

Những ý kiến lí luận văn học về bài thơ Sang thu

Những ý kiến lí luận văn học về bài thơ Sang thu giúp các em học sinh lớp 9 tham khảo, có thêm nhiều vốn từ cho bài văn của mình thêm sinh động. Với những lí luận văn học, nhận định văn học hay bên dưới, sẽ giúp các em ôn thi vào 10 năm 2023 – 2024 hiệu quả.

Bạn đang đọc: Những ý kiến lí luận văn học về bài thơ Sang thu

Những ý kiến lí luận văn học về bài thơ Sang thu

Bài thơ Sang thu đã thể hiện những rung cảm tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh trước những biến đổi tinh vi của thiên nhiên thời khắc giao mùa từ hạ sang thu. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm nhiều ý tưởng mới cho bài văn của mình:

Tài liệu ôn thi vào 10 môn Văn

    Những ý kiến lí luận văn học về bài thơ Sang thu

    1. “Sang Thu không chỉ là khúc giao mùa nhẹ nhàng, bâng khuâng mà còn là lời thì thầm triết lý đầy sâu lắng”

    2. “Đối với mỗi nhà thơ, mỗi mùa thu là một niềm riêng, được cảm nhận bằng một cách riêng”.

    3. “Bài thơ không chỉ báo cho người đọc biết thu đã trở trong cảnh sắc thiên nhiên mà còn ngay trong cuộc sống của con người, trong tâm hồn tôi và chắc với rất nhiều người yêu thu” (Nhà thơ Hữu Thỉnh)

    4. “Bài thơ anh, anh làm một nửa mà thôi/Còn một nửa, cho mùa thu làm lấy” (Nhà thơ Chế Lan Viên)

    5. “Sang thu, ngoài ý nghĩa về sự giao mùa của thiên nhiên và buổi giao thời của đất nước, còn gợi ra một ý tưởng về nhân sinh mang tính quy luật phổ quát: trạng thái giao thời trong đời người, từ tuổi tráng niên hăm hở, sôi sục sang độ tuổi đã từng trải thực sự trưởng thành” (Theo Nguyễn Văn Long, Tạp chí Hồng Lĩnh, số 65 tháng 9 năm 2011, tr.110)

    6. Thu là thơ của đất trời, là “bình minh mát” của lòng người (Xuân Diệu).Viết về thu, đã có bao áng thơ hay tuyệt tác nhưng có lẽ chỉ khi đến với Hữu Thỉnh, ta mới có thể cảm nhận được phần nào cái “cốt tủy chung tình bên trong” của nó. Tất cả mọi vẻ đẹp ở “bề sau, bề sâu, bề xa” của mùa thu đều được gửi gắm qua bài thơ “Sang thu”- tác phẩm mà có lẽ đến mãi sau này, ta vẫn không thể ngừng thương nhớ.

    Những nhận định văn học hay về bài thơ Sang thu

    1. Từ cuối sang thu, đất trời có những biến đổi nhẹ nhàng mà rõ ràng. Đây là sự biến đổi được Hữu Thỉnh nâng lên bằng cảm nhận tinh tế, thông qua các hình ảnh giàu sức biểu cảm trong bài Sang thu

    2. Sang thu là một bài thơ hay. Tác giả không sa vào cách miêu tả ước lệ, khuôn sáo mà bằng những cảm nhận tinh tế qua những hình ảnh thơ tự nhiên mộc mạc mà mới lạ, những hình ảnh này được đặt trong sự vận động nhẹ nhàng mà không làm mất đi cái hồn của thiên nhiên là rất trong và rất tĩnh.

    3. Hữu Thỉnh đã “đưa thơ về với cuộc sống thường nhật”, khám phá bí ẩn thẳm sâu trong tâm hồn con người bằng những suy tư chân thật tự đáy lòng mình.

    4. “Sang thu” là bức tranh mộc mạc về miền quê Bắc Bộ: nhẹ nhàng, êm dịu, trong sang và nên thơ. Thông qua bài thơ, tác giả thể hiện những triết lý về cuộc đời qua những gì giản đơn, nhỏ bé của cuộc sống. Tất cả tạo nên đặc sắc cho bức tranh giao mùa hiếm có của thiên nhiên Việt Nam. Qua đó giúp người đọc có những cảm xúc đong đầy, tự hào và thêm thương yêu Tổ quốc.

    5. Nét đặc sắc làm nên giá trị của bài thơ Sang thu là sự tinh tế và nhất là cái đối ngẫu, hàm súc rất Đường thi.

    6. Sang thu là khúc giao mùa nhẹ nhàng, thơ mộng, bâng khuâng mà cũng thầm thì triết lý.

    7. Sang thu, khúc giao mùa nhẹ nhàng, thơ mộng, bâng khuâng mà cũng thầm thì triết lí đã nối tiếp hành trình thơ thu dân tộc, góp một tiếng thơ đằm thắm về mùa thu quê hương đem đến cho thế hệ trẻ tình yêu đất nước qua nét thu đẹp Việt Nam.

    8. Sang thu của Hữu Thỉnh không chỉ có hình ảnh đất trời nên thơ mà còn có hình tượng con người trước những chuyển biến của cuộc đời.

    9. Hữu Thỉnh có cái may mắn là khá nhiều bài thơ và trường ca của anh qua sự thẩm định của thời gian vẫn có giá trị tương đối ổn định.

    10. Hữu Thỉnh viết về đời sống bằng một thứ văn hoá nhà quê thật đẹp và thật ngộ.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *