Nói và nghe: Truyền thống Uống nước nhớ nguồn giúp các em học sinh lớp 4 nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 62. Qua đó, giúp các em thuật lại một sự việc thể hiện truyền thống Uống nước nhớ nguồn.
Bạn đang đọc: Nói và nghe: Truyền thống Uống nước nhớ nguồn – Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức
Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Nói và nghe: Truyền thống Uống nước nhớ nguồn của Bài 14 Chủ đề Uống nước nhớ nguồn theo chương trình mới cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em tải miễn phí bài viết dưới đây của Download.vn để chuẩn bị thật tốt cho tiết học.
Nói và nghe: Truyền thống Uống nước nhớ nguồn Kết nối tri thức
Soạn Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức trang 62
Yêu cầu: Thuật lại một sự việc thể hiện truyền thống Uống nước nhớ nguồn và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của mình về sự việc đó.
Câu 1
Nói.
– Dựa vào dàn ý đã lập ở hoạt động Viết, em hãy thuật lại sự việc theo yêu cầu.
– Khi nói, em cần kết hợp thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của mình qua giọng nói, cử chỉ, điệu bộ,..
– Em có thể kết hợp giới thiệu tranh ảnh, video,… ghi lại việc làm thể hiện truyền thống Uống nước nhớ nguồn mà em đã tham gia hoặc chứng kiến.
Trả lời:
Để khen thưởng, động viên cho những học sinh có thành tích tốt trong năm học vừa qua trường em đã tổ chức một chuyến viếng lăng Bác.
Em rất háo hức và kỳ vọng vì sẽ được nhìn thấy Bác Hồ. Sáu giờ sáng, tất cả các chiếc xe đều xuất phát. Chuyến xe dừng tại lăng Bác lúc bảy giờ ba mươi phút sáng. Ngay khi bước xuống xe cảm giác đầu tiên của em là sự choáng ngợp bởi không gian rộng lớn và sự trang nghiêm, thành kính nơi đây. Đường vào lăng Bác có rất nhiều những chú bộ đội đứng gác lăng, các chú đứng trang nghiêm với khẩu súng trên vai. Các chú bộ đội là người ngày đêm canh giữ, bảo vệ bình yên cho giấc ngủ của Bác, ai cũng có khuôn mặt thật nghiêm trang.
Hôm ấy không chỉ có thầy cô và chúng em đến thăm lăng và còn rất nhiều những đoàn tham quan khác, họ đến từ khắp nơi của Tổ Quốc. Đôi khi em còn bắt gặp những đoàn tham quan của những du khách nước ngoài. Nhìn những đoàn tham quan, em cũng như các bạn đều tràn ngập cảm xúc tự hào.
Sau lễ duyệt binh nghiêm trang, chúng em được các thầy cô hướng dẫn xếp hàng để đi vào lăng. Không gian trong lăng không rộng lắm nhưng không khí lại vô cùng thành kính, thiêng liêng. Bác nằm đấy, đôi mắt hiền từ nhắm lại như đang chìm vào giấc ngủ sâu, miệng Bác như hé một nụ cười. Bác như phát ra vầng hào quang chói lọi, vừa suy nghĩ, vừa gần gũi.
Ra khỏi Lăng, chúng em đi thăm quan Phủ Chủ tịch, nhà sàn, ao cá Bác Hồ, nhà Bảo tàng, được nhìn tận mắt từng dụng cụ sinh hoạt của Bác thường ngày: đôi dép cao su, chiếc gậy tre, chiếc mũ cối, bộ quần áo vải bạc màu, chiếc giường Bác nằm, chiếc bàn làm việc, chiếc ghế Bác ngồi… Những câu chuyện về Bác khiến chúng em cảm thấy thật tự hào.
Kết thúc chuyến đi, chúng em trở về trường học với rất nhiều cảm xúc tự hào,…
Chuyến tham quan lăng Bác quả thật là một chuyến đi đầy thú vị. Cũng qua chuyến đi này, em càng biết ơn Bác Hồ, tự hào về truyền thống lịch sử của dân tộc ta và thêm yêu quê hương, đất nước của mình.
Câu 2
Trao đổi, góp ý.
- Nội dung sự việc thể hiện truyền thống Uống nước nhớ nguồn.
- Trình tự của sự việc đúng với thực tế.
- Suy nghĩ, cảm xúc của người nói được thể hiện qua lời nói, giọng nói, cử chỉ, điệu bộ,…
Vận dụng
Câu 1: Chia sẻ với người thân suy nghĩ, cảm xúc của mình về những việc làm góp phần gìn giữ truyền thống Uống nước nhớ nguồn.
Trả lời:
Uống nước nhớ nguồn là truyền thống có từ lâu đời của cha ông ta truyền lại cho thế hệ trẻ mai sau. Đây là truyền thống được gìn giữ, bảo tồn và phát huy từ đời này sang đời khác. Là thế hệ tương lai của đất nước, em ý thức được mình cần góp phần giữ gìn truyền thống Uống nước nhớ nguồn bằng nhiều cách khác nhau như tuyên truyền mọi người về truyền thống Uống nước nhớ nguồn, có các hành động việc làm cụ thể như tổ chức dâng hoa lên các nghĩa trang liệt sĩ để tưởng nhớ về những người có công với đất nước, thăm hỏi và tặng quà các gia đình chính sách,…..
Câu 2: Tìm đọc một câu chuyện về lòng biết ơn.