Ôn tập cuối năm học Tiết 3, 4 giúp các em học sinh lớp 4 nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 136, 137, 138. Qua đó, sẽ củng cố kiến thức, ôn tập học kì II thật hiệu quả.
Bạn đang đọc: Ôn tập cuối năm học Tiết 3, 4
Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Ôn tập cuối năm học Tiết 3, 4 – Tuần 35 của Chủ đề Ôn tập và Đánh giá cuối năm học theo chương trình mới cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em tải miễn phí bài viết dưới đây của Download.vn để chuẩn bị thật tốt cho tiết ôn tập cuối năm học:
Ôn tập cuối năm học Tiết 3, 4 Kết nối tri thức với cuộc sống
Soạn Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức trang 136, 137, 138
Câu 1
Nghe – viết.
Tô Hoài tên khai sinh là Nguyễn Sen, sinh ngày 07 tháng 9 năm 1920, tại làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay là phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội). Ông là tác giả của nhiều tác phẩm nổi tiếng: “Dế Mèn phiêu lưu kí”,“Truyện Tây Bắc”,… Ông đã được nhà nước Việt Nam tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật.
Trả lời:
Em nghe viết.
Chú ý: viết đúng chính tả.
Câu 2
Tìm công dụng của mỗi dấu câu.
Trả lời:
– Dấu gạch ngang: Đặt ở đầu dòng để đánh dấu các ý cần liệt kê.
– Dấu ngoặc kép: Đánh dấu tên một tác phẩm, tài liệu.
– Dấu ngoặc đơn: Đánh dấu phần chú thích.
– Dấu hai chấm: Báo hiệu phần giải thích, liệt kê.
Câu 3
Chọn dấu ngoặc kép, dấu hai chấm hoặc dấu gạch ngang thay cho bông hoa trong đoạn văn dưới đây:
Trả lời:
Trong cuốn sách “Những bức thư giải nhất Việt Nam”, có nhiều bức thư xúc động về những chủ đề khác nhau như:
– Thư gửi cho một người bạn để bạn hiểu về đất nước mình.
– Thư gửi một người mà tôi ngưỡng mộ nhất.
– Thư gửi cho một bạn nhỏ không có nhà.
Câu 4
Thêm trạng ngữ để bổ sung thông tin về thời gian, địa điểm hoặc mục đích, nguyên nhân,… cho các câu dưới đây:
Trả lời:
– Tối qua, chúng tôi đi xem phim “Vua sư tử”.
– Trước hiên nhà, Mèo con đang nằm sưởi nắng.
– Chiều chiều, Nam nghe thấy tiếng chim hót ríu ran.
Câu 5
Dựa vào bài thơ dưới đây, viết 3 – 5 câu, trong đó có sử dụng biện pháp nhân hoá.
GIỌT SƯƠNG
Giọt sương đêm long lanh
Nằm nghiêng trên phiến lá
Lắng tai nghe tiếng đêm
Của làng quê êm ả.
Sương nghe lời chị gió
Thì thào trong vườn trăng
Sương nghe tiếng mầm xanh
Gọi nhau trong lòng đất.
Trăng chuyện trò thân mật
Với những vì sao đêm
Sương ghi trên lá mềm
Biết bao lời thương mến.
Rồi bình minh chợt đến
Sương tan theo ánh trời
Hoà mình vào trong đất
Gọi sự sống muôn nơi.
(Phạm Thị Út Tươi)
Trả lời:
Giọt sương trong bài thơ trên thật đẹp. Vào buổi đêm, giọt sương nằm trên phiến lá lắng nghe tiếng đêm, nghe lời chị gió và nghe trăng trò chuyện với vì sao. Vào buổi sáng, giọt sương lại tan đi mất để gọi sự sống muôn nơi.