Oxit lưỡng tính là gì? Oxit lưỡng tính là chất nào

Oxit lưỡng tính là gì? Oxit lưỡng tính là chất nào

Oxit lưỡng tính là gì? Oxit lưỡng tính là chất nào là tài liệu cực kì hữu ích mà Download.vn muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 9 tham khảo.

Bạn đang đọc: Oxit lưỡng tính là gì? Oxit lưỡng tính là chất nào

Oxit lưỡng tính là những oxit vừa tác dụng với dung dịch axit, vừa tác dụng với dung dịch bazơ, ví dụ như: Al2O3, ZnO, Cr2O3,.. Trong bài viết dưới đây Download.vn sẽ giới thiệu đến các bạn toàn bộ kiến thức về Oxit lưỡng tính như: khái niệm, tính lưỡng tính là gì, oxit lưỡng tính là những chất nào và một số câu hỏi trắc nghiệm kèm theo. Qua đó giúp các bạn lớp 9 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, củng cố kiến thức để học tốt Hóa 9.

Tổng hợp kiến thức về Oxit lưỡng tính

    1. Oxit lưỡng tính là gì?

    Oxit lưỡng tính: Là những oxit vừa tác dụng với dung dịch axit, vừa tác dụng với dung dịch bazơ, ví dụ như: Al2O3, ZnO, Cr2O3,…

    Phương trình hóa học minh họa:

    Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

    Al2O3 + 2NaOH → H2O + 2NaAlO2 (natri aluminat)

    ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2O

    ZnO + 2NaOH → Na2ZnO2 + H2O

    2. Tính lưỡng tính là gì?

    Lưỡng tính là khả năng của một số chất tùy theo điều kiện mà thể hiện tính chất axit hoặc tính chất bazơ, tạo ra muối khi tác dụng với axit cũng như khi tác dụng với bazơ. Ví dụ:

    Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

    Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

    Zn(OH)2 + 2HNO3 → Zn(NO3)2 + H2O

    Zn(OH)2 + 2KOH → K2ZnO2 + 2H2O

    Như vậy, Al2O3, Zn(OH)2,…đều là các chất có tính lưỡng tính.

    Nói rằng chất có tính lưỡng tính tác dụng được với axit và bazơ; vậy nói ngược lại, chất tác dụng với axit và bazơ là chất có tính lưỡng tính có đúng không?

    Không nên nói ngược lại! Chất có tính lưỡng tính khi tác dụng với axit hoặc bazơ gây ra phản ứng trung hòa; nhưng nhiều loại hợp chất khi tác dụng với axit hoặc bazơ không gây ra phản ứng trung hòa. Đa số các muối tác dụng với axit tạo ra muối và axit hoặc tác dụng với bazơ tạo thành muối và bazơ.

    Ví dụ:

    CuCl2 + H2SO4 → CuSO4 + 2HCl

    CuCl2 + 2NaOH → 2NaCl + Cu(OH)2

    Như vậy, tùy theo bản chất của phản ứng mà xác định chất có tính lưỡng tính hay không!

    3. Oxit lưỡng tính là chất nào

    => các hydroxit lưỡng tính: Al(OH)3, Zn(OH)2, Sn(OH)2, Pb(OH)2, Be(OH)2, Cr(OH)3 ..

    => các oxit lưỡng tính: Al2O3, ZnO, SnO, PbO, BeO, Cr2O3

    => Các muối mà gốc axit còn chứa H có khả năng phân ly ra H+ của đa axit yếu: HCO3 , HPO42-, H2PO4– , HS- , HSO3– (NaHCO3, NaHS….)

    => lưỡng tính 2 thành phần, thường tạo bởi cation của bazơ yếu + anion của axit yếu:

    (NH4)2CO3, HCOONH4,.. .

    CHÚ Ý:

    *H3PO3 là axit 2 nấc, H3PO2 là axit 1 nấc, este, kim loại không phải chất lưỡng tính.

    *Chất tác dụng cả với HCl và NaOH chưa chắc là chất lưỡng tính

    Ví dụ:, ESTE, Al,Zn đều tác dụng NaOH và HCl nhưng không phải chất lưỡng tính

    Cu(OH)2 còn nhiều tranh cãi và mâu thuẫn nên không được xem đây là chất lưỡng tính.

    4. Trắc nghiệm về Oxit lưỡng tính

    Câu 1. Oxit lưỡng tính là:

    A. Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

    B. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ và tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

    C. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.

    D. Những oxit chỉ tác dụng được với muối.

    Câu 2. Oxit nào dưới đây thuộc loại oxit lưỡng tính?

    A. Na2O

    B. K2O

    C. CrO3

    D. Cr2O3

    Câu 3. Dãy chất nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch NaOH vừa tác dụng với dd HCl?

    A. Al(OH)3, Zn(OH)2, Sn(OH)2.

    B. Al(OH)3, Zn(OH)2, Fe(OH)2.

    C. Cu(OH)2, Zn(OH)2, Sn(OH)2.

    D. Zn(OH)2, Sn(OH)2, Mg(OH)2.

    Câu 4. Các oxit của crom: (a) Cr2O3, (b) CrO, (c) CrO3. Oxit axit, oxit bazơ, oxit lưỡng tính có thứ tự là

    A. b, a, c

    B. c, b, a

    C. c, a, b

    D. a, b, c

    Câu 5. Oxit nào sau đây có tính lưỡng tính?

    A. CrO3.

    B. MgO.

    C. CaO.

    D. Cr2O3.

    Câu 6. Dãy chất nào sau đây là oxit lưỡng tính

    A. Al2O3, ZnO, PbO, Cr2O3

    B. Al2O3, MgO, PbO, SnO2

    C. CaO, ZnO, Na2O, Cr2O3

    D. PbO2, Al2O3, K2O, SnO2

    Câu 7. Hợp chất nào sau đây không có tính lưỡng tính?

    A. Al2(SO4)3.

    B. Cr2O3.

    C. Al2O3.

    D. Al(OH)3.

    Câu 8. Cho dãy các chất: Al, Al(OH)3, Al2O3, AlCl3, NaHCO3. Số chất lưỡng tính trong dãy là

    A. 2.

    B. 4.

    C. 3.

    D. 1.

    Câu 9. Al, Al2O3, Al(OH)3 đều tác dụng được với dung dịch HCl và dung dịch NaOH. Các chất có tính chất lưỡng tính là

    A. Al và Al(OH)3.

    B. Al và Al2O3.

    C. Al, Al2O3 và Al(OH)3.

    D. Al2O3, Al(OH)3.

    Câu 10. Sục từ từ khí CO2 vào dung dịch natri aluminat đến dư thì

    A. không có phản ứng xảy ra.

    B. tạo kết tủa Al(OH)3, phần dung dịch chứa Na2CO3.

    C. tạo kết tủa Al(OH)3, phần dung dịch chứa NaHCO3.

    D. tạo kết tủa Al(OH)3, sau đó kết tủa bị hòa tan lại.

    Câu 11: Trong các dung dịch: HNO3, KCl, K2SO4, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2. Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2

    A. HCl, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2.

    B. HCl, Ca(OH)2, KHSO4, K2SO4.

    C. KCl, K2SO4, Ca(OH)2.

    D. HCl, KCl, K2SO4.

    Câu 12. Dãy các chất nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch HCl vừa tác dụng với dung dịch NaOH?

    A. Pb(OH)2, ZnO, Fe2O3 .

    C. Na2SO4, HNO3, Al2O3.

    B. Al(OH)3, Al2O3, Na2CO3.

    D. Na2HPO4, Al2O3, Zn(OH)2.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *