Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp

Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp

Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp là một trong những kiến thức trọng tâm trong chương trình Sinh học lớp 11. Tuy nhiên nhiều bạn học sinh vẫn chưa nắm vững được các phân biệt. Vì vậy trong bài học hôm nay Download.vn sẽ giới thiệu chi tiết cách so sánh sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.

Bạn đang đọc: Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp

So sánh sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp mang đến 3 câu trả lời hay, ngắn gọn dễ hiểu nhất. Qua đó giúp các bạn lớp 11 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để biết cách tìm ra điểm giống và khác nhau của 2 hình thức sinh trưởng này. Từ đó biết cách trả lời câu hỏi để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi học kì 2 sắp tới. Ngoài ra các bạn xem thêm: phân biệt nuôi cấy liên tục và nuôi cấy không liên tục, Bài tập trắc nghiệm Sinh trưởng và phát triển ở thực vật.

Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp

    Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp ngắn gọn

    Tiêu chí Sinh trưởng sơ cấp Sinh trưởng thứ cấp
    Khái niệm Sinh trưởng theo chiều dài (hoặc cao)của thân, rễ Sinh trưởng theo chiều ngang (chu vi) của thân và rễ
    Nguyên nhân Do hoạt động nguyên phân của các tế bào thuộc mô phân sinh đỉnh. Do hoạt động nguyên phân của các tế bào thuộc mô phân sinh bên.
    Đối tượng Cây một lá mầm và phần thân non của cây 2 lá mầm Cây hai lá mầm

    So sánh sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp đầy đủ

    Phân biệt

    Sinh trưởng sơ cấp

    Sinh trưởng thứ cấp

    Khái niệm Là hình thức sinh trưởng làm cho cây lớn và cao lên do sự phân chia tế bào mô phân sinh đỉnh. Là hình thức sinh trưởng làm thân cây to ra do sự phân chia tế bào của mô phân sinh bên.
    Dạng dây Một lá mầm và chóp thân hai lá mầm còn non. Hai lá mầm.
    Nơi sinh trưởng Mô phân sinh đỉnh. Mô phân sinh bên (tầng sinh vỏ và tầng sinh mạch).
    Đặc điểm bó mạch Xếp lộn xộn. Xếp chồng chất hai bên tầng sinh mạch.
    Kích thước thân Lớn
    Dạng sinh trưởng Sinh trưởng chiều cao. Sinh trưởng chiều ngang.
    Thời gian sống Thường sống một năm. Thường sống nhiều năm.

    Tóm lại:

    Sự tăng trưởng không xác định tiếp tục trong suốt vòng đời của cây, trong khi sự tăng trưởng xác định dừng lại khi một bộ phận của cây (chẳng hạn như lá) đạt đến một kích thước cụ thể.

    Sinh trưởng sơ cấp của thân cây là kết quả của các tế bào phân chia nhanh chóng ở mô phân sinh ngọn ở ngọn chồi.

    Ưu thế ngọn làm giảm sự phát triển dọc theo các cạnh của cành và thân, tạo cho cây có hình dạng hình nón.

    Sự phát triển của các mô phân sinh bên, bao gồm tầng sinh gỗ mạch và tầng sinh gỗ bần (ở thực vật thân gỗ), làm tăng độ dày của thân trong quá trình sinh trưởng thứ cấp.

    Các tế bào nút chai (vỏ cây) bảo vệ cây chống lại thiệt hại vật lý và mất nước; chúng chứa một chất sáp được gọi là suberin ngăn nước thấm vào mô.

    Xylem thứ cấp phát triển gỗ dày đặc vào mùa thu và gỗ mỏng vào mùa xuân, tạo ra một vòng đặc trưng cho mỗi năm sinh trưởng.

    Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp là hai loại cơ chế mà thực vật sử dụng để tăng kích thước. Sự sinh trưởng sơ cấp xảy ra do hoạt động của mô phân sinh ngọn trong khi sự sinh trưởng thứ cấp xảy ra do hoạt động của tầng sinh gỗ. Sinh trưởng sơ cấp làm tăng chiều dài của cây trong khi sinh trưởng thứ cấp làm tăng đường kính của cây. Sự khác biệt chính giữa tăng trưởng sơ cấp và thứ cấp là loại mô liên quan đến mỗi tăng trưởng và loại tăng trưởng.

    Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp ngắn gọn

    a. Giống nhau: Sinh trưởng ở thực vật là quá trình tăng về kích thước (chiều dài, bề mặt, thể tích) của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào.

    b. Khác nhau:

    Sinh trưởng sơ cấp:

    * Sinh trưởng sơ cấp là sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.

    * Đặc điểm:

    – Diễn ra ở đỉnh thân, đỉnh chồi, đỉnh rễ và mắt ở thực vật 1 lá mầm

    – Làm tăng chiều dài của thân và rễ

    – Do hoạt động của mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng (ở thực vật 1 lá mầm) tạo ra.

    Sinh trưởng thứ cấp:

    *Sinh trưởng thứ cấp là quá trình sinh trưởng ở thực vật do sự phân chia của các mô phân sinh bên làm thực vật phát triển thân, rễ theo chiều ngang (làm nó to ra).

    *Đặc điểm:

    – Sinh trưởng thứ cấp chỉ có ở cây hai lá mầm.

    – Sinh trưởng thứ cấp tạo ra gỗ lõi, gỗ dác và vỏ

    Lý thuyết sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp

    a. Sinh trưởng ở thực vật là gì

    Sinh trưởng ở thực vật là quá trình tăng về kích thước của cơ thể (lớn lên) do tăng về số lượng tế bào, sinh trưởng ở thực vật được phân thành hai dạng đó là sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp, sinh trưởng sơ cấp có ở mọi loài thực vật, sinh trưởng thứ cấp tạo ra gỗ lõi, gỗ dác và vỏ.

    Sinh trưởng là một đặc tính của cơ thể sống. Đó là một sự thay đổi vĩnh viễn làm tăng kích thước của cây. Cũng giống như các sinh vật sống khác, thực vật cũng cho thấy sự phát triển. Tăng trưởng là một đặc tính thiết yếu của thực vật giúp chúng thu được chất dinh dưỡng từ những nơi cách xa vị trí của chúng. Tăng trưởng giúp thực vật cạnh tranh với nhau và cũng bảo vệ các cơ quan quan trọng của chúng.

    Sự nảy mầm của hạt giống là một ví dụ quan trọng về sự tăng trưởng ở thực vật nơi hạt nảy mầm thành cây con và cây con mới phát triển thành cây trưởng thành thông qua quá trình tăng trưởng.

    2. Các mô phân sinh

    – Mô phân sinh là nhóm các tế bào chưa phân hóa, duy trì được khả năng nguyên phân.

    – Khi qua giai đoạn non trẻ, sự sinh trưởng của thực vật đa bào bị hạn chế trong mô phân sinh.

    – Mô phân sinh bao gồm: mô phân sinh đỉnh, mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng.

    + Mô phân sinh đỉnh: nằm ở vị trí đỉnh của thân và rễ, có chức năng hình thành nên quá trình sinh trưởng sơ cấp của cây, làm gia tăng chiều dài của thân và rễ. Mô phân sinh đỉnh có cả ở cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm.

    + Mô phân sinh bên: phân bố theo hình trụ và hướng ra phần ngoài của thân, có chức năng tạo ra sự sinh trưởng thứ cấp nhằm tăng độ dày (đường kính) của thân. Mô phân sinh bên chỉ có ở cây Hai lá mầm.

    + Mô phân sinh lóng: nằm ở vị trí các mắt của vỏ thân, có tác dụng gia tăng sinh trưởng chiều dài của lóng (hay các vị trí khác với đỉnh thân). Mô phân sinh lóng chỉ có ở cây Một lá mầm

    3. Sinh trưởng sơ cấp

    a. Sinh trưởng sơ cấp là gì?

    Sinh trưởng sơ cấp, còn được gọi là sinh trưởng cơ bản hoặc sinh trưởng nguyên thủy, là quá trình tăng trưởng của các hình thái sơ cấp của các loài sống, chẳng hạn như tăng trưởng trong kích thước, khối lượng và số lượng tế bào. Nó liên quan chủ yếu đến các khía cạnh cơ bản của sự sống, chẳng hạn như tăng trưởng tế bào, tăng trưởng vật lý và sinh trưởng sinh sản.

    Sinh trưởng sơ cấp thường xảy ra trong giai đoạn đầu của cuộc đời của một sinh vật, khi nó phát triển từ một hình thái non trẻ sang một hình thái trưởng thành. Điều này có thể bao gồm sự tăng trưởng của các cơ quan, tế bào, và mô, cũng như sự phát triển của các chức năng cơ bản như trao đổi chất, tăng trưởng của các cơ quan nội tiết và sinh sản.

    Sinh trưởng sơ cấp thường là một phần quan trọng của chu kỳ cuộc đời của một sinh vật và ảnh hưởng đến khả năng của nó để tồn tại, phát triển và tái sản.

    b. Vai trò của sinh trưởng sơ cấp

    Vai trò của sinh trưởng sơ cấp trong cuộc đời của các loài sống là vô cùng quan trọng và đa dạng. Dưới đây là một số vai trò quan trọng của sinh trưởng sơ cấp:

    • Tạo ra cơ sở cho sự sống: Sinh trưởng sơ cấp tạo nền tảng cho sự phát triển và tồn tại của một cá thể. Nó cho phép sinh vật phát triển từ một trạng thái non trẻ hoặc trứng thành trạng thái trưởng thành có khả năng sinh sản và tồn tại trong môi trường.
    • Tăng trưởng cơ thể: Sinh trưởng sơ cấp đảm bảo tăng trưởng về kích thước và khối lượng của cá thể. Điều này quan trọng để cung cấp đủ lượng tế bào, năng lượng và sức mạnh để sinh vật hoàn thành các nhiệm vụ và chức năng của nó.
    • Tạo ra cơ quan và mô: Sinh trưởng sơ cấp bao gồm việc tạo ra và phát triển các cơ quan và mô trong cơ thể. Các cơ quan như tim, gan, phổi, não và các cơ quan khác phát triển trong giai đoạn sinh trưởng sơ cấp và sau đó chuyển sang thực hiện các chức năng cần thiết.

    4. Sinh trưởng thứ cấp

    – Xảy ra chủ yếu ở thực vật Hai lá mầm.

    – Sinh trưởng thứ cấp là sinh trưởng theo đường kính của thân, làm tăng bề ngang (độ dày) của thân và rễ do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh bên. Hai mô phân sinh bên bao gồm tầng phát sinh mạch dẫn và tầng phát sinh vỏ.

    – Sinh trưởng thứ cấp tồn tại trong cây gỗ lâu năm và hình thành nên thân gỗ lớn với nhiều vòng gỗ và lớp bần bên ngoài gọi là vỏ thân cây.

    – Cấu tạo thân cây gỗ:

    + Phần vỏ bao quanh phần thân.

    + Phần gỗ: Gỗ lõi (ròng) màu sẫm nằm ở trung tâm của thân, gồm các lớp tế bào mạch gỗ thứ cấp già, vận chuyển nước và muối khoáng. Gỗ giác màu sáng, nằm kế tiếp gỗ lõi, gồm các lớp mạch gỗ thứ cấp trẻ, vận chuyển nước và muối khoáng chủ yếu.

    – Vòng gỗ hàng năm: do tầng sinh mạch tao ra nhiều mạch gỗ xếp thành vòng đồng tâm có độ dày mỏng khác nhau.

    5. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng

    a) Các nhân tố bên trong

    – Đặc điểm di truyền, các thời kì sinh trưởng của giống, của loài cây.

    – Hoocmôn thực vật.

    b) Nhân tố bên ngoài

    – Nhiệt độ: ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng của cây. Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng của cây nhiệt đới là 25 – 35 độ C.

    – Hàm lượng nước: là nguồn nguyên liệu cung cấp cho quá trình quang hợp và các hoạt động trao đổi chất khác của cây. Tùy theo đặc điểm sinh lí của từng loại thực vật mà có nhu cầu nước khác nhau.

    – Ánh sáng: có ảnh hưởng đến quá trình quang hợp và sự tích lũy các chất trong cây. Ánh sáng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của thân mầm và phân hóa mầm hoa.

    – Ôxi: cần thiết cho sinh trưởng của thực vật. Nồng độ ôxi giảm xuống dưới 5% thì sinh trưởng bị ức chế.

    – Dinh dưỡng khoáng: thực vật cần cung cấp đầy đủ các nguyên tố thiết yếu đa lượng và vi lượng, nếu thiếu các nguyên tố này đều làm cho quá trình sinh trưởng bị ức chế, cây sinh trưởng chậm và năng suất giảm.

    Bài tập sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp

    Câu 1: Giải phẫu mặt cắt ngang thân sinh trưởng thứ cấp theo thứ tự từ ngoài vào trong thân là:

    a/ Bần → Tầng sinh bần → Mạch rây sơ cấp → Mạch rây thứ cấp → Tầng sinh mạch → Gỗ thứ cấp → Gỗ sơ cấp → Tuỷ.

    b/ Bần → Tầng sinh bần→ Mạch rây thứ cấp→ Mạch rây sơ cấp→ Tầng sinh mạch→ Gỗ thứ cấp → Gỗ sơ cấp → Tuỷ.

    c/ Bần → Tầng sinh bần → Mạch rây sơ cấp → Mạch rây thứ cấp →  Tầng sinh mạch → Gỗ sơ cấp → Gỗ thứ cấp → Tuỷ.

    d/ Tầng sinh bần → Bần → Mạch rây sơ cấp → Mạch rây thứ cấp → Tầng sinh mạch → Gỗ thứ cấp → Gỗ sơ cấp→ Tuỷ.

    Câu 2: Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng sơ cấp?

    a/ Làm tăng kích thước chiều dài của cây.

    b/ Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần.

    c/ Diễn ra cả ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm.

    d/ Diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh.

    Câu 3: Lấy tuỷ làm tâm, sự phân bố của mạch rây và gỗ trong sinh trưởng sơ cấp như thế nào?

    a/ Gỗ nằm phía ngoài còn mạch rây nằm phía trong tầng sinh mạch.

    b/ Gỗ và mạch rây nằm phía trong tầng sinh mạch.

    c/ Gỗ nằm phía trong còn mạch rây nằm phía ngoài tầng sinh mạch.

    d/ Gỗ và mạch rây nằm phía ngoài tầng sinh mạch.

    Câu 4: Mô phân sinh bên và phân sinh lóng có ở vị trí nào của cây?

    a/ Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây một lá mầm.

    b/ Mô phân sinh bên có ở thân cây một lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm.

    c/ Mô phân sinh bên có ở thân cây hai lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây một lá mầm.

    d/ Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm.

    Câu 5: Lấy tuỷ làm tâm, sự phân bố của gỗ sơ cấp và thứ cấp trong sinh trưởng thứ cấp như thế nào?

    a/ Cả hai đều nằm phía ngoài tầng sinh mạch, trong đó gỗ thứ cấp nằm phía trong còn gỗ sơ cấp nằm phía ngoài.

    b/ Cả hai đều nằm phía ngoài tầng sinh mạch, trong đó gỗ thứ cấp nằm phía ngoài còn gỗ sơ cấp nằm phía trong.

    c/ Cả hai đều nằm phía trong tầng sinh mạch, trong đó gỗ thứ cấp nằm phía ngoài còn gỗ sơ cấp nằm phía trong.

    d/ Cả hai đều nằm phía trong tầng sinh mạch, trong đó gỗ thứ cấp nằm phía trong còn gỗ sơ cấp nằm phía ngoài.

    Câu 6: Mô phân sinh đỉnh không có ở vị trí nào của cây?

    a/ Ở đỉnh rễ.

    b/ Ở thân.

    c/ Ở chồi nách.

    d/ Ở chồi đỉnh.

    Câu 7: Lấy tuỷ làm tâm, sự phân bố của mạch rây sơ cấp và thứ cấp trong sinh trưởng thứ cấp như thế nào?

    a/ Cả hai đều nằm phía trong tầng sinh mạch, trong đó mạch thứ cấp nằm phía ngoài còn mạch sơ cấp nằm phía trong.

    b/ Cả hai đều nằm phía ngoài tầng sinh mạch, trong đó mạch thứ cấp nằm phía trong còn mạch sơ cấp nằm phía ngoài.

    c/ Cả hai đều nằm phía ngoài tầng sinh mạch, trong đó mạch thứ cấp nằm phía ngoài còn mạch sơ cấp nằm phía trong.

    d/ Cả hai đều nằm phía trong tầng sinh mạch, trong đó mạch thứ cấp nằm phía trong còn mạch sơ cấp nằm phía ngoài.

    Câu 8: Giải phẫu mặt cắt ngang thân sinh trưởng sơ cấp theo thứ tự từ ngoài vào trong thân là:

    a/ Vỏ → Biểu bì → Mạch rây sơ cấp→ Tầng sinh mạch → Gỗ sơ cấp → Tuỷ.

    b/ Biểu bì → Vỏ → Mạch rây sơ cấp → Tầng sinh mạch→ Gỗ sơ cấp→ Tuỷ.

    c/ Biểu bì → Vỏ → Gỗ sơ cấp → Tầng sinh mạch → Mạch rây sơ cấp→ Tuỷ.

    d/ Biểu bì → Vỏ → Tầng sinh mạch → Mạch rây sơ cấp → Gỗ sơ cấp → Tuỷ.

    Câu 9: Sinh trưởng sơ cấp của cây là:

    a/ Sự sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.

    b/ Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động phân hoá của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm.

    c/ Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ chỉ có ở cây cây hai lá mầm.

    d/ Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ chỉ có ở cây cây một lá mầm.

    Câu 10: Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng thứ cấp?

    a/ Làm tăng kích thước chiều ngang của cây.

    b/ Diễn ra chủ yếu ở cây một lá mầm và hạn chế ở cây hai lá mầm.

    c/ Diễn ra hoạt động của tầng sinh mạch.

    d/ Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần (vỏ).

    Câu 11: Sinh trưởng thứ cấp là:

    a/ Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây thân thảo hoạt động tạo ra.

    b/ Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây thân gỗ hoạt động tạo ra.

    c/ Sự tăng trưởng bề ngang của cây một lá mầm do mô phân sinh bên của cây hoạt động tạo ra.

    d/ Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh lóng của cây hoạt động tạo ra.

    Câu 12: Nêu các đặc điểm của sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp.

    Câu 13: Hãy chọn phương án trả lời đúng. Sau khi cây mọc mầm bắt đầu quang hợp, các lá mầm sẽ trở thành:

    A. Mô rễ.

    B. Mô libe.

    c. Tán lá.

    D. Phân hóa và rụng.

    Câu 14

    Trong trồng trọt khi thu hoạch sản phẩm, tùy theo mục đích kinh tế, mục đích sử dụng, có thể kết thúc một giai đoạn nào đó của chu kì phát triển được không? Cho ví dụ và giải thích tại sao?

    Đáp án

    Câu 1: a/ Bần → Tầng sinh bần → Mạch rây sơ cấp → Mạch rây thứ cấp → Tầng sinh mạch → Gỗ thứ cấp → Gỗ sơ cấp → Tuỷ.

    Câu 2: b/ Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần.

    Câu 3: c/ Gỗ nằm phía trong còn mạch rây nằm phía ngoài tầng sinh mạch.

    Câu 4: c/ Mô phân sinh bên có ở thân cây hai lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây một lá mầm.

    Câu 5: c/ Cả hai đều nằm phía trong tầng sinh mạch, trong đó gỗ thứ cấp nằm phía ngoài còn gỗ sơ cấp nằm phía trong.

    Câu 6 b/ Ở thân.

    Câu 7: b/ Cả hai đều nằm phía ngoài tầng sinh mạch, trong đó mạch thứ cấp nằm phía trong còn mạch sơ cấp nằm phía ngoài.

    Câu 8: b/ Biểu bì → Vỏ → Mạch rây sơ cấp → Tầng sinh mạch → Gỗ sơ cấp → Tuỷ.

    Câu 9: a/ Sự sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.

    Câu 10: b/ Diễn ra chủ yếu ở cây một lá mầm và hạn chế ở cây hai lá mầm.

    Câu 11: b/ Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây thân gỗ hoạt động tạo ra.

    Câu 12: 

    – Sinh trưởng sơ cấp: Sự sinh trưởng bắt nguồn từ mô phân sinh của phôi, tức là mô phân sinh đỉnh. Sự sinh trưởng sơ cấp là sự sinh trưởng theo chiều dài của các cơ quan của thực vật.

    – Sinh trưởng thứ cấp: Sinh trưởng có nguồn gốc từ mô phân sinh thứ cấp hay mô phân sinh bên, tức là tầng sinh mạch vầ tầng sinh bần. Sinh trưởng thứ cấp chỉ có ở cây hai lá mầm.

    Câu 13: Đáp án D

    Câu 14:

    Tùy vào mục đích và nhu cầu của con người, người ta có thể kết thúc một giai đoạn nào đó của chu kì phát triển.

    – Muốn sử dụng rau mầm làm thức ăn, thu hoạch rau ở giai đoạn nảy mầm: rau má, rau mầm,…

    – Thu hoạch rau ở giai đoạn trưởng thành

    – Thu hoạch quả: Trồng các loại cây ăn quả,..

    – Thu hoạch hạt: Trồng các loại cây có hạt như bí, hướng dương,…

    Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *