Phân biệt tập tính bẩm sinh và tập tính học được

Phân biệt tập tính bẩm sinh và tập tính học được

Phân biệt tập tính bẩm sinh và tập tính học được là một trong những kiến thức trọng tâm trong chương trình Sinh học lớp 11. Tuy nhiên nhiều bạn học sinh vẫn chưa nắm vững được các phân biệt. Vì vậy trong bài học hôm nay Download.vn sẽ giới thiệu chi tiết cách so sánh tập tính bẩm sinh và tập tính học được.

Bạn đang đọc: Phân biệt tập tính bẩm sinh và tập tính học được

Phân biệt tập tính bẩm sinh và tập tính học được

So sánh tập tính bẩm sinh và tập tính học được mang đến 3 câu trả lời hay, ngắn gọn dễ hiểu nhất. Qua đó giúp các bạn lớp 11 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để biết cách tìm ra điểm giống và khác nhau của 2 tập tính này. Từ đó biết cách trả lời câu hỏi để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi học kì 2 sắp tới. Ngoài ra các bạn xem thêm: phân biệt nuôi cấy liên tục và nuôi cấy không liên tục, Bài tập trắc nghiệm Sinh trưởng và phát triển ở thực vật.

Phân biệt tập tính bẩm sinh và tập tính học được

    I. Tập tính là gì?

    Tập tính là một khái niệm phức tạp, có thể hiểu là chuỗi những phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể.

    II. Phân loại tập tính

    – Có 2 loại tập tính: tập tính bẩm sinh và tập tính học được.

    1. Tập tính bẩm sinh

    – Là loại tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ và đặc trưng cho loài.

    – Ví dụ: ve sầu kêu vào mùa hè, ếch đực kêu vào mùa sinh sản, nhện giăng tơ…

    2. Tập tính học được

    – Là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.

    Ví dụ: chuột nghe tiếng mèo thì bỏ chạy, người đi đường thấy đèn đỏ thì dừng lại.

    III. Phân biệt tập tính bẩm sinh và tập tính học được

    Gợi ý 1

    Loại tập tính Tập tính bẩm sinh Tập tính học được
    Khái niệm – Tập tính bẩm sinh là loại tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ và đặc trưng cho loài. – Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.
    Cơ sở thần kinh – Tập tính bẩm sinh là chuỗi phản xạ không điều kiện mà trình tự của chúng trong hệ thần kinh đã được gen quy định sẵn từ khi sinh ra. – Tập tính học được là chuỗi phản xạ có điều kiện. Quá trình hình thành tập tính là sự hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron thần kinh.
    Tính chất – Tập tính bẩm sinh thường bền vững và không thay đổi. – Tập tính học được có thể thay đổi.
    Ví dụ – Ve sầu kêu vào mùa hè, ếch đực kêu vào mùa sinh sản… – Chuột nghe tiếng mèo thì bỏ chạy, người đi đường thấy đèn đỏ thì dừng lại.

    Gợi ý 2

    Điểm giống nhau: Là những tập tính của động vật

    Điểm khác biệt:

    Loại tập tính Tập tính bẩm sinh Tập tính học được

    Đặc điểm

    – Tập tính bẩm sinh là loại tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ và đặc trưng cho loài.

    – Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.

    Cơ sở thần kinh

    – Tập tính bẩm sinh là chuỗi phản xạ không điều kiện mà trình tự của chúng trong hệ thần kinh đã được gen quy định sẵn từ khi sinh ra.

    – Tập tính học được là chuỗi phản xạ có điều kiện. Quá trình hình thành tập tính là sự hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron thần kinh.

    Tính chất

    – Tập tính bẩm sinh thường bền vững và không thay đổi.

    – Tập tính học được có thể thay đổi.

    Số lượng

    Có hạn

    Có thể nhiều

    Ảnh hưởng môi trường

    Không chịu ảnh hưởng của môi trường

    Chịu sự ảnh hưởng của môi trường

    Tính đại diện

    Đặc trưng cho loài

    Đặc trưng cho đời sống cá thể

    Gợi ý 3

    Tiêu chí

    Tập tính bẩm sinh

    Tập tính học được

    Tính di truyền

    Không

    Tính cá thể

    Không

    Tính ổn định

    Ổn định

    Không ổn định

    Cơ chế phản xạ

    Phản xạ không điều kiện

    Phản xạ có điều kiện

    Ví dụ

    Gà con mới nở ra có tập tính đi theo vật chuyển động đầu tiên (thường là gà mẹ) mà chúng nhìn thấy. Tập tính này là bản năng in vết ở hầu hết loài chim.

    Gà có tập tính chạy lại chỗ người cho ăn khi người cho ăn gọi bằng âm thanh quen thuộc (như tiếng vỗ tay, tiếng gọi “cục, cục”).

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *