Phân phối chương trình lớp 1 sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục

Phân phối chương trình lớp 1 sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục

Phân phối chương trình lớp 1 năm 2022 – 2023 sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục giúp thầy cô tham khảo, có thêm nhiều kinh nghiệm để xây dựng kế hoạch dạy học lớp 1 cho học sinh của mình theo chương trình mới.

Bạn đang đọc: Phân phối chương trình lớp 1 sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục

Phân phối chương trình lớp 1 gồm 6 môn: Toán, Tiếng Việt, Mĩ thuật, Đạo đức, Hoạt động trải nghiệm, Âm nhạc, mang tới đầy đủ nội dung của từng tiết học, tuần học trong cả năm 2022 – 2023. Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm phân phối chương trình sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều.

Phân phối chương trình lớp 1 sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục

    Phân phối chương trình môn Tiếng Việt 1

    TT (1) Tên Chương/ Chủ đề(2) Tên bài (3)(Tên chương/chủ đề có thể tách thành cột riêng nếu chương/chủ đề không trùng với bài, gồm nhiều bài) Số tiết (4)(Nếu có sự phân biệt giữa chương/chủ đề/bài thì cột này chỉ ghi số tiết của bài) Ghi chú (5)(Thể hiện tính liên thông, tích hợp với các môn học khác)

    1

    Làm quen (1 tuần)

    TUẦN 1

    – Giúp học sinh làm quen với môi trường học tập, cách sử dụng đồ dùng học tập, tư thế ngồi học, ngồi viết, cách cầm bút…

    – Kĩ năng đọc sách, làm việc với sách, đọc viết số từ 0 đến 9.

    – Giúp học sinh hiểu biết thêm về thiên nhiên, cuộc sống xung quanh qua việc cung cấp thông tin từ bài đọc.

    – Góp phần hình thành các năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

    – Góp phần hình thành các phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

    Bài 1: 2
    Bài 2: a b c d đ e 2
    Bài 3: g h i k l m 2
    Bài 4: n o p q r s 2
    Bài 5: t u v x y 2
    Luyện viết 1
    Kể chuyện: Buổi sáng của bé (Xem – Kể) 1

    2

    Âm và Chữ (4 tuần)

    TUẦN 2
    Bài 6: c a 2
    Bài 7: b e ê / 2
    Bài 8: o ô ơ ~ ? . 2
    Bài 9: d đ i 2
    Bài 10: Ôn tập 2

    …..

    Phân phối chương trình môn Toán 1

    Tuần Tiết Tên bài Ghi chú
    HỌC KÌ I
    CHỦ ĐỀ 1. CÁC SỐ ĐẾN 10
    1 1 Vị trí quanh ta
    2 Nhận biết các hình
    3 Luyện tập
    2 4 Các số 1, 2, 3
    5 Luyện tập
    6 So sánh các số trong phạm vi 3
    3 7 Luyện tập
    8 Các số 4, 5, 6
    9 Phép đếm đến 6
    4 10 Luyện tập
    11 So sánh các số trong phạm vi 6
    12 Luyện tập
    5 13 Các số 7, 8, 9
    14 Phép đếm đến 9
    15 Luyện tập
    6 16 So sánh các số trong phạm vi 9

    …….

    Phân phối chương trình môn Mĩ thuật 1

    Tổng số bài/tiết Lớp 1 gồm có:

    • 10 bài Mĩ thuật tạo hình = 20 tiết;
    • 5 bài Mĩ thuật ứng dụng = 10 tiết;
    • 2 bài Ôn tập (cuối học kì I và cuối năm học): 5 tiết.
    STT Tên Chương/ Chủ đề/Tên bài Số tiết
    Chủ đề Tên bài
    1 CUỘC SỐNG QUANH TA Sự kì diệu của đường nét 2 tiết
    2 CUỘC SỐNG QUANH TA Những chấm tròn thú vị 2 tiết
    3 THIÊN NHIÊN Sắc màu em yêu 2 tiết
    4 ĐỒ DÙNG HỌC TẬP Ngôi nhà của em 2 tiết
    5 THIÊN NHIÊN Trái cây bốn mùa 2 tiết
    6 ĐỒ CHƠI, ĐỒ DÙNG GIA ĐÌNH Chiếc bát xinh xắn 2tiết
    7 THIÊN NHIÊN, ĐỒ DÙNG HỌC TẬP Ông mặt trời và những đám mây 2tiết
    8 ĐỒ CHƠI, ĐỒ DÙNG HỌC TẬP Con gà ngộ nghĩnh 2tiết
    9 Ôn tập: THIÊN NHIÊN Cây trong sân trường em 2tiết
    10 CUỘC SỐNG QUANH TA Lung linh đêm pháo hoa 2tiết
    11 ĐỒ VẬT GIA ĐÌNH Bình hoa muôn sắc 2 tiết
    12 THIÊN NHIÊN Những chiếc lá kì diệu 2 tiết
    13 CON NGƯỜI Gương mặt đáng yêu 2 tiết
    14 GIA ĐÌNH Gia đình em 2 tiết
    15 ĐỒ CHƠI, ĐỒ DÙNG HỌC TẬP Chú cá đáng yêu 2 tiết
    16 NHÀ TRƯỜNG Giờ ra chơi 2 tiết
    17 CUỘC SỐNG QUANH TA
    Ôn tập – Triển lãm
    ĐỒ DÙNG HỌC TẬP
    Trang trại ước mơ 3 tiết
    TỔNG HỢP 35 tiết/năm

    Phân phối chương trình môn Đạo đức 1

    STT Tên bài
    Học kì 1
    1 Trường học mới của tôi (2 tiết)
    2 Nội quy trường, lớp tôi (2 tiết)
    3 Chung tay xây dựng nội quy lớp học (2 tiết)
    4 An toàn khi đến trường (2 tiết)
    5 An toàn khi ở trường (2 tiết)
    6 An toàn khi ở nhà (2 tiết)
    7 Tôi sạch sẽ (2 tiết)
    8 Tôi sống khoẻ (2 tiết)
    Rèn luyện tổng hợp (1 tiết)
    Học kì 2
    9 Tôi thật thà (2 tiết)
    10 Sinh hoạt nền nếp (2 tiết)
    11 Tự giác làm việc của mình (2 tiết)
    12 Yêu thương người thân trong gia đình (2 tiết)
    13 Ngày cuối tuần yêu thương (2 tiết)
    14 Quan tâm chăm sóc người thân (2 tiết)
    15 Kính trên, nhường dưới (2 tiết)
    16 Hoà thuận với anh chị em (2 tiết)
    Ôn tập tổng hợp (2 tiết)

    Phân phối chương trình môn Hoạt động trải nghiệm 1

    Thời gian Hoạt động trải nghiệm thường xuyên (35 tiết) Chủ đề Sinh hoạt dưới cờ và Sinh hoạt lớp (70 tiết) Gợi ý tích hợp nội dung giáo dục địa phương và công tác Đội
    Tháng 9 1. Chào lớp 1 Vui đến trường Giáo dục tư tưởng đạo đức, lối sống
    Tháng 10 Học vui vẻ, chơi an toàn Sống an toàn Nếp sống văn hoá, phong tục tập quán
    Tháng 11 Nói lời yêu thương Nhớ ơn thầy, cô giáo Truyền thống tôn sư trọng đạo
    Tháng 12 Tự chăm sóc và rèn luyện bản thân Tiếp bước truyền thống quê hương Lịch sử, truyền thống địa phương
    Tháng 1 Khám phá bàn tay kì diệu Chào xuân yêu thương Lễ hội truyền thống
    Tháng 2 Tập làm việc nhà, việc trường Mừng Đảng, mừng xuân Nghề truyền thống
    Tháng 3 Thân thiện với hàng xóm Hợp tác và hoà bình Chủ quyền đất nước
    Tháng 4 Bảo vệ ảnh quan trên con đường đến trường Bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp Môi trường sống tại địa phương
    Tháng 5 Xây dựng hình ảnh vui vẻ Noi gương người tốt, việc tốt Danh nhân văn hoá

    Phân phối chương trình môn Âm nhạc 1

    Tuần

    Chủ đề

    Tiết

    Bài dạy

    Mục tiêu đầu ra

    Dự kiến hoạt động dạy học triển khai

    Nội dung tích hợp

    Ghi chú

    1

    Chủ đề 1: Chào bình minh

    1

    Nghe nhạc: Buổi sáng (Morning Mood) của Edvard Grieg

    – Bước đầu cảm nhận được các âm thanh trong cuộc sống và trong âm nhạc.

    – Mô phỏng được các âm thanh nghe thấy từ cuộc sống.

    – Cảm nhận được âm thanh cao – thấp.

    HĐ1: Nghe và cảm nhận về các âm thanh trong cuộc sống

    HĐ2: Nghe trích đoạn Buổi sáng và vận động tự do

    HĐ3: Mô phỏng âm thanh bằng giọng hát

    HĐ4: Vận động cơ thể theo âm thanh cao – thấp

    2

    2

    Hát: Thật là hay

    – Hát được bài Thật là hay theo hình thức tập thể (tốp ca).

    – Hát được bài Thật là hay với biểu cảm vui tươi.

    HĐ1: Nghe bài hát Thật là hay và thực hiện bài tập

    HĐ2: Tìm hiểu lời bài hát Thật là hay

    HĐ3: Tìm hiểu lời bài hát Thật là hay

    HĐ4: Học hát bài Thật là hay

    3

    3

    Ôn tập bài hát: Thật là hay

    – Hát và vận động cơ thể theo nhịp điệu bài Thật là hay.

    HĐ1: Thay âm thanh yêu thích vào lời bài hát Thật là hay

    HĐ2: Vỗ tay hoặc giậm chân đệm cho bài hát Thật là hay

    4

    4

    Thường thức âm nhạc: Câu chuyện Tiếng hót của hoạ mi

    – Nêu được tên các nhân vật yêu thích trong câu chuyện âm nhạc Tiếng hót của hoạ mi.

    HĐ1: Nghe và tìm hiểu câu chuyện Tiếng hót của hoạ mi

    HĐ2: Tìm hiểu câu chuyện Tiếng hót của hoạ mi thông qua các bài tập

    HĐ3: Kể lại câu chuyện Tiếng hót của hoạ mi theo tranh

    5

    Chủ đề 2: Việt Nam của em

    5

    Hát: Quê hương tươi đẹp

    – Hát được bài Quê hương tươi đẹp kết hợp vận động cơ thể.

    HĐ1: Nghe và cảm nhận bài hát Quê hương tươi đẹp

    HĐ2: Vận động tự do theo bài hát Quê hương tươi đẹp

    HĐ3: Tìm hiểu lời bài hát Quê hương tươi đẹp

    HĐ4: Học hát bài Quê hương tươi đẹp

    6

    6

    Nhạc cụ: Giới thiệu nhạc cụ và cách sử dụng Thanh phách

    – Bước đầu biết chơi nhạc cụ đúng tư thế và đúng cách.
    – Sử dụng được thanh phách để đệm cho bài Quê hương tươi đẹp theo mẫu tiết tấu.

    HĐ1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi

    HĐ2: Nghe âm sắc của thanh phách

    HĐ3: Sử dụng thanh phách để thể hiện tiết tấu

    HĐ4: Gõ đệm cho bài hát Quê hương tươi đẹp

    7

    7

    Nghe nhạc: Quốc ca

    Đọc nhạc: Đô – rê- mi

    – Cảm nhận được tính chất trang nghiêm khi nghe Quốc ca Việt Nam.
    – Nêu được tên bài Quốc ca Việt Nam.

    – Đọc đúng tên nốt Đô – Rê – Mi, bước đầu đọc đúng cao độ và trường độ các nốt nhạc.

    HĐ1: Nghe, nêu tên và cảm nhận về bài hát

    HĐ2: Thực hành tư thế khi nghe Quốc ca Việt Nam

    HĐ3: Nghe và chỉ vào hình phù hợp với tính chất bài Quốc ca Việt Nam

    HĐ4: Nghe và đọc nhạc theo ba bước

    HĐ5: Nghe và vận động cơ thể

    8

    8

    Ôn tập bài hát: Quê hương tươi đẹp

    Ôn tập đọc nhạc: Đô- rê- mi

    – Hát được bài Quê hương tươi đẹp theo hình thức đơn ca và tập thể (đồng ca).

    – Hát được bài Quê hương tươi đẹp kết hợp vận động cơ thể.

    – Bước đầu cảm nhận và phân biệt được âm thanh cao – thấp.

    HĐ1: Hát và vận động cơ thể theo bài Quê hương tươi đẹp

    HĐ2: Đọc nhạc theo mẫu

    HĐ3: Đọc tên nốt

    9

    Chủ đề 3: Lễ hội muông thú

    9

    Nghe nhạc: Lễ hội muông thú của Camille Sainr – Saens

    – Nêu được tên của con vật yêu thích trong trích đoạn Lễ hội muông thú.

    – Vận động cơ thể để diễn tả chuyển động của các con vật trong trích đoạn Lễ hội muông thú

    HĐ1: Trò chơi Khám phá rừng xanh

    HĐ 2: Nghe kể chuyện âm nhạc

    HĐ3: Nghe và chọn hình phù hợp

    10

    10

    Hát: Nhịp điệu rừng xanh

    Hát rõ lời và thuộc lời bài Nhịp điệu rừng xanh

    Hát được bài Nhịp điệu rừng xanh kết hợp vận động cơ thể

    HĐ1: Trò chơi Tiếng vọng

    HĐ2: Đọc lời ca theo nhịp điệu

    HĐ3: Học bài hát Nhịp điệu rừng xanh

    11

    11

    Đọc nhạc: To nhỏ – Dài ngắn

    Bước đầu phân biệt và cảm nhận được âm thanh to – nhỏ, dài – ngắn.

    HĐ1: Mô phỏng lại tiếng của một số con vật

    HĐ2: Đọc nốt theo âm thanh to – nhỏ

    HĐ3: Đọc âm thanh ngân dài – ngắn

    12

    12

    Ôn tập bài hát: Nhịp điệu rừng xanh

    Ôn tập đọc nhạc: To nhỏ – dài ngắn

    Hát kết hợp gõ đệm cho bài Nhịp điệu rừng xanh

    Học sinh nhớ được nội dung của bài hát Nhịp điệu rừng xanh

    Vận dụng kiến thức đã học luyện tập đọc nhạc theo mẫu có âm thanh to – nhỏ, dài – ngắn.

    HĐ1: Gõ đệm cho bài hát Nhịp điệu rừng xanh

    HĐ2: Tìm bức tranh phù hợp với bài hát Nhịp điệu rừng xanh

    HĐ3: Luyện tập đọc nhạc theo mẫu có âm thanh to – nhỏ, dài – ngắn

    13

    Chủ đề 4: Sắc màu dân gian

    13

    Hát: Inh lả ơi

    – Nêu được cảm nhận về bài hát Inh lả ơi.

    – Nêu được tên bài hát Inh lả ơi.

    – Hát được bài Inh lả ơi với biểu cảm vui tươi.

    – Hát kết hợp vận động cơ thể theo nhịp điệu của bài Inh lả ơi.

    – Nêu được tính chất của bài hát Inh lả ơi.

    HĐ1: Nghe và quan sát tranh

    HĐ2: Chơi trò chơi dân gian Lộn cầu vồng

    HĐ3: Nghe và nêu cảm nhận

    HĐ4: Học hát bài Inh lả ơi

    14

    14

    Nhạc cụ: Giới thiệu nhạc cụ và cách sử dụng Trống nhỏ

    – Cảm nhận được âm sắc của trống nhỏ và vận động cơ thể theo tiếng trống.

    – Sử dụng được trống nhỏ để gõ theo mẫu tiết tấu đơn giản.

    – Sử dụng được thanh phách và trống nhỏ để gõ đệm cho bài

    hát Inh lả ơi.

    – Sử dụng thanh phách và trống nhỏ để hoà tấu đệm cho bài hát

    Inh lả ơi. (Hoạt động nâng cao)

    HĐ1: Quan sát hình ảnh, nghe âm thanh và đoán tên nhạc cụ

    HĐ2: Vận động cơ thể theo tiếng trống

    HĐ3: Gõ trống nhỏ theo mẫu tiết tấu

    HĐ4: Gõ đệm cho bài hát Inh lả ơi

    15

    15

    Nghe nhạc: Gà gáy

    Ôn tập bài hát: Inh lả ơi

    – Đặt được lời mới cho giai điệu của câu đầu tiên bài hát Inh lả ơi.

    – Nêu được tên bài hát Gà gáy.
    – Cảm nhận và thể hiện được âm thanh dài – ngắn. – Vỗ đệm cho bài hát Gà gáy theo mẫu tiết tấu.

    HĐ1: Đặt lời mới cho câu đầu tiên của bài hát Inh lả ơi

    HĐ2: Nghe và cảm nhận âm thanh bài Gà gáy

    HĐ3: Nghe và cảm nhận âm thanh dài – ngắn

    HĐ4: Nghe và phân biệt âm thanh dài – ngắn

    16

    16

    Thường thức âm nhạc: Đàn T’rưng

    – Nêu được tên đàn t’rưng khi nghe âm sắc.

    – Nhận biết được đàn t’rưng khi xem biểu diễn.

    – Vận động cơ thể theo nhịp điệu bài hát Đi cắt lúa – Dân ca H,rê.

    – Sử dụng được trống nhỏ và thanh phách để gõ đệm cho bài Đi cắt lúa – Dân ca H,rê.

    HĐ1: Nghe nhạc và vận động cơ thể

    HĐ2: Nghe kể chuyện về đàn t’rưng

    HĐ3: Quan sát hình ảnh, nêu cấu tạo và cách chơi của đàn t’rưng

    HĐ4: Gõ đệm cho bài Đi cắt lúa

    16

    Ôn tập Kiểm tra

    16

    Ôn tập – Kiểm tra học kì 1

    *GV lựa chọn các mục tiêu sau

    -Vận động cơ thể theo nhịp điệu

    -Nghe và phân biệt âm thanh cao – thấp; dài- ngắn

    -Hát được bài hát yêu thích

    -Nêu được tên bản nhạc đã học

    -Đọc được đúng cao độ 3 nốt Đô- Rê- Mi

    -Kể lại được câu chuyện tiếng hót của hoạ mi

    -Nhận biết được nhạc cụ đã học

    *GV lựa chọn các hoạt động sau

    HĐ1: Sắm vai và vận động theo trích đoạn Lễ hội muông thú

    HĐ2: Nghe và phân biệt âm than cao- thấp; to – nhỏ; dài – ngắn

    HĐ3: Hát lại bài hát yêu thích

    HĐ4: Tìm nốt nhạc còn thiếu và đọc theo mẫu

    HĐ5: Kể lại câu chuyện Tiếng hót của hoạ mi

    HĐ6: Nhận biết nhạc cụ đã học

    18

    Chủ đề 5: Giai điệu rừng xanh

    18

    Hát: Lý cây xanh

    -Vận động cơ thể theo âm thanh cao – thấp khi nghe bài hát Lý cây xanh

    -Nêu được tên của bài hát

    -Hát được bài hát Lý cây xanh theo hình thức đơn ca, tập thể (tốp ca)

    -Hát bài hát với biểu cảm vui tươi

    HĐ 1: Hoạt động nghe và cảm nhận.

    HĐ 2: Trò chơi Cây cao – cây thấp

    HĐ 3: Học hát bài hát Lý cây xanh

    19

    19

    Ôn tập bài hát: Lý cây xanh

    -Hát kết hợp gõ đệm được cho bài Lý cây xanh bằng Trống nhỏ và Thanh phách theo mẫu tiết tấu đơn giản.

    HĐ 1: Luyện tập hát bài hát Lý cây xanh.

    HĐ 2: Hát kết hợp gõ đệm cho bài Lý cây xanh bằng Trống nhỏ và Thanh phách.

    20

    20

    Nghe nhạc: Mưa rơi

    -Kể tên được các âm thanh trong cuộc sống khi nghe bài Mưa rơi

    -Nghe và vận động cơ thể theo bài Mưa rơi

    -Nêu được tên và cảm nhận về bài Mưa rơi

    HĐ 1: Trò chơi Soi gương

    HĐ 2: Vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu của bài Mưa rơi

    HĐ3: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi

    21

    21

    Thường thức âm nhạc: Câu chuyện bản hoà tấu rừng xanh

    -Kể được câu chuyện ngắn theo hình ảnh minh họa

    -Nêu được tên nhân vật yêu thích trong câu chuyện Bản hòa tấu rừng xanh

    HĐ1: Trò chơi âm nhạc “Lặng Đen tinh nghịch”

    HĐ 2: Nghe câu chuyện “Bản hòa tấu rừng xanh”.

    HĐ3: Kể lại câu chuyện Bản hoà tấu rừng xanh

    22

    Chủ đề 6: Bài ca đi học

    22

    Hát: Bài ca đi học

    – Hát được bài Bài ca đi học với giọng hát tự nhiên, tư thế phù hợp.

    – Hát kết hợp vận động cơ thể theo nhịp điệu bài Bài ca đi học.

    HĐ1: Nghe và cảm nhận bài Bài ca đi học

    HĐ2: Học hát bài Bài ca đi học

    HĐ3: Hát kết hợp vận động cơ thể theo nhịp điệu bài Bài ca đi học

    23

    23

    Nhạc cụ: Giới thiệu nhạc cụ và cách sử dụng Tem –bơ-rin

    – Chơi được tem-bơ-rin/ tambourine đúng tư thế và đúng cách.

    – Sử dụng được tem-bơ-rin/ tambourine để đệm cho bài hát Bài ca đi học bằng các mẫu tiết tấu đơn giản được tạo bởi nốt móc đơn, nốt đen, nốt trắng.

    HĐ1: Trò chơi Đồng hồ quả lắc

    HĐ2: Trò chơi Nhịp điệu lớp học

    HĐ 3: Giới thiệu và cách sử dụng nhạc cụ Tem- bơ -rin

    HĐ4: Gõ tem-bơ-rin và trống nhỏ theo mẫu

    24

    24

    Đọc nhạc: Đô rê mi pha son

    – Bước đầu làm quen với tên và cảm nhận cao độ của nốt Pha – Son. – Ôn tập tên và cảm nhận cao độ của 3 nốt Đô – Rê – Mi.

    Hát được đúng cao độ của nốt nhạc khi nhìn vào hệ thống biểu đạt bằng màu sắc.

    HĐ1: Nghe và đọc nhạc theo ba bước

    HĐ2: Hoạt động hát

    HĐ3: Đọc theo mẫu

    25

    25

    Ôn tập bài hát: Bài ca đi học

    Ôn tập đọc nhạc: Đô rê mi pha son

    – Đọc được chính xác tên nốt và cao độ của nốt nhạc trên khuông theo biểu đạt màu sắc.

    – Nêu được tên nốt nhạc còn thiếu.

    HĐ1: Hát kết hợp vận động cơ thể theo nhịp điệu bài Bài ca đi học

    HĐ2: Trò chơi Trốn tìm cùng các nốt nhạc

    26

    Chủ đề 7: Khúc hát gia đình

    26

    Hát: Bé quét nhà

    – Hát được đúng giai điệu, lời ca của bài Bé quét nhà.
    – Hát kết hợp vận động cơ thể theo nhịp điệu của bài Bé quét nhà.

    – Hát kết hợp sử dụng tem-bơ-rin đệm cho bài Bé quét nhà.

    HĐ1: Cảm nhận bài hát Bé

    quét nhà

    HĐ2: Hát bài Bé quét nhà

    HĐ3: Hát kết hợp vận động cơ thể

    HĐ4: Hát kết hợp sử dụng tem-bơ-rin gõ đệm cho bài Bé quét nhà

    27

    27

    Nghe nhạc: cho con

    – Nêu được tên bài hát Cho con.
    – Nghe và vận động cơ thể theo nhịp điệu của bài hát Cho con. – Bước đầu biết cảm nhận về bài hát Cho con.

    HĐ1: Nghe và vận động theo nhịp điệu của bài hát Cho con

    HĐ2: Nêu tên và cảm nhận

    HĐ3: Nghe và nhận biết bài Cho con

    28

    28

    Thường thức âm nhạc: Nhạc cụ Ma-ra-cát

    Đọc nhạc: Ôn tập Đô-rê-mi-pha-son

    – Nêu được tên nhạc cụ ma-ra-cát (maracas).
    – Nhận biết được nhạc cụ ma-ra-cát khi xem biểu diễn.

    – Ôn tập nốt nhạc Đô – Rê – Mi – Pha – Son.

    .

    HĐ1: Nêu tên và mô tả hình dáng của nhạc cụ ma-ra-cát

    HĐ2: Xem tranh, nhận biết và mô tả cách chơi của nhạc cụ ma-ra-cát

    HĐ3: Vận động cơ thể theo tiếng ma-ra-cát

    HĐ4: Giới thiệu với bạn của em về nhạc cụ ma-ra-cát

    HĐ5: Ôn tập nốt nhạc Đô – Rê – Mi – Pha – Son

    29

    29

    Ôn tập bài hát: Bé quét nhà

    Ôn tập đọc nhạc: Đô -rê-mi-pha-son

    – Hát kết hợp sử dụng tem-bơ-rin đệm cho bài Bé quét nhà

    – Đặt được lời mới theo giai điệu Đô – Rê – Mi – Pha – Son qua

    trò chơi Hỏi – đáp

    – Ôn tập tiết tấu đơn, móc đơn, lặng đen qua trò chơi Lời chào

    đáng yêu.

    HĐ1: Hát kết hợp sử dụng tem-bơ-rin gõ đệm cho bài Bé quét nhà

    HĐ2: Đọc theo mẫu

    HĐ3: Trò chơi Hỏi – đáp

    HĐ4: Lời chào đáng yêu

    30

    Chủ đề 8: thế giới hoà ca

    30

    Hát: thế giới hoà ca

    – Hát được đúng giai điệu, lời ca của bài Thế giới hoà ca.
    – Hát kết hợp vận động cơ thể theo nhịp điệu của bài Thế giới hoà ca.

    HĐ1: Nghe và vận động cơ thể

    HĐ2: Cảm nhận bài hát Thế giới hoà ca

    HĐ3: Hát bài Thế giới hoà ca

    HĐ4: Sử dụng động tác tay chân đệm cho bài hát

    31

    31

    Nhạc cụ: Giới thiệu nhạc cụ và cách sử dụng Trai-en-gô

    – Bước đầu làm quen với trai-en-gô (triangle).

    – Sử dụng được trai-en-gô để gõ theo mẫu tiết tấu đơn giản.

    – Sử dụng trai-en-gô cùng hoà tấu với các nhạc cụ khác.

    HĐ1: Quan sát hình ảnh và mô tả cách chơi trai-en-gô

    HĐ2: Dùng trai-en-gô để thể hiện mẫu tiết tấu

    HĐ3: Trò chơi Bản hoà tấu vui nhộn

    HĐ4: Nghe và đoán tên nhạc cụ

    32

    32

    Nghe nhạc: Vũ khúc Hung-ra-ry số 5

    –Nêu được tên bản nhạc Vũ khúc Hung-ga-ry số 5 (Hungarian Dance No.5).

    – Nghe và vận động cơ thể theo nhịp điệu của bản nhạc Vũ khúc Hung-ga-ry số 5.

    – Cảm nhận được âm thanh dài – ngắn.

    HĐ1: Nghe và nêu cảm xúc của bản thân

    HĐ2: Nghe tính chất âm thanh

    HĐ3: Vận động cơ thể theo bản nhạc Vũ khúc Hung-ga-ry số 5

    33

    33

    Ôn tập bài hát: thế giới hoà ca

    – Hát kết hợp nhạc cụ để gõ đệm cho bài Thế giới hoà ca.

    HĐ1: Ôn lại bài hát Thế giới hoà ca

    HĐ2:Hát kết hợp gõ đệm cho bài Thế giới hoà ca

    34

    Ôn tập

    34

    Ôn tập cuối năm

    *GV lựa chọn các mục tiêu sau

    – Nhận biết được bài hát/ bản nhạc đã được học.
    – Vận động được cơ thể theo bản nhạc Vũ khúc Hung-ga-ry số 5.

    – Thể hiện được bài hát yêu thích của Học kì II theo hình thức đơn ca, tốp ca.

    – Sử dụng được nhạc cụ thanh phách, trống nhỏ, trai-en-gô,

    tem-bơ-rin để gõ đệm cho bài Bài ca đi học.

    Kể lại được câu chuyện Tiếng hót của hoạ mi theo tranh

    minh hoạ.

    Đọc nhạc theo mẫu.

    *GV lựa chọn các hoạt động sau

    HĐ1: Nghe và gọi tên bài hát/ bản nhạc

    HĐ2: Nghe và vận động cơ thể theo bản nhạc Vũ khúc Hung-ga-ry số 5

    HĐ3: Chọn bài hát yêu thích

    HĐ4: Biểu diễn các bài hát theo hình thức đơn ca, tốp ca

    HĐ5: Nhận biết các nhạc cụ đã học

    HĐ6: Gõ đệm cho bài hát Bài ca đi học

    HĐ7: Ôn tập câu chuyện âm nhạc Tiếng hót của hoạ mi

    HĐ8: Ôn tập đọc nhạc theo mẫu

    35

    Kiểm tra

    35

    Kiểm tra học kì 2

    – Thể hiện được bài hát yêu thích của Học kì II theo hình thức đơn ca, tốp ca.

    – Sử dụng được nhạc cụ thanh phách, trống nhỏ, trai-en-gô,

    tem-bơ-rin để gõ đệm cho bài Bài ca đi học.

    HĐ1: Chọn bài hát yêu thích

    HĐ2: Biểu diễn các bài hát theo hình thức đơn ca, tốp ca

    HĐ3: Nhận biết các nhạc cụ đã học

    HĐ4: Gõ đệm cho bài hát Bài ca đi học

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *