Phân tích giá trị biểu đạt của dấu hai chấm ở câu thơ Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa

Phân tích giá trị biểu đạt của dấu hai chấm ở câu thơ Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa

Phân tích giá trị biểu đạt của dấu hai chấm ở câu thơ Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa? Đây là Câu hỏi trang 65 sgk Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức với cuộc sống Tập 1.

Bạn đang đọc: Phân tích giá trị biểu đạt của dấu hai chấm ở câu thơ Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa

Toàn bộ lời giải dưới đây giúp các em học sinh củng cố phần Soạn bài Thực hành tiếng Việt sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Qua đó giúp các em nhanh chóng nắm được những quy tắc ngôn ngữ thông thường. Bên cạnh đó các em xem thêm: Vì sao Chí Phèo lại khiến dân làng Vũ Đại e sợ khi hắn mới từ nhà tù trở về làng?

Giá trị biểu đạt của dấu hai chấm ở câu thơ Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa

    Đề bài: Phân tích giá trị biểu đạt của dấu hai chấm ở câu thơ “Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa” trên cơ sở liên hệ đến chức năng thông thường của dấu hai chấm trong văn bản.

    Phân tích giá trị biểu đạt của dấu hai chấm – Mẫu 1

    Giá trị biểu đạt của dấu hai chấm ở dòng thơ “Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa”: Tác giả đã bổ sung chức năng mới cho dấu câu, diễn tả hai hình ảnh đối lập nhau. Dấu hai chấm không chỉ đơn thuần để ngắt câu mà nó còn mang dụng ý nghệ thuật sâu sắc nhằm nhấn mạnh hơn không gian bao la, bát ngát đến vô tận.

    Phân tích giá trị biểu đạt của dấu hai chấm – Mẫu 2

    Trong câu thơ “Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều xa”, dấu hai chấm ở đây có công dụng giải thích cho sự vật, sự việc ở vế đằng trước. Hình ảnh “cánh chim nhỏ” gợi lên một cánh chim lẻ loi, cô độc giữa bầu trời xanh hay nói cánh chim đó chính là tác giả – một người đang cô đơn, lẻ loi giữa biển cả, vũ trụ mênh mông, rộng lớn. Và từ cánh chim nhỏ đang chao liệng giữa bầu trời, hoàng hôn dần buông xuống làm cho tâm trạng đang buồn lại càng buồn thêm. Vế sau dấu hai chấm như giải thích thêm cho tâm trạng cô đơn, buồn bã của tác giả, như một điểm khởi đầu để giải thích cho nỗi buồn đó ở những câu thơ phía sau. Như vậy, bằng việc sử dụng một hình ảnh hết sức gần gũi, tinh tế, tác giả đã rất dụng tâm trong việc miêu tả tâm trạng của chính mình qua hình ảnh “cánh chim nhỏ”, giúp người đọc hiểu rõ được tâm trạng của một con người đang mang trong mình một nỗi tha hương, một nỗi buồn thương sâu sắc.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *