Phân tích một số yếu tố tạo ra tiếng cười trong đoạn trích: tình huống, ngôn ngữ và hành động của các nhân vật trong đoạn trích Mắc mưu Thị Hến? Là câu hỏi rất hay nằm trong chương trình Ngữ văn 10 sách Cánh diều tập 1 trang 74.
Bạn đang đọc: Phân tích một số yếu tố tạo ra tiếng cười trong đoạn trích Mắc mưu Thị Hến
Phân tích yếu tố tạo ra tiếng cười trong Mắc mưu Thị Hến mang đến 2 gợi ý tham khảo. Qua đó giúp các bạn học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý ôn tập, trau dồi kiến thức, nhanh chóng biết cách trả lời câu hỏi 2 bài Mắc mưu Thị Hến trang 74. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Phân tích yếu tố tạo ra tiếng cười trong Mắc mưu Thị Hến, mời các bạn đón đọc nhé.
Phân tích một số yếu tố tạo ra tiếng cười trong Mắc mưu thị Hến
Câu 2 trang 74 SGK văn 10 tập 1 Cánh Diều
Đề bài: Phân tích một số yếu tố tạo ra tiếng cười trong đoạn trích: tình huống, ngôn ngữ và hành động của các nhân vật….
Trả lời câu 2 trang 74 Ngữ văn 10 Cánh diều tập 1
Gợi ý 1
Yếu tố tạo ra tiếng cười trong đoạn trích trên xuất phát từ ngôn ngữ hành động của nhân vật Nghêu, Nghêu được biết đến là ông bói mù, với những câu nói hài hước, tếu táo. Nghêu đến nhà Thị Hến để tán tỉnh nàng nhưng chưa kịp làm gì thì thấy Đề Hầu gõ cửa đến. Khi ấy lão sốt vó lo lắng, hoang mang, sợ hãi đã nhanh chóng để tìm chỗ trốn “Trốn chỗ nào khác chỉ cho min/ (Chớ) Ra cửa có thầy Đề đứng đó! Sợ bị phát hiện Nghêu đã chui xuống gầm phản nhà Hến. Hành động của kẻ nhút nhát, sợ sệt. Nhưng rồi khi nghe Huyện Trìa nói về việc “Phàm tu hành mà đã xuất gia/ Có phá giới đánh đòn phát lạc” thì Nghêu đã chui từ gầm phản ra và thay đổi bộ mặt vui vẻ để lấy lòng, còn nịnh hót khen những lời của Huyện Trìa là đúng đắn khác hoàn toàn so với lúc đầu khi Đề Hầu đến, Nghêu đã lật mặt thay đổi cảm xúc tuy vẫn còn run sợ nhưng hắn lại ngon ngọt. Tác giả đã rất thành công trong việc dùng ngôn ngữ hành động để tạo tiếng cười.
Gợi ý 2
Yếu tố tạo ra tiếng cười trong đoạn trích: tình huống, ngôn ngữ và hành động của các nhân vật…
– Nghêu là ông bói mù nhưng có thói đào hoa. Ông đến nhà tán tỉnh Thị Hến, rồi trốn vào dưới gầm phản khi Đề Hầu đến, lổm cổm bò ra khi nghe Huyện Trìa nói về người tu phá giới thì chỉ có đánh đòn phát lạc. Nếu với Đề Hầu, Nghêu hiện lên sự sợ hãi thì với quan huyện, tuy có sợ nhưng ông cố lấy lòng quan huyện.
– Khi cả 3 người chạm mặt nhau trong nhà Thị Hến, Nghêu, Đề Hầu và quan huyện đều bẽ mặt. Bởi vì mọi người đến nhà Thị đều có ý đồ xấu. Họ xấu hổ và bẽ mặt trước những người có tiếng trong huyện.