Giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 11: Hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần mở đầu, luyện tập và vận dụng trang 66→70.
Bạn đang đọc: Pháp luật 10 Bài 11: Hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Giải Bài 11 Hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trang 66→70 giúp các bạn học sinh nhận biết các hệ thông chính trị. Đồng thời có thêm tài liệu gợi ý, so sánh với kết quả mình đã làm, rèn luyện củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức. Vậy sau đây là bài soạn Hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sách Cánh diều, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Pháp luật 10 Bài 11: Hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Trả lời câu hỏi nội dung bài học Pháp luật 10 Bài 11
1. Cấu trúc của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Câu hỏi trang 67
a) Em hãy lựa chọn các cơ quan, tổ chức trong bảng trên để vẽ sơ đồ hệ thống chính trị Việt Nam.
b) Em hãy trình bày những hiểu biết của em về các tổ chức trong sơ đồ hệ thống chính trị ở Việt Nam.
Lời giải:
Yêu cầu a) Sơ đồ hệ thống chính trị Việt Nam:
Yêu cầu b)
– Đảng Cộng sản Việt Nam: ra đời ngày 3-2-1930, là Đảng cầm quyền và là chính đảng duy nhất được phép hoạt động tại Việt Nam theo Hiến pháp.
– Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: do Đảng lãnh đạo, là Nhà nước “của dân, do dân và vì dân”.
– Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là một bộ phận cấu thành hệ thống chính trị của nước CHXHCN Việt Nam.
– Các tổ chức xã hội – nghề nghiệp: là tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập và có hội viên là cá nhân, tổ chức tự nguyện đóng góp tài sản hoặc đóng hội phí nhằm phục vụ mục đích của hội và nhu cầu chung của hội viên là pháp nhân khi tham gia quan hệ dân sự.
– Các tổ chức phi chính phủ: là các tổ chức hoạt động phi lợi nhuận độc lập với chính phủ, hệ thống kết nối của các tổ chức này thường mang tính chất xuyên quốc gia, hoạt động vì lợi ích chung của cộng đồng liên quan đến văn hóa, giáo dục, y tế, môi trường,…
– Các tổ chức tôn giáo: như Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Giáo hội Công giáo Việt Nam, Hội thánh Tin lành Việt Nam,…
Câu hỏi trang 68
a) Từ các thông tin trên, em rút ra đặc điểm gì của hệ thống chính trị ở Việt Nam?
b) Đảng Cộng sản Việt Nam đóng vai trò như thế nào trong hệ thống chính trị Việt Nam?
Lời giải:
Yêu cầu a) Đặc điểm của hệ thống chính trị ở Việt Nam:
– Do một Đảng duy nhất lãnh đạo là Đảng Cộng sản Việt Nam.
– Được xây dựng trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
– Được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
– Bảo đảm thống nhất giữa bản chất của giai cấp công nhân và tính nhân dân, tính dân tộc rộng rãi.
Yêu cầu b) Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với hệ thống chính trị:
– Là hạt nhân của hệ thống chính trị, vừa là người lãnh đạo vừa là thành viên trong hệ thống chính trị của Việt Nam.
– Là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
2. Nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Câu hỏi trang 69
a) Ở Việt Nam, quyền lực Nhà nước thuộc về ai?
b) Hệ thống chính trị Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc nào?
Lời giải:
Yêu cầu a) Ở Việt Nam, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân.
Yêu cầu b) Hệ thống chính trị Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách
3. Thực hiện nghĩa vụ công dân trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị ở Việt Nam
Câu hỏi trang 70
a) Em hãy nhận xét về suy nghĩ và hành vi của bạn S. Em sẽ góp ý với bạn S như thế nào để bạn S thấy được trách nhiệm của mình trong việc tham gia xây dựng và phát triển tổ chức Đoàn trong trường học?
b) Em học được điều gì từ những hành động của bạn A?
Lời giải:
Yêu cầu a)
– B là người không có trách nhiệm trong việc đóng góp ý kiến cho báo cáo của Đoàn trường.
– Lời khuyên: B nên tập trung vào công việc chung của buổi sinh hoạt chi đoàn, lắng nghe ý kiến của các bạn khác để có thể phát triển hoặc sửa lại để có thể làm ra một báo cáo hoàn thiện nhất.
Yêu cầu b) Bài học từ những hành động của bạn A: luôn tích cực tham gia vào các chương trình hành động, tình nguyện do Đoàn thanh niên phát động
Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 70
Luyện tập 1
Em có đồng tình hay không với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
Toàn bộ hoạt động của hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của một đảng duy nhất cầm quyền là Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một tổ chức trong hệ thống chính trị có tính chất, vị trí, vai trò, chức năng riêng.
Trong hệ thống chính trị Việt Nam, Nhà nước là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân.
Tất cả các tổ chức trong hệ thống chính trị Việt Nam đều hướng tới bảo đảm và tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân.
Công dân Việt Nam thể hiện tâm tư, nguyện vọng, chính kiến của mình thông qua Mặt trận và các đoàn thể nhân dân trong Hệ thống chính trị.
Lời giải:
– Đồng tình với ý kiến A, B, D, E.
– Không đồng tình với ý kiến C vì Đảng Cộng sản Việt Nam mới là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân.
Luyện tập 2
Em hãy xử lý tình huống sau:
Lợi dụng việc nhiều người dân thích theo dõi các trang mạng xã hội như F, Y,… các thế lực thù địch sử dụng tính năng quảng cáo để thực hiện hoạt động quảng cáo chính trị, phát tán các nội dung xuyên tạc sai sự thật, chống phá Đảng, Nhà nước. K vô tình phát hiện M có vào các trang mạng đó để theo dõi, thậm chí còn ấn nút “thích” ở một số nội dung.
a) Em nhận xét như thế nào về hành vi của M?
b) Nếu là K, em sẽ làm gì để M từ bỏ các hành vi đó?
Lời giải:
Yêu cầu a) Hành vi của anh M là trái với pháp luật khi xem tin, bài viết và bàn tán về những thông tin sai sự thật, xuyên tạc về Đảng và Nhà nước.
Yêu cầu b) Nếu là K, em sẽ khuyên M nên bỏ qua những bài viết xuyên tạc, không nên đọc, tiếp nhận những thông tin sai sự thật và phải biết chọn lọc thông tin khi lên mạng xã hội cũng như nói chuyện với người khác.