Giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 13: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần mở đầu, luyện tập và vận dụng trang 78→87.
Bạn đang đọc: Pháp luật 10 Bài 13: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Giải SGK Kinh tế Pháp luật 10 Bài 13 giúp các bạn học sinh nhận biết được đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc bộ máy nhà nước. Đồng thời có thêm tài liệu gợi ý, so sánh với kết quả mình đã làm, rèn luyện củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức. Vậy sau đây là bài soạn Giáo dục Kinh tế Pháp luật 10 Bài 13 Chân trời sáng tạo, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Giải Giáo dục Kinh tế Pháp luật 10 Bài 13 Chân trời sáng tạo
Trả lời Luyện tập GDKT&PL 10 Bài 13
Câu 1
Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến nào sau đây? Vì sao?
a. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước là cơ sở cho việc xây dựng và thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước.
b. Công dân Việt Nam đều có quyền ứng cử tham gia vào bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
c. Công dân có quyền khiếu nại, tố cáo khi không đồng tình với quyết định, việc làm trái pháp luật của các cơ quan trong bộ máy nhà nước.
d. Cơ quan cấp dưới phải thực hiện tất cả các chủ trương, quyết định của cơ quan nhà nước cấp cao hơn.
đ. Bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang tính nhân dân sâu sắc.
Gợi ý đáp án
Em đồng ý với tất cả các ý kiến trên.
* Giải thích:
a. Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước là cơ sở cho việc xây dựng, thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước. Tất cả đều hướng tới việc mang lại lợi ích cho nhân dân, phục vụ nhân dân.
b. Công dân Việt Nam đều có quyền ứng cử tham gia vào bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam => Thể hiện quyền dân chủ
c. Công dân có quyền khiếu nại, tố cáo khi không đồng tình với quyết định, việc làm trái pháp luật của các cơ quan trong bộ máy nhà nước. => thể hiện nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
d. Cơ quan cấp dưới phải thực hiện tất cả các chủ trương, quyết định của cơ quan nhà nước cấp cao hơn. => Tính quyền lực của Nhà nước.
Câu 2
Em hãy chia sẻ quan điểm của bản thân đối với những hành vi dưới đây:
a. T làm đơn tố cáo hành vi sai phạm trên địa bàn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
b. Công ti A từ chối nhận in tài liệu có nội dung phản cảm trái pháp luật.
c. Chính quyền địa phương V đến Trường trung học phổ thông M để lấy ý kiến đóng góp của học sinh về việc xây dựng một dự án cho thanh niên trên địa bàn.
d. Ông K là công chức nhà nước, phát hiện lãnh đạo cơ quan nơi ông công tác có nhiều sai phạm nhưng không tố cáo.
Gợi ý đáp án
a. T làm đơn tố cáo hành vi sai phạm trên địa bàn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
=> T đã thực hiện quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước.
b. Công ti A từ chối nhận in tài liệu có nội dung phản cảm trái pháp luật.
=> Hành động của công ti A là đúng đắn, góp phần ngăn chặn sự phát tán của những tài liệu độc hại.
c. Chính quyền địa phương V đến Trường trung học phổ thông M để lấy ý kiến đóng góp của học sinh về việc xây dựng một dự án cho thanh niên trên địa bàn.
=> Chính quyền địa phương rất tôn trọng quyền dân chủ của công dân.
d. Ông K là công chức nhà nước, phát hiện lãnh đạo cơ quan nơi ông công tác có nhiều sai phạm nhưng không tố cáo.
=> Việc làm của ông K là không hợp lí. Ông đã bao che cho những hành vi vi phạm pháp luật. Những hành vi đó cần được đưa ra ánh sáng để góp phần làm trong sạch bộ máy nhà nước.
Câu 3
Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi.
K là học sinh lớp 10A1. Một lần tình cờ phát hiện D và một số bạn trong lớp đọc những tin tức có nội dung không đúng về cán bộ lãnh đạo nhà nước trên mạng xã hội, K bức xúc nói:
– Đây là những thông tin không chính xác! Các bạn không nên đọc nói!
Nghe vậy, D và các bạn phá lên cười chọc ghẹo lại K:
– Bọn mình đọc cho vui thôi mà, sao cậu căng thẳng thế?
Câu hỏi:
– Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến của K? Vì sao?
– Theo em, học sinh có nghĩa vụ bảo vệ, xây dựng bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam không? Vì sao?
Gợi ý đáp án
Em đồng tình với ý kiến của K
* Giải thích: những thông tin trôi nổi, sai lệch về bộ máy nhà nước như vậy có thể gây ra những nhìn nhận sai lầm từ phía nhân dân, gây hoang mang trong xã hội.
– Theo em, học sinh cũng có nghĩa vụ bảo vệ, xây dựng bộ máy Nhà nước CHXHCNVN.
* Giải thích: đã là công dân Việt Nam, ai cũng cần phải có trách nhiệm với đất nước của mình, giữ vững lập trường, luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Không đọc cũng như lan truyền các thông tin sai lệch, chưa được làm rõ, ảnh hưởng đến uy tín của Nhà nước.
Trả lời Vận dụng GDKT&PL 10 Bài 13
Câu 1
Em hãy viết một bài luận (khoảng 300 chữ) thể hiện rõ vai trò của học sinh trung học phổ thông trong việc góp phần xây dựng bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Gợi ý đáp án
Học sinh trung học phổ thông là những thành viên của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh – lực lượng nòng cốt, cánh tay đắc lực của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chính vì vậy, chúng ta cần phải ý thức được trách nhiệm của mình trong việc xây dựng, bảo vệ bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trước tiên, học sinh trung học phổ thông cần tích cực tìm hiểu về cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước để có những hiểu biết nhất định về cơ chế vận hành của Nhà nước. Từ đó, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, lên án, tố cáo những hành vi xuyên tạc chủ trương, đường lối của đất nước, làm giảm uy tín của các cấp chính quyền. Tiếp đó, các Đoàn viên cần tích cực tham gia các hoạt động do Đoàn thanh niên phát động, tham gia đóng góp xây dựng bảo vệ chính quyền nhân dân các cấp. Có ý thức tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước. Mỗi học sinh cũng cần tự điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với Hiến pháp và pháp luật, đóng góp vào công tác xây dựng bộ máy nhà nước bằng những hành động phù hợp với lứa tuổi, năng lực của mình
Câu 2
Em hãy tổ chức một buổi truyền thông thể hiện vai trò của học sinh góp phần bảo vệ chính quyền tại địa phương.
Gợi ý đáp án
Học sinh tự thực hiện