Giải bài tập Giáo dục Kinh tế pháp luật 10 Bài 17: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần mở đầu, luyện tập và vận dụng trang 104→109.
Giải Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 17 giúp các bạn học sinh nắm được nội dung của Hiến pháp, từ đó hiểu được văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường. Đồng thời có thêm tài liệu gợi ý, so sánh với kết quả mình đã làm, rèn luyện củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức.
Giải SGK Kinh tế Pháp luật 10 Bài 17 Cánh diều
Trả lời Luyện tập Kinh tế pháp luật 10 bài 17
Luyện tập 1
Em hãy cho biết hành vi nào sau đây là vi phạm các quy định của Hiến pháp về kinh tế? Vì sao?
A. Ông Q lấn chiếm đất rừng để trồng cây nông nghiệp.
B. Chị H hợp tác với công ty X của nước ngoài để xuất khẩu hải sản theo quy định.
C. Anh P tiến hành khai thác khoáng sản ở địa phương sau khi được cấp giấy phép.
D. Khi mở công ty, anh T đã tiến hành đăng kí kinh doanh ở các cơ quan nhà nước.
Gợi ý đáp án
Hành vi vi phạm các quy định của Hiến pháp về kinh tế là hành vi: A. Ông Q lấn chiếm đất rừng để trồng cây nông nghiệp.
Bởi vì đất rừng là do Nhà nước đầu tư, quản lí, là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lí. Vì thế khi khai thác cần phải xin giấy phép và được cấp phép từ Nhà nước thì ông Q mới được sử dụng.
Luyện tập 2
Em hãy cho biết hành vi nào sau đây là thực hiện đúng các quy định của Hiến pháp về văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường? Vì sao?
A. Bà G thường đổ rác thải ra sông.
B. Bạn Y được cấp chứng nhận quyền sở hữu trí tuệ cho công nghệ do mình sáng tạo.
C. Anh K luôn tạo điều kiện cho nhân viên của công ty học tập nâng cao trình độ.
D. Chị D mở lớp dạy miễn phí các làn điệu dân ca cho các em học sinh tại địa phương.
E. Chị V thường xuyên sao chép các tác phẩm của người khác.
G. Bạn M tích cực tham gia hoạt động ngày hội Đại đoàn kết dân tộc ở khu dân cư.
H. Ông Q là Giám đốc của cơ quan nhưng thường gây khó dễ đối với anh N trong các hoạt động nghiên cứu chuyên môn.
Gợi ý đáp án
Hành vi thực hiện đúng các quy định của Hiến pháp về văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường:
+ B. Bạn Y được cấp chứng nhận quyền sở hữu trí tuệ cho công nghệ do mình sáng tạo.
Bạn ấy đã thực hiện đúng các quy định của Hiến pháp về khoa học, công nghệ.
+ C. Anh K luôn tạo điều kiện cho nhân viên của công ty học tập nâng cao trình độ.
Anh K đã thực hiện đúng các quy định của Hiến pháp về giáo dục.
+ G. Bạn M tích cực tham gia hoạt động ngày hội Đại đoàn kết dân tộc ở khu dân cư.
Bạn M đã thực hiện đúng các quy định của Hiến pháp về văn hóa.
Luyện tập 3
Tìm hiểu các quy định của Nhà nước về giáo dục, D băn khoăn không hiểu tại sao Nhà nước lại không thu học phí đối với học sinh tiểu học các trường công lập?
Nếu là bạn của D, căn cứ vào các quy định của Hiến pháp, em hãy giải thích cho bạn..
Gợi ý đáp án
Nhà nước lại không thu học phí đối với học sinh tiểu học các trường công lập bởi vì:
+ Điều 61 Hiến pháp năm 2013 quy định “giáo dục tiểu học là bắt buộc, Nhà nước không thu học phí”, đã là giáo dục bắt buộc, thì người học không phải nộp học phí và trường công và tư đều được hưởng chế độ như nhau. Đây là yếu tố bình đẳng trong việc tiếp cận giáo dục.
+ Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục.
+ Nhà nước chăm lo phát triển giáo dục giáo dục mầm non và đảm bảo tất cả mọi người trên đất nước đều được thực hiện giáo dục tiểu học.
Luyện tập 4
Khi thảo luận về nội dung xây dựng gia đình văn hoá, ấm no, hạnh phúc, T cho rằng, mỗi thành viên trong gia đình cần phải thực hiện trách nhiệm của mình, gắn bó và chia sẻ với mọi người. Tuy nhiên, H lại khẳng định, vì đang độ tuổi học sinh nên chỉ cần học giỏi còn mọi tiêu chuẩn trong xây dựng gia đình văn hoá bố mẹ sẽ thực hiện.
Em có nhận xét gì về ý kiến của T và H trong trường hợp trên?
Gợi ý đáp án
– Đồng ý với ý kiến của T bởi vì việc xây dựng gia đình văn hóa là nhiệm vụ chung của mọi người, tùy theo sức mình để làm việc phù hợp.
– Không đồng ý với ý kiến của H bởi vì tuổi nhỏ thì làm việc nhỏ. Học sinh không những thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập còn có các quyền và nghĩa vụ khác về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường.
Luyện tập 5
Nhà trường tổ chức cuộc thi với chủ đề “Học sinh nói không với rác thải nhựa”, nhưng G nhất quyết không tham gia với lí do bản thân không có hoạt động mua sắm nhiều nên không dùng rác thải nhựa và việc xử lí rác thải nhựa đã có cơ quan chuyên trách.
a) Căn cứ vào quy định của Hiến pháp, em có nhận xét gì về suy nghĩ của G?
b) Nếu là bạn của G, em sẽ giải thích với bạn như thế nào?
Gợi ý đáp án
a) Nhận xét: G chưa thực hiện theo Hiến pháp 2013 về Môi trường. Bời vì G chưa có ý thức bảo vệ môi trường và cho rằng đó là việc của cơ quan chức năng.
b) Em sẽ giải thích với bạn như sau:
Hiến pháp 2013 quy định về môi trường, Nhà nước khuyến khích mọi hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo. Vì vậy, mỗi người chúng ta phải tích cực tham gia các hoạt động để góp phần bảo vệ môi trường chung.
Trả lời câu hỏi Vận dụng Kinh tế pháp luật 10 bài 17
Vận dụng 1
Em hãy tiến hành một cuộc khảo sát nhỏ và viết báo cáo việc thực hiện các quy định của Hiến pháp về môi trường ở địa phương em.
Gợi ý đáp án
Có thể tham khảo bản khảo sát sau:
– Thời gian tiến hành khảo sát: chủ nhật ngày 19/6/2022
– Địa điểm tiến hành: xã Nam An
– Nội dung khảo sát:
+ Quy định của Hiến pháp
1. Về phát triển kinh tế, Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định đường lối, nhiệm vụ xây dựng nền kinh tế nước ta là nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát huy nội lực, hội nhập, hợp tác quốc tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vấn đề hội nhập kinh tế cũng đặt trong bối cảnh mới, đó là chủ động và tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng trên các lĩnh vực vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Đồng thời, Hiến pháp năm 2013 đã hiến định mục tiêu phát triển bền vững, trong đó thể hiện rõ quan điểm là phát triển kinh tế gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường (Điều 50).
2. Về lĩnh vực xã hội (theo nghĩa rộng), Hiến pháp năm 2013 xác định trách nhiệm của Nhà nước cùng với toàn xã hội, bằng các nguồn lực kinh tế – tài chính, đầu tư phát triển các lĩnh vực lao động, việc làm, y tế, phúc lợi và an sinh xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ.
3. Về bảo vệ môi trường, Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện được những vấn đề mới của thời đại như vấn đề phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng… Cụ thể: Hiến pháp ghi nhận quyền được sống trong môi trường trong lành và nghĩa vụ bảo vệ môi trường của mọi người (Điều 42); đồng thời quy định Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường, quản lý và sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; khuyến khích mọi hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo. Hiến pháp cũng quy định tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại (Điều 63).
+ Đánh giá mức độ thực hiện các quy định Hiến pháp của người dân.
+ Đưa ra giải pháp:
Tuyên truyền người dân tích cực thực hiện theo đúng quy định, chính sách của Hiến pháp.
Nghiêm cấm các hành vi đi ngược lại quy định của Hiến pháp.
Vận dụng 2
Hãy viết một tiểu phẩm ngắn với chủ đề “Học sinh với các quy định của Hiến pháp về giáo dục” và cùng các bạn đóng kịch chia sẻ với mọi người trong giờ sinh hoạt lớp.
Gợi ý đáp án
Đang cập nhật