Giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 21: Thực hiện pháp luật sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần mở đầu, luyện tập và vận dụng trang 128→132.
Bạn đang đọc: Pháp luật 10 Bài 21: Thực hiện pháp luật
Giải SGK Kinh tế Pháp luật 10 Bài 21 giúp các bạn học sinh hiểu được vai trò của Thực hiện pháp luật. Đồng thời có thêm tài liệu gợi ý, so sánh với kết quả mình đã làm, rèn luyện củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức. Vậy sau đây là bài soạn Thực hiện pháp luật sách Cánh diều, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Giải KTPL 10 Cánh diều: Thực hiện pháp luật
Trả lời câu hỏi phần Luyện tập
Luyện tập 1
Mỗi hành vi, việc làm dưới đây thuộc hình thức thực hiện pháp luật nào? Vì sao?
A. Không buôn bán, sử dụng trái phép chất ma tuý.
B. Mở cửa hàng bán hàng may mặc sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.
C. Cơ quan y tế ra quyết định phạt tiền đối với cửa hàng ăn uống vì không áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm.
D. Nhà máy sản xuất bánh mì áp dụng các biện pháp phòng cháy, chữa cháy.
Gợi ý đáp án
Câu |
Hình thức |
Giải thích |
A. Không buôn bán, sử dụng trái phép chất ma tuý. |
Tuân thủ pháp luật |
Vì đang thực hiện đúng theo quy đinh của pháp luật. |
B. Mở cửa hàng bán hàng may mặc sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. |
Sử dụng pháp luật. |
Vì đã sử dụng pháp luật, xin giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh rồi mới mở. |
C. Cơ quan y tế ra quyết định phạt tiền đối với cửa hàng ăn uống vì không áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm. |
Áp dụng pháp luật. |
Vì đã áp dụng pháp luật để phạt tiền đối với cửa hàng ăn uống |
D. Nhà máy sản xuất bánh mì áp dụng các biện pháp phòng cháy, chữa cháy. |
Thi hành pháp luật. |
Vì thi hành pháp luật, áp dụng các biện pháp phòng cháy, chữa cháy. |
Luyện tập 2
Xử lí tình huống
a. Tốt nghiệp đại học ngành Dược, sau khi được cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, chị Hà mở cửa hàng bán thuốc dược phẩm ở thị trấn.
Theo em, việc chị Hà mở cửa hàng bán thuốc dược phẩm có phải là thực hiện pháp luật không? Nếu có, thì đó là hình thức thực hiện pháp luật nào? Vì sao?
b. Công ty V chuyên sản xuất bánh kẹo, bị cơ quan thuế kiểm tra và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính vì không nộp thuế đúng thời hạn theo quy định của Luật Thuế.
Theo em, việc cơ quan thuế ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty V là hình thức thực hiện pháp luật nào? Vì sao?
c. Công việc kinh doanh của bà X rất thuận lợi vì có khách hàng quen, thường xuyên đến mua hàng. Gần đây, thấy nhu cầu hút thuốc lá điện tử của thanh niên phát triển mạnh, bà X quyết định nhập hàng thuốc lá điện tử về bán, dù cửa hàng của bà không đăng kí kinh doanh thuốc lá. Việc làm này của bà X đã bị cơ quan quản lí thị trường kiểm tra, lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính về hành vi kinh doanh không đúng mặt hàng ghi trong giấy phép kinh doanh được cấp.
Theo em, việc cơ quan quản lí thị trường xử phạt vi phạm hành chính đối với bà M là đúng hay sai? Thuộc hình thức thực hiện pháp luật nào? Vì sao?
Gợi ý đáp án
a) Việc chị Hà mở cửa hàng bán thuốc dược phẩm là thực hiện pháp luật.
+ Hình thức thực hiện: Sử dụng pháp luật.
+ Vì chị Hà đã được nhà nước cấp phép đăng kí kinh doanh và đã thực hiện mở cửa hàng dược theo đúng quy định.
b) Việc cơ quan thuế ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty V là hình thức áp dụng pháp luật.
Bởi vì cơ quan thuế đã căn cứ vào các quy định của pháp luật về luật Thuế thu nhập doanh nghiệp để xử phạt vi phạm đối với công ty V.
c) Theo em, việc cơ quan quản lí thị trường xử phạt vi phạm hành chính đối với bà M là đúng. Thuộc hình thức thực hiện pháp luật là Áp dụng pháp luật.
+ Bởi vì cơ quan quản lí thị trường căn cứ vào các quy định của pháp luật về luật doanh nghiệp để xử phạt vi phạm đối với bà M.
Luyện tập 3
Nếu chứng kiến hành vi vi phạm pháp luật của người khác, em sẽ xử sự như thế nào? Vì sao?
Gợi ý đáp án
– Nếu chứng kiến hành vi vi phạm pháp luật của người khác, em sẽ báo ngay với người lớn hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền để xử lí.
– Bởi vì hiến pháp, pháp luật ra đời để điều chỉnh hành vi của mọi người trong xã hội. Mỗi người cần phải tuân thủ và làm theo những quy định của Hiến pháp, pháp luật. Nếu có các hành vi vi phạm thì xã hội sẽ trở nên mất kiểm soát và gây nên những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống xã hội của tất cả mọi người.
Trả lời câu hỏi phần Vận dụng
Vận dụng 1
Mỗi học sinh lập một bảng theo dõi việc thực hiện pháp luật của bản thân: ở nhà; ở trường; ở nơi công cộng.
Gợi ý đáp án
Thời gian |
Hành vi |
Đánh giá |
Rút kinh nghiệm |
Sáng ngày 10/10/2022 |
Vứt rác đúng nơi quy định. |
Đã tuân thủ pháp luật. |
|
Chiều ngày 20/10/2022 |
Đi xe bên trái đường |
Chưa tuân thủ pháp luật |
Cần đi xe đúng phần đường |
Vận dụng 2
Nêu hướng phát huy hành vi thực hiện pháp luật hoặc khắc phục hành vi không thực hiện pháp luật.
Gợi ý đáp án
Hành vi thực hiện pháp luật |
Hành vi không thực hiện pháp luật |
– Công dân: Thực hiện pháp luật là trách nhiệm của mỗi công dân, tất cả mọi người phải tìm hiểu, tích cực tìm hiểu Hiến pháp và pháp luật để thực hiện đúng theo quy định. – Nhà nước: đảm bảo thực hiện pháp luật của công dân được thể hiện trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của nhà nước, từ xây dựng chính sách, pháp luật đến tổ chức thực hiện pháp luật, áp dụng pháp luật, kiểm tra, giám sát, dự báo và quản lý quá trình vận hành, phát triển của hệ thống pháp luật quốc gia. |
– Công dân: Tự giác điều chỉnh các hành vi vi phạm của bản thân. – Nhà nước: Xử lí nghiêm minh, công bằng các hành vi vi phạm pháp luật vừa bảo đảm tính răn đe, đồng thời nâng cao ý thức, trách nhiệm của người |