Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 10 năm 2022 – 2023 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp thầy cô có thêm kinh nghiệm, để đưa ra những góp ý, nhận xét, đánh giá về 2 môn: Ngữ văn, Âm nhạc lớp 10.
Bạn đang đọc: Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 10 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống
Với mong muốn sẽ cải thiện những nhược điểm, những hạn chế để cải thiện bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống lớp 10 trước khi đưa vào giảng dạy. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm Phiếu góp ý SGK lớp 10 của các bộ sách khác. Chi tiết mời thầy cô cùng tải về miễn phí:
Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 10 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống
Phiếu góp ý sách giáo khoa Ngữ văn 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
UBND TỈNH…… SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA LỚP 10
MÔN: Ngữ văn. Bộ sách: Kết nối tri thức
Tên bài | Trang/dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lý do đề xuất |
Tản Viên từ phán sự lục | Tập 1. Trang 15. | Tản Viên: đền thờ Tản Viên Sơn Thánh | Làm rõ về nhân vật Tản Viên là ai? | Làm rõ một danh từ riêng bằng một di tích. |
Chữ người tử tù | Tập 1. Trang 21 câu hỏi đầu tiên | Dựa vào nhan đề “Chữ người tử tù…” | Thêm dấu ? cuối câu | Câu hỏi nhưng không có dấu ? cuối câu |
Chữ người tử tù | 21 | Dựa vào nhan đề “Chữ người tử tù”, bạn thử suy đoán xem tác phẩm viết về câu chuyện gì. | 2 phương án diễn đạt lại: Dựa vào nhan đề “Chữ người tử tù”, bạn thử suy đoán xem tác phẩm viết về nội dung gì. Hoặc: Dựa vào nhan đề “Chữ người tử tù”, bạn thử suy đoán xem tác phẩm kể câu chuyện gì. |
Cách hỏi “viết về câu chuyện gì” không đúng đặc trưng nội dung của tác phẩm văn học và đặc trưng thể loại truyện ngắn. |
| 33 | Câu chuyện trong truyện diễn ra như thế nào? | Câu chuyện được kể diễn ra như thế nào? | “Diễn ra” phải gắn với: sự kiện, sự việc (diễn ra). Do vậy không thể nói “câu chuyện diễn ra” mà phải là “câu chuyện được kể diễn ra” (câu chuyện được kể: sự kiện, sự việc) mới đúng với chủ thể của động từ. |
Vẻ đẹp của thơ ca | 44 | phân bố số tiếng trong một dòng thơ | phân bổ số tiếng trong một dòng thơ | “phân bố” có thể hiểu là “chia ra khắp nơi”. Từ điển tiếng Việt định nghĩa là “chia ra, rải ra nhiều nơi theo nguyên tắc nào đó” (Hoàng Phê chủ biên, 1992, tr.761). Chẳng hạn, có thể nói “tài nguyên thiên nhiên ở nước này phân bố không đồng đều”. “Phân bổ” có thể hiểu là “chia ra [để] thêm vào [cho các đối tượng]” VD: Cách phân bổ số tiếng trong mỗi dòng cho thấy những đặc điểm của thơ lục bát: Thơ lục bát là một thể loại nằm trong thể loại thơ của dân tộc Việt Nam, gồm các cặp câu thơ kết thành một bài. Thường thì câu đầu là 6 chữ, câu sau là 8 chữ, cứ nối tiếp cho tới hết bài. |
Thơ hai-cư | Tập 1. Trang 45 | Câu hỏi “ Hình ảnh “hoa triêu nhan” và “dây gàu” gợi ra cho bạn là gì? | | Câu hỏi khó hình dung, HS rất khó trả lời. |
Thu hứng | Tập 1. Trang 48 | Khung cảnh mùa thu được tái hiện trong bài thơ (màu sắc, không khí, trạng thái vận động của sự vật) | Khung cảnh mùa thu được tái hiện trong bài thơ (màu sắc, không khí, trạng thái vận động của sự vật) như thế nào? | Câu thiếu mệnh lệnh hỏi/yêu cầu |
Mùa xuân chín | Tập 1. Trang 52. Câu hỏi 5 | Con người trong bài thơ trên hiện diện qua những hình ảnh nào? | Trong bài thơ trên, chỉ ra những hình ảnh biểu hiện con người | |
Bình Ngô đại cáo | Tập 2. Trang 11 | Có 02 câu hỏi: 1. Chú ý tư tưởng thực thi nhân nghĩa xuyên suốt tác phẩm. 2. “Chủ quyền dân tộc” được thể hiện ở những phương diện cơ bản nào? | Câu hỏi lắt nhắt, vụn. Có thể kết hợp thành 1 câu. | |
- Ở nhiều bài học, việc chia nhỏ các kĩ năng nghe – nói – đọc – viết rơi vào tình trạng cơ học, mất đi sự linh hoạt, nhuần nhuyễn của môn Ngữ văn. Gây khó khăn cho người dạy, dễ rơi vào rập khuôn, máy móc.
- Nhiều câu hỏi trong bài lắt nhắt, không cần thiết.
Góp ý sách giáo khoa Âm nhạc 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA LỚP 10
BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
MÔN: ÂM NHẠC 10
Họ và tên giáo viên: ……………………..
Tên bài | Trang/dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất |
2. Tập Đọc nhạc số 1 |
Trang 10 |
Tập dọc nhạc không có lời |
Thêm lời bài TĐN |
Học sinh chưa quen nặng kiến thức. |
2. Tập Đọc nhạc số 2 |
Trang 18 |
Tập dọc nhạc không có lời |
Thêm lời, Bớt kí hiệu đơn giản lại |
Học sinh chưa quen nặng kiến thức. |
1.Luyện tập giai điệu. |
Trang 22 |
Giai điệu 1 |
Nên sử dụng các dụng các âm hình, nội dung đơn gian |
Nặng kiến thức so với các em được học trước đây. |
2. Tập Đọc nhạc số 4 |
Trang 37 |
TĐN 2 bè, |
Bỏ bè, |
Nặng kiến thức. |
2. Học hát họp xướng |
Trang 39 |
Hợp xướng 3 bè |
Bỏ 1 bè Nữ |
Nặng kiến thức so với các em được học trước đây. |
4. Học hát |
Trang 49 |
Hát ru. Nhạc nước ngoài |
Đổi bài hát Việt Nam |
Không tạo hứng thú cho học sinh. |
2. Làm chủ hơi thở |
Trang 53 |
1.Lấy hơi, dữ hơi và dẩy hơi khi hát. |
Đơn giản lại. |
Yêu cầu quá cao so với học sinh. |
4. Hát chuyển giọng |
Trang 61 |
Yêu cầu cần đạt quá cao đối với học sinh. |
Đơn giản lại. |
Học sinh chưa chuyên nghiệp khó thực hiện. |
A: Hát |
Trang 54, 55, 58,59, 68 |
Nội dung yêu cầu cần đạt quá khả năng học sinh thực hiện |
Chọn những bài hát đơn giản, dễ gần. dễ xử lí các kĩ thuật hát |
Các bài hát xử lí kĩ thuật hát quá cao. Nặng kiến thức so với học sinh. |
B: Nhạc cụ |
Trang 65 |
Nội dung học và thực hành khá nặng so với học sinh nông thôn. |
Chia nhỏ nội dung giảm tải đơn giản nhất có thể |
Chưa phù hợp với học sinh khu vực nông thôn. |
Chuyên đề học tập Âm Nhạc 10 |
Trang 22…>> 37….>> |
Phương pháp xác định giọng, đặt hợp âm cho ca khúc, bản nhạc. Phương pháp xác định tiết điệu. |
Chỉnh sủa đơn giản hơn về nội dung. Giảm tải lượng kiến thức |
Yêu cầu quá cao đối với lượng kiến thức và năng lục các em thực hiện. |
…..ngày ….tháng ….năm 2022