Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 3 bộ Cánh diều (11 môn)

Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 3 bộ Cánh diều (11 môn)

Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 3 bộ Cánh diều năm 2022 – 2023 mang tới những lời nhận xét, góp ý cho 11 môn: Toán, Tiếng Việt, Tin học, Công nghệ, Hoạt động trải nghiệm, Tự nhiên và xã hội, Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Giáo dục thể chất, Tiếng Anh lớp 3 bộ Cánh diều.

Bạn đang đọc: Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 3 bộ Cánh diều (11 môn)

Với những nội dung đề nghị chỉnh sửa, lý do đề xuất rất chi tiết sẽ góp phần đưa ra những ý kiến để cải thiện bộ sách Cánh diều thật tốt trước khi đưa vào giảng dạy. Mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 3 năm 2022 – 2023 bộ Cánh diều

    Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 3 – Mẫu 1

    PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    ……………

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    ……, ngày…. tháng năm 2022

    PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA LỚP 3
    BỘ SÁCH: CÁNH DIỀU

    Môn Toán

    Tên bài

    Trang/dòng

    Nội dung hiện tại

    Đề nghị chỉnh sửa

    Lí do đề xuất

    Từ bài: Bảng nhân 3 đến bảng nhân 9

    Từ trang 16 đến trang 28

    – Sau 7 bài mới có bài Luyện tập nên học sinh ít được củng cố, khắc sâu lại những kiến thức đã được học ở những bài trước.

    – Sau 2 bài nên có 1 bài Luyện tập để HS được ôn tập.

    Kiến thức mới xếp kề nhau rất khó để những em học sinh chưa hoàn thành theo kịp bài các bạn học sinh hoàn thành và hoàn thành tốt.

    Bảng chia 3

    Bảng chia 4

    Bảng chia 6

    Giảm một số đi một số lần

    Bảng chia 7

    Bảng chia 8

    Bảng chia 9

    Trang 38 đến trang 51

    Các bài hình thành kiến thức mới liên tục nhau.

    Cần có tiết Luyện tập giãn cách giữa các bài

    Kiến thức mới xếp kề nhau rất khó để những em học sinh chưa hoàn thành theo kịp bài các bạn học sinh hoàn thành và hoàn thành tốt.

    Chu vi hình chữ nhật

    Chu vi hình vuông

    Trang 110

    Hình thành hai quy tắc tính chu vi trong một đơn vị bài

    Tách ra thành hai đơn vị bài

    Học sinh gặp khó khăn trong việc lựa chọn quy tắc áp dụng vào làm bài.

    Diện tích hình chữ nhật Diện tích hình vuông

    Trang 88

    (tập hai)

    Hình thành hai quy tắc tính diện tích trong một đơn vị bài

    Tách ra thành hai đơn vị bài

    Học sinh gặp khó khăn trong việc lựa chọn quy tắc áp dụng vào làm bài.

    Môn Tiếng Việt

    Tên bài

    Trang/dòng

    Nội dung hiện tại

    Đề nghị chỉnh sửa

    Lí do đề xuất

    Ý tưởng của em

    (tập 1)

    Trang 89/ dòng 5 và 13

    Trang 90/ dòng 1

    1. Viết đoạn văn tả một đồ vật (đồ chơi, máy móc, trang phục,…) thể hiện một ý tưởng sáng tạo của em. Gắn kèm tranh (hoặc hình cắt dán) thể hiện ý tưởng đó.

    Phần Mẫu đoạn văn bị lỗi phông chữ Đầu bài (cả 2 đoạn văn)

    Chỉnh sửa lại cho đúng phông chữ.

    Để học sinh đọc đúng và hiểu nội dung đoạn văn.

    Bài viết 1

    Ôn chữ viết hoa

    Trang 6

    Tên đầu bài

    Ôn chữ viết hoa

    O, O, Â, Ô

    Tên đầu bài

    Xem lại nội dung tên đầu bài:

    Ôn chữ viết hoa O, Ô, Ơ

    Bài 11: Cảnh đẹp non sông (bài đọc 3)

    Trang 10

    Trình bày kênh hình chưa khoa học: Có hai hình ảnh cùng minh họa một nội dung bài đọc (không cần thiết)

    Chỉ cần để một tranh minh họa.

    – Tránh sự rườm rà, rối mắt đối với học sinh.

    Bài: Nhớ lại buổi đầu đi học

    19

    Cụm từ (trên không)

    trên trời

    Thay để HS dễ hiểu

    Môn Tin học

    Tên bài

    Trang/dòng

    Nội dung hiện tại

    Đề nghị chỉnh sửa

    Lí do đề xuất

    Bài1: Thông

    Tin trên internet

    Từ trang

    33 – 34

    Chưa có cách hướng dẫn học sinh truy cập tìm kiếm thông tin từ Internet

    Trước khi truy cập internet thì học sinh cần phải hiểu internet là gì?

    Nên đưa thêm phần hướng dẫn học sinh truy cập vào internet để tìm kiếm cũng như truy cập 1 vài trang web bổ ích, một số chức năng khi sử dụng, cách lấy dữ liệu từ inernet về máy tính.

    Hiện nay, độ tuổi học sinh lớp 3 được tổ chức rất nhiều cuộc thi qua mạng, vậy kĩ năng truy cập vào trang web là hết sức cần thiết. Giúp học sinh không bị bỡ ngỡ và mạnh dạn hơn khi đăng kí tham gia các

    cuộc thi

    Bài 3: Em tập thao tác với thư mục

    Phần hướng dẫn tạo 1 thư mục mới, đổi tên thư mục, xóa thư mục trang 45 – 46

    Chỉ dạy học sinh tạo thư mục bên trong cửa sổ computer và bằng thao tác tắt (Chọn thẻ home rồi chọn các công cụ ngay trên thẻ Home)

    Nên dạy học sinh các bước:

    + B1: Kích phải chuột tại màn hình)

    + B2: Chọn New. Rồi chọn Folder

    + B3: Gõ tên cho thư mục rồi ấn Enter.

    Với thao tác đổi tên và xóa cũng tương tự

    – Để đảm bảo học sinh có thể tạo thư mục ở bất kì đâu (ngoài màn hình nền) chứ với cách sách viết chỉ có thể tạo thư mục trong cửa sổ Computer.

    Không có phần “Soạn thảo văn bản” và cách gõ chữ tiếng việt

    Nên bổ sung thêm phần soạn thảo văn bản và cách gõ chữ tiếng việt vào trước phần tạo bài trình chiếu.

    Kĩ năng soạn thảo văn bản, cũng như gõ chữ tiếng việt là kĩ năng hết sức cần thiết đối với tất cả mọi người, đặc biệt là các bạn nhỏ, nên được làm quen từ sớm. Để làm được phần thiết kế bài trình chiếu thì các em cần soạn thảo văn bản thành thạo.

    Trong chương trình năm 2021 -2022 thì bắt đầu đưa chủ đề lập trình Scratch vào lớp 3 để thay thế phần chủ đề logo.

    Theo nội dung sách mới thì lại không có phần chủ đề lập trình Scratch.

    Nên bổ sung chủ đề em học lập trình Scracth.

    Chủ đề này giúp các em tư duy về lập trình các trò chơi, có thể tạo ra các trò chơi hay thú vị, giúp các em sáng tạo hơn.

    Môn Công nghệ

    Tên bài

    Trang/dòng

    Nội dung hiện tại

    Đề nghị chỉnh sửa

    Lí do đề xuất

    Bài 2: Sử dụng đèn học

    Trang 10-12

    Cách sắp xếp hình ảnh, nội dung có khoa học, rõ ràng, có trình tự, giúp học sinh dễ hiểu nội dung bài học.

    Nên cho thêm một số câu hỏi mở rộng như ai là người đầu tiên phát minh ra bóng đèn và cơ chế hoạt động của bóng đèn như thế nào?

    Nhằm giúp các em hiểu biết hơn về kiến thức cũng như tạo sự tò mò tìm tòi học hỏi.

    Bài: Sử dụng máy thu thanh

    21

    Chọn được kênh phát thanh, thay đổi âm lượng theo ý muốn.

    bỏ

    Gia đình HS không dùng máy thu thanh.

    Môn Hoạt động trải nghiệm

    Tên bài

    Trang/dòng

    Nội dung hiện tại

    Đề nghị chỉnh sửa

    Lí do đề xuất

    Chủ đề 2: Khám phá bản thân

    Trang 16

    Hình ảnh 2 bé chơi với chó ở công viên không có rọ mõm

    Hình con chó cần được rọ mõm, có dây buộc

    Rất nguy hiểm, dễ bị chó cắn

    CĐ 9: An toàn trong cuộc sống.

    HĐGD theo chủ đề: An toàn trong ăn uống

    Trang 90, 91

    1. Nhận diện thực phẩm không an toàn

    Có thể đưa thêm một số tranh ảnh về thực phẩm bị ôi thiu, nấm mốc, hết hạn sử dụng, thực phẩm không rõ nguồn gốc… để giúp HS nhận diện.

    HS được quan sát tranh để nhận diện các thực phẩm không an toàn.

    Chủ đề 6: Em yêu quê hương

    Trang 58

    Hình ảnh hai bạn học sinh vừa đi vừa nói chuyện giữa đường

    Hình ảnh hai bạn học sinh nói chuyện nên ở sát lề đường hoặc khu vực an toàn

    Nguy hiểm, dễ xảy ra tai nạn giao thông

    Môn Tự nhiên và xã hội

    Tên bài

    Trang/dòng

    Nội dung hiện tại

    Đề nghị chỉnh sửa

    Lí do đề xuất

    Bài 2: Một số ngày kỉ niệm của gia đình

    Trang 12

    Kể một số sự kiện của gia đình em qua các mốc thời gian?

    Giảm tải câu hỏi có thể thay câu hỏi phù hợp với HS hơn

    HS còn nhỏ chưa thể nào nhớ được sự kiện của gia đình qua các mốc thời gian

    Bài 22

    Trang 116, 117

    Bề mặt trái đất

    Bổ sung thêm một số tranh, ảnh về ao, hồ sông, suối ở núi đồi, cao nguyên, đồng bằng

    Học sinh được tham khảo các dạng địa hình bề mặt trái đất.

    Môn Đạo đức

    Tên bài

    Trang/dòng

    Nội dung

    hiện tại

    Đề nghị

    chỉnh sửa

    Lí do đề xuất

    Bài 1: Em khám phá đất nước Việt nam

    Trang 5

    Khởi động:

    Quan sát tranh và chọn những hình ảnh về đất nước con người Việt Nam.

    Thay thế hình ảnh Tượng Nữ thần tự do bằng hình ảnh của địa phương Việt Nam đang trong quá trình đổi mới phát triển.

    Cần đưa ra những hình ảnh phù hợp, giới thiệu được những địa danh của đất nước.

    Bài 6

    Trang 33

    – Câu hỏi phần thảo luận ý

    a) Bạn nào trong tranh đã tích cực hay chưa tích cực hoàn thành nhiệm vụ đúng kế hoạch, có chất lượng?

    – Nên tách thành 2 câu hỏi để các em dễ trả lời.

    Môn Âm nhạc

    Tên bài

    Trang/dòng

    Nội dung hiện tại

    Đề nghị chỉnh sửa

    Lí do đề xuất/

    Ghi chú

    Chủ đề 1: NIỀM VUI

    Trang9

    Mục vận dụng chuyển bóng theo tiếng đàn

    Đề nghị điều chỉnh các thế tay cho phù hợp

    Khó thực hiện với học sinh

    Câu chuyện âm nhạc

    Tr 14; Tr15

    Tr 50; tr51

    Chữ hơi nhỏ

    Chỉnh phông chữ to thêm

    HS dễ quan sát

    Môn Mĩ thuật

    Tên bài

    Trang/

    dòng

    Nội dung

    hiện tại

    Đề nghị

    chỉnh sửa

    Lí do đề xuất

    Bài 10: Làm quen với hình tương phản

    39

    Nội dung chưa phù hợp với trình độ nhận thức của HS

    Nên nhắc lại cho học sinh nhớ lại các hình khối cơ bản

    Nội dung bài học kiến thức truyền tải nặng học sinh sẽ khó tiếp cận

    Môn Giáo dục thể chất

    Tên bài

    Trang/dòng

    Nội dung

    hiện tại

    Đề nghị

    chỉnh sửa

    Lí do đề xuất

    Bài 3: Dàn hàng ngang và dồn hàng ngang theo khối

    23

    Trò chơi rèn luyện đội hình đội ngũ “Khối đoàn kết”

    Thêm phần hướng dẫn cách chơi

    Tương tác giữa HS và GV tốt hơn khi đọc nội dung trò chơi

    Bài 5: tại chỗ tung và bắt bóng bằng một tay và hai tay

    65

    Trò chơi “Đứng trong vòng tròn tung và bắt bóng”

    Thêm phần hướng dẫn cách chơi và luật chơi

    GV và học sinh cùng hiểu nội dung và cách chơi khi đọc sách

    Bài 4: làm quen phối hợp tang bóng và đá bóng

    85

    Trò chơi “Tâng và đá bóng qua vạch”

    Thêm phần hướng dẫn cách chơi và luật chơi

    GV và học sinh cùng hiểu nội dung và cách chơi khi đọc sách

    Môn Tiếng Anh

    Bộ Sách: Tiếng Anh 3 Explore Our World – Cánh Diều
    Đào Xuân Phương Trang (Chủ biên), Nguyễn Thanh Bình, Đỗ Thị Kim Thanh.
    Nhà xuất bản Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.

    Tên bài

    Trang/dòng

    Nội dung

    hiện tại

    Đề nghị

    chỉnh sửa

    Lí do đề xuất

    Unit 1

    My classroom

    Trang 22, 23

    1. Look, listen and repeat.

    Hình ảnh chú ếch với và các đồ dùng học tập, bàn nghế.

    Nên đưa ra hình ảnh thật về bàn, ghế và các đồ dùng học tập.

    Đây là các đồ dùng học tập hàng ngày, việc thêm nhân vật chú ếch làm hs mất tập trung hình ảnh đồ vật.

    Unit 4

    My House

    Trang 66

    1. Look, listen and check

    Hình ảnh phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ.

    Nên đưa ra hình ảnh thật về các căn phòng.

    Đây là các căn phòng quen thuộc trong nhà. Việc để mô hình sẽ khó quan sát và dễ nhầm lẫn.

    Unit 5

    Cool Clothes

    Trang 94

    2. Read and circle.

    In Việt Nam, people wear áo dài…

    Có thể thay Việt Nam thành Viet Nam, áo dài thành Ao dai

    Việc sử dụng cả tiếng Anh và tiếng Việt trong câu, học sinh tiểu học hay bị nhầm lẫn.

    Unit 7

    My Body

    Trang 117

    3. Say and draw

    Nói sau đó vẽ các bộ phận trên cơ thể.

    Có thể thay “Say and draw” thành “Say and paint”

    Nên để học sinh tô màu sẽ dễ dàng và không mất nhiều thời gian thay vì để học sinh tự vẽ ra bộ phận đó.

    Unit 7

    My Body

    Trang 118

    2. Point and say

    Nghe và đánh dấu vào đáp án đúng.

    Có thể thay 2 bạn nhỏ đang nói chuyện thành 1 bạn có đáp án đúng với bài nghe.

    Hình ảnh trong bài quá nhiều sẽ làm học sinh không thể phân biệt nhanh và rối mắt.

    Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 3 – Mẫu 2

    Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 3 môn Toán

    Tên bài Trang/dòng Nội dung hiện tại Đề nghị chỉnh sửa Lí do đề xuất

    Ôn tập về các số trong phạm vi 1000

    07

    Bài 4: Số ghế của bố và Ngọc là 231, 232. Em hãy chỉ dẫn giúp hai bố con Ngọc tìm được ghế của mình.

    Chỉnh cho hình bố và con đứng xa nhau một khoảng để thấy được phía sau là hai ghế rõ ràng.

    Hai ghế của bố và Ngọc bị che khuất rất nhiều nên học sinh sẽ khó thấy được phía sau bố và Ngọc là bao nhiêu ghế và chưa nói rõ hình thức làm bài như thế nào. Ví dụ: nối hoặc là viết số vào ghế trống.

    Bảng nhân 3

    Bảng nhân 4

    Bảng nhân 6

    Gấp một số lên nhiều lần

    Bảng nhân 7

    Bảng nhân 8

    Bảng nhân 9

    Trang 16 đến trang 29

    Các bài hình thành kiến thức mới liên tục nhau.

    Cần có tiết Luyện tập giãn cách giữa các bài

    Kiến thức mới xếp kề nhau rất khó để những em học sinh chưa hoàn thành theo kịp bài các bạn học sinh hoàn thành và hoàn thành tốt.

    Luyện tập (tiếp theo)

    33

    Tự lập bảng nhân rồi đố bạn sử dụng bảng nhân đó để tìm kết quả các phép nhân

    Trò chơi: Đố bạn sử dụng bảng nhân đó để tìm kết quả các phép nhân

    Các em đã có sẵn bảng nhân trong sách trang 32 nên sẽ không cần lập bảng nhân nữa sẽ tốn thời gian.

    Bảng chia 3

    Bảng chia 4

    Bảng chia 6

    Giảm một số đi một số lần

    Bảng chia 7

    Bảng chia 8

    Bảng chia 9

    Trang 38 đến trang 51

    Các bài hình thành kiến thức mới liên tục nhau.

    Cần có tiết Luyện tập giãn cách giữa các bài

    Kiến thức mới xếp kề nhau rất khó để những em học sinh chưa hoàn thành theo kịp bài các bạn học sinh hoàn thành và hoàn thành tốt.

    Luyện tập (tiếp theo)

    Trang 55

    Tự lập bảng chia rồi đố bạn sử dụng bảng nhân đó để tìm kết quả các phép nhân

    Trò chơi: Đố bạn sử dụng bảng chia đó để tìm kết quả các phép nhân

    Các em đã có sẵn bảng chia trong sách trang 54 nên sẽ không cần lập bảng chia nữa sẽ tốn thời gian.

    Chu vi hình chữ nhật

    Chu vi hình vuông

    Trang 110

    Hình thành hai quy tắc tính chu vi trong một đơn vị bài

    Tách ra thành hai đơn vị bài

    Học sinh gặp khó khăn trong việc lựa chọn quy tắc áp dụng vào làm bài.

    Các số trong phạm vi 10 000

    Trang 04

    (tập hai)

    Bài 5: Viết các số

    Mỗi số viết ở một hàng ngang

    Để học sinh dễ nhìn, viết không bị nhầm hàng.

    Các số trong phạm vi 100 000

    Trang 14

    (tập hai)

    Bài 4: Viết các số

    Mỗi số viết ở một hàng ngang

    Để học sinh dễ nhìn, viết không bị nhầm hàng.

    Tìm thành phần chưa biết của một phép tính

    Trang 76 đến trang 80 (tập hai)

    Tìm thành phần chưa biết bằng cách viết số vào ô trống và giải toán có lời văn

    Bổ sung dạng tìm x

    Để học sinh áp dụng được quy tắc vào dạng toán tìm x

    Diện tích hình chữ nhật

    Diện tích hình vuông

    Trang 88

    (tập hai)

    Hình thành hai quy tắc tính diện tích trong một đơn vị bài

    Tách ra thành hai đơn vị bài

    Học sinh gặp khó khăn trong việc lựa chọn quy tắc áp dụng vào làm bài.

    Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 3 môn Tiếng Việt – Tập 2

    Tên bài Trang/dòng Nội dung hiện tại Đề nghị chỉnh sửa Lí do đề xuất

    Bài 11: Cảnh đẹp non sông (Bài đọc 3)

    10

    Trình bày kênh hình chưa khoa học: Có hai hình ảnh cùng minh họa một nội dung bài đọc (không cần thiết)

    Chỉ cần để một tranh minh họa.

    – Tránh sự rườm rà, rối mắt đối với học sinh.

    Bài 12: Đồng quê yêu dấu (Phần Góc sáng tạo)

    29

    1.Viết một bức thư gửi người thân (ông, bà, cô, chú, bác, dì cậu,…) theo một trong hai đề:

    + Nêu cảm xúc về con người (hoặc cảnh vật) ở nông thôn sau một chuyến về thăm quê hoặc một kì nghỉ ở nông thôn.

    + Kể về những thay đổi tốt đẹp gần đây ở địa phương em

    – Yêu cầu của đề bài thứ nhất tương đối khó với học sinh. Nên thay đổi nội dung đề bài.

    – Thay đổi nội dung yêu cầu của đề bài cho phù hợp đối tượng HS hơn. Tránh làm khó học sinh.

    Bài 13: Cuộc sống đô thị (Phần nói và nghe)

    Trang 34

    2. Thảo luận: Em đã và sẽ làm gì để góp phần giảm ô nhiễm môi trường

    – Bổ sung thêm câu hỏi: Vì sao cần bảo vệ môi trường khỏi sự ô nhiễm?

    – Bổ sung một số tranh, ảnh về những việc làm góp phần bảo vệ môi trường.

    – Học sinh biết được mục đích, ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường và tham khảo hình ảnh minh họa một số việc làm để góp phần bảo vệ môi trường.

    Bài 15: Ôn tập giữa học kì 2 (tiết 2)

    Trang 61

    2. Đọc và làm bài tập:

    1. Chọn ý đúng:

    Tất cả các đáp án của mỗi câu hỏi ( trắc nghiệm lựa chọn ) đều có dấu hỏi chấm trong ô trống:

    – Nên để trống chứ không cho dấu hỏi chấm vào các ô trống.

    – Vì đây là dạng bài tập trắc nghiệm (lựa chọn ý đúng). HS chỉ sử dụng duy nhất dấu √ để chọn một đáp án đúng.

    Bài 18: Bạn bè bốn phương (Phần nói và nghe)

    Trang 99+100

    1. Hoạt động nhóm: Giao lưu giữa hai đội Lúc-xăm-bua và Việt Nam: Các đội tự giới thiệu, hát múa, đặt câu hỏi cho đội bạn

    – Bổ sung thêm phần gợi ý một số câu hỏi có thể hỏi đội bạn.

    – Học sinh được tham khảo một số câu hỏi để trao đổi, giao lưu với đội bạn.

    Bài 19: Ôn tập cuối năm (tiết 6)

    Trang 117

    Đọc và làm bài tập:

    2. Đánh dấu vào ô trống trước ý đúng:

    Tất cả các đáp án của mỗi câu hỏi ( trắc nghiệm lựa chọn ) đều có dấu hỏi chấm trong ô trống.

    – Nên để trống chứ không cho dấu hỏi chấm vào các ô trống.

    – Vì đây là dạng bài tập trắc nghiệm (lựa chọn ý đúng). HS chỉ sử dụng duy nhất dấu để chọn một đáp án đúng.

    Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 3 môn Âm nhạc

    a. Ưu điểm:

    • Sách được in màu, nhiều hình ảnh tương đối đẹp
    • Các bài học được thiết kế theo các chủ đề khác nhau.
    • Nội dung tương đối phong phú.
    • Mỗi bài học đều được khai thác các hình ảnh, chất liệu, tiết tấu gần gũi trong đời sống.
    • Học sinh được thực hiện với các loại nhạc cụ mới.
    • Học sinh được tham gia các trò chơi, được tương tác nhiều với giáo viên, các bạn.
    • Học sinh được tiếp cận với nhiều âm thanh gần gũi.

    b. Hạn chế:

    – Bố cục chưa rõ ràng, rành mạch.

    Tên bài Trang/dòng Nội dung hiện tại Đề nghị chỉnh sửa Lí do đề xuất/Ghi chú

    Chủ đề 1: NIỀM VUI

    Trang 9

    Mục vận dụng chuyển bóng theo tiếng đàn

    Đề nghị điều chỉnh các thế tay cho phù hợp

    Khó thực hiện với học sinh

    Câu chuyện âm nhạc

    Tr 14; Tr15

    Tr 50; tr51

    Chữ hơi nhỏ

    Chỉnh phông chữ to thêm

    HS dễ quan sát

    Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 3 môn Hoạt động trải nghiệm

    Tên bài

    Trang/dòng

    Nội dung hiện tại

    Đề nghị chỉnh sửa

    Lí do đề xuất

    Chủ đề 2: Khám phá bản thân

    16/1

    Hình ảnh 2 bé chơi với chó ở công viên không có rọ mõm

    Hình con chó cần được rọ mõm, có dây buộc

    Rất nguy hiểm, dễ bị chó cắn

    Chủ đề 3: Em yêu lao động

    33/4

    Báo tường về chủ đề Nhớ ơn thầy cô

    Làm thiệp chúc mừng thầy cô

    Không phù hợp khả năng của học sinh lớp 3

    Chủ đề 6: Em yêu quê hương

    58/1

    Hình ảnh hai bạn học sinh vừa đi vừa nói chuyện giữa đường

    Hình ảnh hai bạn học sinh nói chuyện nên ở sát lề đường hoặc khu vực an toàn

    Nguy hiểm, dễ xảy ra tai nạn giao thông

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *