Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 4 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống gồm 10 môn: Tiếng Việt, Toán, Lịch sử – Địa lí, Đạo đức, Khoa học, Giáo dục thể chất, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Tiếng Anh, giúp thầy cô đưa ra nhận xét, đánh giá của mình dễ dàng hơn.
Bạn đang đọc: Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 4 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống
Phiếu góp ý SGK lớp 4 năm 2023 – 2024 chi tiết từng nội dung đề nghị chỉnh sửa chi tiết từng trang, từng dòng, cùng lý do đề xuất cụ thể. Qua đó, sẽ góp phần đưa ra những ý kiến để cải thiện bộ sách giáo khoa lớp 4 mới trước khi đưa vào giảng dạy. Mời thầy cô cùng theo dõi bài viết:
Góp ý SGK lớp 4 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống
Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 4 môn Tiếng Việt
Họ và tên giáo viên:……………………..
Đơn vị: Trường Tiểu học………………..
Huyện/TX/TP: ………………………….
PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA LỚP 4
MÔN: Tiếng Việt (Kết nối tri thức với cuộc sống)
STT | Tên bài | Trang/dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất |
1 |
Bài 1: Điều kì diệu Luyện từ và câu: Danh từ |
Trang 9,10 |
Phần 1: Từ năm học trong đoạn văn. Phần 2: Chơi trò chơi: Đường đua kì thú. |
– In đậm từ năm học – Vẽ hình con đường theo mũi tên rõ ràng hơn. |
– Không thể tách từ năm học ra, vì “năm” là 1 tiếng, còn “năm học” là 1 từ. Mà đề bài yêu cầu xếp các từ. – Hình vẽ nhìn rối mắt. |
2 |
Bài 2: Thi nhạc |
13 |
Phần luyện tập theo văn bản đọc (câu 1,2/trang 13) |
Lồng ghép vào tiết LTVC bài Danh từ |
Đọc chủ yếu rèn đọc và tìm hiểu nội dung văn bản |
3 |
Bài 4: Công chúa và người dẫn truyện |
21 |
Phần luyện tập theo văn bản đọc (câu 1,2/trang 13) |
Lồng ghép vào tiết LTVC bài Luyện tập về danh từ |
Đọc chủ yếu rèn đọc và tìm hiểu nội dung văn bản |
4 |
Bài 10: Tiếng nói của cây cỏ |
45 |
Phần luyện tập theo văn bản đọc (câu 1,2/trang 45) |
Lồng ghép câu 1 vào tiết LTVC bài Luyện tập về danh từ và câu 2 vào bài Động từ trang 41 |
Phù hợp với nội dung câu hỏi |
5 |
Bài 14: Chân trời cuối phố |
50; 51 |
Phần luyện tập theo văn bản đọc – câu 1. Tìm các câu văn có sử dụng dấu hai chấm trong bài đọc và cho biết công dụng của dấu hai chấm đó? |
câu 1. Tìm các câu văn có sử dụng dấu hai chấm trong bài đọc. |
Học sinh chưa được học tác dụng của dấu hai chấm. Yêu cầu cao. |
6 |
Bài 32: Anh Ba |
135 |
Tựa đề bài Anh Ba |
Sửa lại: Hai bàn tay |
Đề bài Hai bàn tay có ý nghĩa với nội dung câu chuyện hơn |
7 |
Viết: Tìm ý cho đoạn văn nêu ý kiến |
19 |
Cả bài |
Thay thế cho học sinh viết một bài chính tả: Anh em sinh đôi (từ Một lần … ngập tràn của Long |
Các bài viết quá nhiều trong khi đó tới tuần 9 học sinh mới viết được 1 bài chính tả: Đi máy bay Hà Nội – Điện Biên |
…….., ngày ….. tháng …. năm….
GIÁO VIÊN GÓP Ý
Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 4 môn Toán
PHỤ LỤC 3. Mẫu Phiếu góp ý bản mẫu sách giáo khoa lớp 4
(Đính kèm Công văn số 3208/SGDĐT-GDTHMN ngày 21 tháng 10 năm 2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo)
Họ và tên giáo viên:……………
Đơn vị: Trường TH………….
Huyện/TX/TP: ……………..
PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA LỚP 4
MÔN: Toán (Kết nối tri thức với cuộc sống)
STT |
Tên bài |
Trang/dòng |
Nội dung hiện tại |
Đề nghị chỉnh sửa |
Lí do đề xuất |
1 |
Bài 10. Số có sáu chữ số. 1 000 000 |
Trang 36 tập 1 |
Bài 2. Nam Quay vòng quay may mắn như hình bên và quan sát số ghi trên vùng và mũi tên chỉ vào. Hãy nêu các sự kiện có thể xảy ra. |
Bổ sung sự kiện trên vòng quay hay cho bảng sự kiện. |
Trên vòng quay chỉ có số mà yêu cầu học sinh nêu các sự kiện, chưa đủ dữ kiện để học sinh làm bài. |
2 |
Bài 12. Các số trong phạm vi lớp triệu |
Trang 44 tập 1 |
Bài 3. Chọn câu trả lời đúng. Số nào dưới đây là mật khẩu két sắt? Biết rằng: -Mật khẩu không chứa chữ số 0 ở lớp triệu. – Chữ số hàng trăm nghìn khác 3. A. 190 968 028 B. 1 000 000 000 C. 276 389 000 D. 537 991 833 |
Sửa 1 trong hai đáp án C và D |
Hoc sinh có thể khoanh cả hai đáp án C, D mà mật khẩu két sắt không dùng một lúc hai mật khẩu. |
…….. ,ngày …..tháng …. năm ….
GIÁO VIÊN GÓP Ý
(Ghi rõ họ tên)
Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 4 môn Lịch sử – Địa lí
UBND HUYỆN……….
TRƯỜNG TH……
PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA LỚP 4
MÔN: Lịch sử & Địa lí (Kết nối tri thức với cuộc sống)
STT |
Tên bài |
Trang/dòng |
Nội dung hiện tại |
Đề nghị chỉnh sửa |
Lí do đề xuất |
1 |
Bài 1: Làm quen với phương tiện học tập Môn Lịch sử và địa lí |
Trang 6/12 |
Chỉ một nơi có độ cao trên 1500m ở hình 1 |
Tìm và chỉ Thủ đô Hà Nội ở hình 1 |
HS mới lần đầu làm quen với bản đồ, nên chưa nhận biết được màu sắc thể hiện độ cao của hình 1 |
2 |
Chủ đề 1: Địa phương em (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) Bài 2: Thiên nhiên và con người địa phương em |
Trang 14 |
Hình 1: Bản đồ hành chính Việt Nam |
Chỉnh sửa lại cho rõ hơn các chữ thể hiện tỉnh và thành phố |
Các chữ thể hiện tỉnh và thành phố bị nhòe khó đọc |
3 |
Chủ đề 3: Đồng bằng Bắc Bộ Bài 11: Sông Hồng và Văn minh sông Hồng |
Trang 50/17 |
Dựa vào bản đồ địa hình phần đất liền Việt Nam ở bài 1 và thông tin, em hãy: – Xác định vị trí sông Hồng trên bản đồ. – Kể một số tên gọi khác của sông Hồng. |
Đưa hình lược đồ sông Hồng chảy qua các tỉnh ở phía Bắc Việt Nam; Đọc thông tin và dựa vào lược đồ em hãy: – Xác định vị trí sông Hồng trên bản đồ. – Kể một số tên gọi khác của sông Hồng. |
Vì bản đồ địa hình phần đất liền Việt Nam nên HS sẽ khó nhận rõ vị trí của sông Hồng; và các em phải giở sách lại ở bài 1 mất nhiều thời gian của hoạt động học. |
Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 4 môn Đạo đức
PHỤ LỤC 3. Mẫu Phiếu góp ý bản mẫu sách giáo khoa lớp 4
(Đính kèm Công văn số 3208/SGDĐT-GDTHMN ngày 21 tháng 10 năm 2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo)
Họ và tên giáo viên:……..
Đơn vị: Trường Tiểu học…….
Huyện/TX/TP:…….
PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA LỚP 4
MÔN: Đạo đức (Kết nối tri thức với cuộc sống)
STT |
Tên bài |
Trang/dòng |
Nội dung hiện tại |
Đề nghị chỉnh sửa |
Lí do đề xuất |
1 |
Cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn |
14 |
Tranh số 4 chưa minh hoạ rõ nét người phụ nữ ngồi trên ghế có hoàn cảnh khó khăn |
Minh hoạ cho rõ nét hơn hình ảnh người phụ nữ bị khuyết tật, neo đơn chẳng hạn |
Học sinh dễ nhầm lẫn với việc hai bạn nhỏ trong tranh đang làm việc nhà |
2 |
Thiết lập mối quan hệ bạn bè |
37 |
Mục tiêu: -Tạo lập được mối quan hệ bạn bè ở trường học, làng xóm, khối phố |
Thêm: Tạo lập có chọn lọc mối quan hệ bạn bè ở trường học, làng xóm, khối phố |
Học sinh thiếu kĩ năng chọn lọc sẽ dễ dàng gặp mối quan hệ không tốt trong một số trường hợp bị bạn bè xấu rủ rê |
3 |
Bài 8:Quý trọng đồng tiền |
48 |
Chủ đề 7: Quý trọng đồng tiền |
Tiết kiệm tiền của |
Giáo dục được việc tiết kiệm nước, điện… tiết kiệm năng lượng, tài nguyên thiên nhiên |
…….., ngày….. tháng…. năm….
GIÁO VIÊN GÓP Ý
Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 4 môn Khoa học
UỶ BAN NHÂN DÂN …………….
TRƯỜNG TIỂU HỌC …………………….
PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA LỚP 4
MÔN: KHOA HỌC
Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Tên bài |
Trang/dòng |
Nội dung hiện tại |
Đề nghị chỉnh sửa |
Lí do đề xuất |
Bài 13: Vật dẫn nhiệt tốt, vật dẫn nhiệt kém |
Trang 50 Hoạt động Luyện tập – vận dụng |
Kể tên một số vật dẫn nhiệt tốt, vật dẫn nhiệt kém có trong nhà em |
Kể tên một số vật dẫn nhiệt tốt, vật dẫn nhiệt kém mà em biết |
Phạm vi và nội dung sẽ rộng hơn trong cuộc sống sẽ giúp các xác định rõ hơn khả năng hiểu bài của mình. |
………….., ngày …… tháng …. năm…..
HIỆU TRƯỞNG | NGƯỜI GÓP Ý |
Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 4 môn Giáo dục thể chất
UBND HUYỆN……
TRƯỜNG TH….
PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SGK LỚP 4
MÔN: GDTC
BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
Tên bài |
Trang/dòng |
Nội dung hiện tại |
Đề nghị chỉnh sửa |
Lý do đề xuất |
Bài 3: Đi đều vòng sau |
17-24 |
Đi đều vòng sau theo 1 hàng dọc và nhiều hàng dọc |
Bỏ bài này |
Nội dung đi đều vòng phải, vòng trái là đủ rồi |
Bài 1: động tác vươn thở, tay, chân với vòng |
26 |
Động tác tay |
Động tác tay ở nhịp 1 lên có thêm hình nghiêng |
– HS dễ quan sát sát và dễ hình dung hơn |
Bài 2: động tác lườn, lưng bụng, toàn thân với vòng |
31 |
Động tác toàn thân |
Động tác toàn thân ở nhịp 2 lên có thêm hình nghiêng |
– HS dễ quan sát sát và dễ hình dung hơn |
Bài 4: Nhảy dây |
53 |
Nhảy dây qua từng chân |
Nhảy dây theo kiểu chân trước, chân sau. |
Tên gọi nghe dễ hiểu |
Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 4 môn Công nghệ
UBND HUYỆN…….
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
|
PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA LỚP 4
MÔN CÔNG NGHỆ
|
Tên bài |
Trang/dòng |
Nội dung hiện tại |
Đề nghị chỉnh sửa |
Lí do đề xuất |
Kết nối tri thức với cuộc sống |
Chăm sóc hoa, cây cảnh trong chậu |
Trang27 |
Phần 4. Cắt, tỉa vệ sinh và bắt sâu cho cây chưa có hướng dẫn sử dụng dụng cụ cắt, tỉa như thế nào để đảm bảo an toàn. |
Cần thêm nội dung hướng dẫn sử dụng đồ dùng cắt, tỉa cây. |
Để học sinh nắm được kiến thức cơ bản khi sử dụng các dụng cụ chăm sóc cây cảnh. |
Làm chuồn chuồn thăng bằng |
Trang 57 |
Vật liệu và dụng cụ bài yêu cầu khó với học sinh. |
Thay đổi dụng cụ và vật liệu hoặc thay đổi nội bài (VD. Làm chong chóng: Học sinh học sinh chuẩn bị vật liệu dễ dàng hơn.) |
Học sinh chuẩn bị vật liệu và dụng cụ dễ dàng hơn. |
Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 4 môn Tin học
PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA
Tên môn: TIN HỌC – Lớp: 4
Tên Nhà xuất bản: NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM
(KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG)
Họ tên: ……..
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học ………..
Nội dung góp ý:
Tên bài |
Trang/dòng |
Nội dung hiện tại |
Đề nghị chỉnh sửa |
Lí do đề xuất |
Bài 2: Gõ các phím số |
10 |
Phần vận dụng sử dụng phần mềm Notepad |
Phần vận dụng sử dụng phần mềm Notepad thay bằng phần mềm Wordpad |
Phần mềm Wordpad có sẵn và tương đối giống phần mềm word thực tế |
Bài 15: Thao tác với Tệp và thư mục |
22,23,26 |
Cây thư mục hiển thị tệp. |
Lấy hình ảnh thực tế về cây thư mục |
Cây thư mục không hiển thị tệp. |
Bài 6: Sử dụng phần mềm khi được phép |
29 |
1. Các phần mềm yêu cầu HS xác định phần mềm miễn phí. |
Yêu cầu các em nêu được phần mềm miễn phí mà em biết trên điện thoại. |
HS chưa tiếp xúc nhiều với máy tính nên phần mềm máy tính chưa nắm nhiều.. điện thoại sẽ hợp lý hơn |
Bài 10: Phần mềm soạn thảo văn bản |
43 |
Sử dụng bộ Ofice 2010 |
Đổi hình Office 2019. |
Logic với CT sách lớp 3 |
Người góp ý
(Ký và ghi rõ họ tên)
Góp ý SGK Tiếng Anh 4 – Global Success
TRƯỜNG TH …….
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA LỚP 4
MÔN TIẾNG ANH – Global Success – Bộ sách nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
Hoàng Văn Vân (Tổng Chủ biên)
Tên bài |
Trang/dòng |
Nội dung hiện tại |
Đề nghị chỉnh sửa |
Lí do đề xuất |
Unit 1.My friends.-lesson 3 |
Trang 14 |
a-America-I’m from America ia-Australia-She’s from Australia |
Nên thêm các từ có 2 âm ‘a” và ‘ia” cũng như các câu. |
Phần nay quá ít từ và câu cho học sinh luyện tập âm, và thêm từ để thống nhất các từ dạy cho học sinh theo đúng chủ đề.Và chưa gây hứng thú cho học sinh |
Unit 2.Time and daily routines-Lesson 3 |
Trang 20 |
t- get – what time do you get up? d- bed – What time do you go to bed? |
Nên thêm các từ có 2 âm ‘t” và ‘d” cũng như các câu. |
Phần nay quá ít từ và câu cho học sinh luyện tập âm, và thêm từ để thống nhất các từ dạy cho học sinh theo đúng chủ đề.Và chưa gây hứng thú cho học sinh |
Unit 3. My Week-lesson 3 |
Trang 26 |
u-music-I listen to music on Saturdays. u- Sunday – I do housework on Sundays. |
Nên thêm các từ có 2 âm ‘u” và ‘u” cũng như các câu. |
Phần nay quá ít từ và câu cho học sinh luyện tập âm, và thêm từ để thống nhất các từ dạy cho học sinh theo đúng chủ đề. |
Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 4 môn Âm nhạc
a. Ưu điểm:
- Sách được in màu, nhiều hình ảnh thực tế gây hứng thú cho học sinh.
- Bố cục rõ ràng, rành mạch.
- Sách có tính mở, giáo viên có thể lựa chọn các nội dung, kết cấu bài học để thực hiện các hoạt động dạy học phù hợp.
- Các bài học được thiết kế theo các chủ đề khác nhau.
- Nội dung phong phú: gồm 6 nội dung Khám phá, Nghe nhạc, Hát, Đọc nhạc, Nhạc cụ, Thường thức âm
- Mỗi bài học đều được khai thác các hình ảnh, chất liệu, tiết tấu gần gũi trong đời sống.
- Học sinh được thực hiện với các loại nhạc cụmới.
- Học sinh được tham gia các trò chơi, được tương tác nhiều với giáo viên, các bạn.
- Học sinh được tiếp cận với nhiều âm thanh gần gũi.
- Sách có tính kế thừa sách giáo khoa Âm nhạc 3.
b. Hạn chế:
Tên bài |
Trang/dòng |
Nội dung hiện tại |
Đề nghị chỉnh sửa |
Lí do đề xuất |
Chủ đề 1: Âm thanh ngày mới Nội dung: Học hát |
9 |
Học hát: Chuông gió leng keng |
Thay bài hát khác Vì bài hát này không hay |
HS tiểu học nên học hát những bài hát không có hóa biểu hoặc 1 hóa biểu, bài này có 2 hóa biểu (Si giáng trưởng) khó hát. Có nhiều nốt liên ba đơn, nốt móc đơn chấm dôi và nốt móc kép nên học sinh khó thể hiện đúng tính chất, sắc thái của bài hát. |
Chủ đề 4: Vui đón tết Nội dung: thường thức âm nhạc |
33 |
Thường thức âm nhạc: Câu chuyện Pi-tơ và chó sói |
Thay câu chuyện khác vì câu chuyện này |
– Nội dung câu chuyện không phù hợp với chủ đề – Tình tiết câu chuyện có chỗ vô lý: Pi-tơ không thể leo lên cây khi chó sói đang đứng dưới gốc cây à không thực tế. |