Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 5 môn Khoa học (3 bộ sách)

Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 5 môn Khoa học (3 bộ sách)

Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 5 môn Khoa học năm 2024 – 2025 có cả bản nhận xét, đánh giá theo tiêu chí, giúp thầy cô đưa ra những lời nhận xét, đánh giá cho 3 bộ sách Cánh diều, Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo.

Bạn đang đọc: Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 5 môn Khoa học (3 bộ sách)

Với những lời nhận xét, đánh giá sách giáo khoa lớp 5 năm 2024 – 2025, thầy cô nhanh chóng đưa ra ý kiến của mình, để cải thiện bộ sách giáo khoa lớp 5 mới trước khi đưa vào giảng dạy đại trà. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm góp ý SGK lớp 5 môn Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Âm nhạc, Công nghệ, Lịch sử – Địa lí. Mời thầy cô tham khảo bài viết dưới đây của Download.vn:

Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 5 môn Khoa học năm 2024 – 2025

    Phiếu nhận xét, đánh giá SGK Khoa học 5 theo tiêu chí

    UBND THÀNH PHỐ…….
    TRƯỜNG TIỂU HỌC …….

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁCH GIÁO KHOA NĂM 2024
    (Môn/Hoạt động giáo dục: Khoa học, Lớp: 5)

    Họ và tên người nhận xét, đánh giá:……………………

    Dạy lớp/môn:…………… Chức vụ: Tổ trưởng.

    I. ĐÁNH GIÁ THEO CÁC TIÊU CHÍ

    Tiêu chí

    Tác giả: Vũ Văn Hùng (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên)

    Tác giả: Đỗ Xuân Hội (Tổng Chủ biên),

    Nguyễn Thị Thanh Thuỷ (Chủ biên)

    Tác giả:

    Bùi Phương Nga (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên)

    Ghi chú

    Phù hợp

    Chưa phù hợp

    Phù hợp

    Chưa phù hợp

    Phù hợp

    Chưa phù hợp

    Tiêu chí 1

    Tiêu chí 1a

    Nội dung sách giáo khoa phù hợp với kế hoạch phát triển giáo dục của địa phương.

    Chưa nhận thấy điểm chưa phù hợp

    – Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lý của tỉnh Đồng Tháp và cộng đồng dân cư trên địa bàn đặt trụ sở của cơ sở giáo dục góp phần hình thành và phát triển nhân cách con người Đồng Tháp nghĩa tình, năng động, sáng tạo.

    – Nội dung sách giáo khoa phù hợp với kế hoạch phát triển giáo dục của địa phương.

    Chưa nhận thấy điểm chưa phù hợp

    Nội dung sách giáo khoa phù hợp với kế hoạch phát triển giáo dục của địa phương.

    Chưa nhận thấy điểm chưa phù hợp

    Tiêu chí 1b

    Nội dung sách giáo khoa thể hiện tính khách quan, đa chiều, không thành kiến, kỳ thị.

    Chưa nhận thấy điểm chưa phù hợp

    – Nội dung sách giáo khoa thể hiện tính khách quan, đa chiều, không thành kiến, kỳ thị.

    – Nội dung sách giáo khoa sinh động và gần gũi với cuộc sống cộng đồng.

    Chưa nhận thấy điểm chưa phù hợp

    Nội dung sách giáo khoa thể hiện tính khách quan, đa chiều, không thành kiến, kỳ thị.

    Chưa nhận thấy điểm chưa phù hợp

    Tiêu chí 2

    Tiêu chí 2a

    Nội dung sách giáo khoa được triển khai hiệu quả với điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu và các điều kiện dạy học hiện tại của cơ sở giáo dục phổ thông.

    Chưa nhận thấy điểm chưa phù hợp

    – Nội dung sách giáo khoa được triển khai hiệu quả với điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu và các điều kiện dạy học hiện tại của cơ sở giáo dục phổ thông.

    – Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính khả thi, phù hợp với trình độ và năng lực học tập của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh học tập tích cực và hiệu quả. Phù hợp với năng lực của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục của cơ sở giáo dục.

    Chưa nhận thấy điểm chưa phù hợp

    Nội dung sách giáo khoa được triển khai hiệu quả với điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu và các điều kiện dạy học hiện tại của cơ sở giáo dục phổ thông.

    Chưa nhận thấy điểm chưa phù hợp

    Tiêu chí 2b

    Nội dung được sắp xếp một cách khoa học, có tính giáo dục cao, phù hợp với văn hoá địa phương và tâm lí lứa tuổi học sinh.

    Chưa nhận thấy điểm chưa phù hợp

    – Độ khó, độ phức tạp phù hợp với trình độ học sinh.

    – Các minh họa thích hợp và giúp ích cho việc học.

    – Cấu trúc thích hợp (số tập, chương, phần, chủ đề).

    – Tạo cảm hứng, động lực học tập cho học sinh.

    – Khuyến khích học sinh quan sát, suy nghĩ, vận dụng.

    – Thuận lợi cho cha mẹ học sinh hướng dẫn học sinh học tại nhà; học sinh tự tìm hiểu, tự học.

    Chưa nhận thấy điểm chưa phù hợp

    Nội dung được sắp xếp một cách khoa học, có tính giáo dục cao, phù hợp với văn hoá địa phương và tâm lí lứa tuổi học sinh.

    Chưa nhận thấy điểm chưa phù hợp

    Tiêu chí 2c

    – Phù hợp với năng lực, phẩm chất học tập của học sinh.

    Chưa nhận thấy điểm chưa phù hợp

    – Nội dung sách giáo khoa có tính mở, tạo điều kiện để nhà trường và giáo viên tự chủ, linh hoạt, sáng tạo trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của các cơ quan quản lý giáo dục.

    – Tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá.

    – Phù hợp với năng lực, phẩm chất học tập của học sinh.

    Chưa nhận thấy điểm chưa phù hợp

    – Phù hợp với năng lực, phẩm chất học tập của học sinh.

    – Thể hiện công cụ để đánh giá kiến thức và kỹ năng học được.

    Chưa nhận thấy điểm chưa phù hợp

    Các ý kiến khác: Không có.

    II. ĐÁNH GIÁ CHUNG

    Tất cả các bộ sách có tranh ảnh sinh động, phong phú hấp dẫn lôi cuốn học sinh, giúp giáo viên dễ dạy, học sinh dễ hiểu, giúp phụ huynh có thể hướng dẫn học sinh ở nhà. Nội dung môn học giúp học sinh phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực học tập của học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức mới.

    1. Đề xuất lựa chọn sách giáo khoa môn Khoa học, lớp 5 của tác giả Đỗ Xuân Hội (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thị Thanh Thuỷ (Chủ biên).

    2. Không lựa chọn sách giáo khoa môn Khoa học, lớp 5 của tác giả: Vũ Văn Hùng (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên) và Bùi Phương Nga (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên).

    …….., ngày 07 tháng 03 năm 2024

    NGƯỜI NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ

    Phiếu góp ý sách giáo lớp 5 môn Khoa học sách Kết nối tri thức

    Phụ lục II
    (Đính kèm Công văn số /SGDĐT-GDMNTH ngày /11/2023 của Sở SGDĐT)

    PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    HUYỆN…………

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA LỚP 5
    MÔN: KHOA HỌC
    Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống
    Tổng chủ biên môn: Vũ Văn Hùng

    Tên bài

    Trang/dòng

    Nội dung hiện tại

    Đề nghị chỉnh sửa

    Lí do đề xuất

    Bài 2: Ô nhiễm, xói mòn đất và bảo vệ môi trường đất

    Trang 11-Dòng 1

    Ở gia đình và địa phương em có những việc làm nào đã và đang gây ô nhiễm đất?

    Ở gia đình, địa phương em hoặc nơi mà em biết có những việc làm nào đã và đang gây ô nhiễm đất?

    Mở rộng phạm vi tìm hiểu.

    Bài 6: Ôn tập chủ đề chất

    Trang 25-Dòng 4

    Điều gì làm em thích nhất khi tìm hiểu về chủ đề này?

    Điều gì làm em thích nhất khi tìm hiểu về chủ đề này? Vì Sao ?

    Làm rõ vấn đề hơn.

    Bài 19: Vi khuẩn có ích trong chế biến thực phẩm

    Trang 70-Dòng 6

    Vì sao nên cho đường khi muối chua quả sung?

    Vì sao nên cho đường khi muối chua quả sung? Ngoài quả sung ra, còn rau, củ, quả nào có thể muối chua được?

    Mở rộng phạm vi tìm hiểu.

    ………, ngày… tháng …năm 20…

    TRƯỞNG PHÒNG
    (Kí tên và đóng dấu)

    SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

    Phiếu góp ý sách giáo lớp 5 môn Khoa học Chân trời sáng tạo

    Phụ lục II
    Đính kèm Công văn số /SGDĐT-GDMNTH ngày /11/2023 của Sở SGDĐT)

    PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    HUYỆN…………

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA LỚP 5
    MÔN: KHOA HỌC
    Bộ sách: Chân trời sáng tạo
    Tổng chủ biên môn: Đỗ Xuân Hội

    Tên bài

    Trang/dòng

    Nội dung hiện tại

    Đề nghị chỉnh sửa

    Lí do đề xuất

    Bài 8: Vật dẫn điện và vật cách điện

    Trang 32-Dòng 5

    Dây dẫn điện trong lớp em làm bằng những vật liệu gì?

    Dây dẫn điện mà em biết thường được làm bằng những vật liệu gì?

    Mở rộng phạm vi tìm hiểu hơn.

    Bài 16: Sự lớn lên và phát triển của động vật

    Trang 63-Dòng 4

    Em sẽ nói gì với bạn trong tình huống dưới đây?

    Em sẽ nói gì với bạn trong tình huống dưới đây? Vì sao?

    Giải thích rõ vấn đề.

    Bài 12: Một số bệnh ở người do vi khuẩn gây ra

    Trang 73-Dòng 11

    Em sẽ khuyên bạn điều gì trong mỗi tình huống dưới sau ?

    Em sẽ khuyên bạn điều gì trong mỗi tình huống dưới sau ? Vì sao?

    Giải thích rõ vấn đề.

    ………, ngày… tháng …năm 20…

    TRƯỞNG PHÒNG
    (Kí tên và đóng dấu)

    Phiếu góp ý sách giáo lớp 5 môn Khoa học Cánh diều

    Phụ lục II
    (Đính kèm Công văn số /SGDĐT-GDMNTH ngày /11/2023 của Sở SGDĐT)

    PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    HUYỆN…………

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA LỚP 5 – ĐỢT 2
    MÔN: Khoa học
    BỘ SÁCH: Cánh diều

    Tên bài

    Trang/dòng

    Nội dung hiện tại

    Đề nghị chỉnh sửa

    Lí do đề xuất

    Trang 2

    Hướng dẫn sử dụng sách.

    Nội dung và hình ảnh.

    Chỉ cần đưa nội dung chủ đề vì nội dung và hình ảnh nhiều nhìn rối mắt.

    CHỦ ĐỀ 1: Chất

    Bài: Sự biến đổi trạng thái của chất.

    Trang 16/

    Mục 1

    Một số đặc điểm chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí

    Giảm mực nước ở cốc 1 hoặc tăng mực nước ở cốc 2.

    Hình b1 có 2 cốc lượng nước chưa phù hợp.

    CHỦ ĐỀ 2

    Bài 5: Năng lượng và năng lượng chất đốt.

    Bài 7: Năng lượng điện.

    Trang 28/ từ dòng 22

    Trang 35/ Dòng 5

    Nội dung bài học.

    Phần nội dung

    Câu từ cần ngắn gọn, xúc tích.

    Nên cho ví dụ hoặc hình ảnh cụ thể( có thể cho bài tập trắc nghiệm giúp HS nhận biết vật cách điện, vật dẫn điện) giúp học sinh vận dụng vào thực tế.

    Câu từ dài dòng, lặp từ.

    Phần nội dung, không có hình ảnh.

    CHỦ ĐỀ 3

    Bài 10: Sự sinh sản của động vật đẻ trứng và đẻ con.

    Trang 49, dòng 7

    Động vật đẻ con thụ tinh trong. Trứng kết hợp…

    Câu từ chưa rõ ý. Cần viết câu rõ ý, giúp HS dễ hiểu.

    CHỦ ĐỀ 4

    Vi khuẩn

    Bài 12: Vi khuẩn và vi khuẩn gây bệnh cho người.

    Trang 55 -56

    Tựa bài

    Tựa bài: Vi khuẩn và tác hại của vi khuẩn. (HS dễ hiểu và các em sẽ biết mình cần tìm hiểu về nội dung gì, tránh hiểu sai lệch).

    Tựa bài chưa rõ ràng, cụ thể.

    Bài 13: Vi khuẩn có ích trong chế biến thực phẩm.

    Trang 62

    Bố làm dưa chuột muối chua.

    Làm rau cải muối chua, hoặc dưa leo.

    Món ăn thiết thực của người VN; Phù hợp với tiếng phổ thông.

    CHỦ ĐỀ 5: Con người và sức khỏe.

    Bài 14: Nam và nữ.

    Bài 17: Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tuổi dậy thì.

    CHỦ ĐỀ 6: Sinh vật và môi trường.

    Bài 20: Tác động của con người đến môi trường

    Trang 65

    Trang 79/ Dòng 11

    Trang 92/Mục 2

    Hình ảnh

    Cô y tá chườm để bạn đỡ đau bụng

    Câu hỏi: Dựa vào hình 4, cho biết môi trường tự nhiên cung cấp cho con người những gì và nhận được từ con người những gì.

    Hình ảnh rõ ràng hơn

    Cô y tá chườm nước nóng hay đá lạnh để bạn đỡ đau bụng.

    Câu hỏi: Dựa vào hình 4, cho biết môi trường tự nhiên cung cấp cho con người những gì và nhận được từ con người những gì?

    HS nhận biết một cách khoa học.

    Nêu cách làm cụ thể.

    Lưu ý đến dấu câu.

    Trang 95

    Hình 3

    …gấu ngựa, sơn dương, khỉ mặt đỏ,…lát hoa, tuế lá rộng,sắng,..

    Ghi rõ câu từ, …cây lát hoa, cây sắng

    HS dễ nhận biết. Câu từ gần gũi, tránh gây hiểu lầm với HS tiểu học.

    ………, ngày… tháng …năm 20…

    TRƯỞNG PHÒNG
    (Kí tên và đóng dấu)

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *