Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 9 môn Khoa học tự nhiên (3 bộ sách)

Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 9 môn Khoa học tự nhiên (3 bộ sách)

Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 9 môn Khoa học tự nhiên năm 2024 – 2025 giúp thầy cô đưa ra những lời nhận xét, đánh giá về 3 bộ sách Cánh diều, Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo.

Bạn đang đọc: Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 9 môn Khoa học tự nhiên (3 bộ sách)

Với những lời nhận xét, góp ý môn Khoa học tự nhiên 9 chi tiết từng nội dung, từng trang, từng dòng, cùng lý do đề xuất cụ thể sẽ góp phần cải thiện bộ sách giáo khoa lớp 9 năm 2024 – 2025 trước khi đưa vào giảng dạy đại trà. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm góp ý SGK lớp 9 môn Ngữ văn, Giáo dục thể chất, Lịch sử – Địa lí, Công nghệ 9. Vậy mời thầy cô tham khảo bài viết dưới đây của Download.vn:

Góp ý sách giáo khoa lớp 9 môn Khoa học tự nhiên

    Phiếu góp ý sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều

    PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA
    MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN; LỚP 9

    BỘ SÁCH: CÁNH DIỀU

    Họ và tên giáo viên:…………………………………………………………………………………………..

    Đơn vị công tác: ………………………………………………………………………………………………

    Nội dung góp ý

    Tên bài

    Trang/Dòng

    Nội dung hiện tại

    Đề nghị chỉnh sửa

    Lí do đề xuất

    Bài 7. Định luật Ohm. Điện trở

    Trang 43

    Để làm giảm khả năng cản trở dòng điện của dây dẫn điện trong gia đình:

    a) nên chọn dây dẫn nhôm hay dây dẫn đồng? Vì sao?

    b) với cùng một loại dây, nên chọn dây có tiết diện nhỏ hay lớn? Vì sao?

    Để làm giảm khả năng cản trở dòng điện của dây dẫn điện trong gia đình:

    a) Nên chọn dây dẫn nhôm hay dây dẫn đồng? Vì sao?

    b) Với cùng một loại dây, nên chọn dây có tiết diện nhỏ hay lớn? Vì sao?

    Sửa lỗi chính tả, chữ cái sau ý hỏi phải viết hoa.

    Bài 12. Tác dụng của dòng điện xoay chiều

    Trang 64

    Máy biến thế có cấu tạo gồm hai cuộn dây dẫn quấn trên lõi thép kĩ thuật điện.

    Máy biến thế có cấu tạo gồm hai cuộn dây dẫn có số vòng dây khác nhau quấn trên lõi thép kĩ thuật điện.

    Bổ sung thêm đặc điểm của 2 cuộn dây quấn máy biến thế

    Bài 34. Từ gene đến tính trạng

    169

    Đột biến gen

    Đoạn 1 chưa chính xác

    Đột biến gen chưa chắc đã dẫn tới biến đổi ở kiểu hình

    Bài 35. Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể

    172

    Bộ nhiễm sắc thể

    Thay hình 35.4 bằng hình ảnh bộ nhiễm sắc thể của 2 loài khác

    Bộ nhiễm sắc thể của loài Mang Ấn Độ ở con đực mang các nhiễm sắc thể giới tính với 3 nhiễm sắc thể là XY1Y2 thuộc trường hợp đặc biệt chưa đề cập ở phần trên, gây khó khăn cho người dạy và người học.

    Bài 36. Nguyên phân và giảm phân

    178

    Ứng dụng

    – Xem lại tính chính xác của thông tin: “Nguyên phân là cơ sở của nuôi cấy mô, tạo ra các cơ quan cấy ghép như VÕNG MẠC”

    – Ứng dụng của giảm phân ở các loài sinh sản hữu tính

    – Câu hỏi ở hình 36.4 cần rõ ràng, tường minh hơn

    – Sinh sản hữu tính có cơ sở là sự kết hợp của 2 quá trình là giảm phân và thụ tinh chứ không chỉ là giảm phân.

    – Gây khó khăn cho người dạy và người học

    Bài 38. Quy luật di truyền của Menđen

    187

    Phép lai hai cặp tính trạng

    Câu hỏi 8a, b

    Học sinh chưa có khái niệm về biến dị tổ hợp nên không thể trả lời được câu hỏi

    Bài 41. Ứng dụng công nghệ di truyền vào đời sống

    196

    Quy trình chuyển gen tạo thực vật biến đổi gen

    Thay hình 41.1 hoặc giải thích rõ thể truyền sử dụng là Ti-plasmid được tách từ vi khuẩn đất và làm rõ giai đoạn gen mục tiêu được chuyển vào tế bào nhận (tế bào thực vật)

    Gây khó khăn cho người dạy và người học

    Bài 42. Giới thiệu về tiến hóa, chọn lọc nhân tạo và chọn lọc tự nhiên

    200

    Khái niệm tiến hóa

    Khái niệm tiến hóa diễn đạt chưa rõ ràng

    Gây khó khăn cho người dạy và người học

    ….., ngày tháng năm 2024

    Giáo viên góp ý
    (Kí và ghi rõ họ, tên)

    Phiếu góp ý sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo

    PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA
    MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN; LỚP 9

    BỘ SÁCH: CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

    Họ và tên giáo viên:…………………………………………………………………………………………..

    Đơn vị công tác: ………………………………………………………………………………………………

    Nội dung góp ý

    – Bài tập vận dụng cho từng bài và bài tập ôn tập từng chủ đề còn ít.

    Tên bài

    Trang/dòng

    Nội dung

    hiện tại

    Đề nghị

    chỉnh sửa

    do đề xuất

    Bài 15. Năng lượng tái tạo

    Trang 66 – 67

    Nội dung về các dạng năng lượng trùng lặp bài 14 và chương trình lớp 6

    Giảm bớt nội dung

    Nội dung trùng lặp bài 14 và chương trình lớp 6

    Bài 17. Dãy hoạt động hóa học của kim loại. Một số phương pháp tách kim loại.

    trang 78

    Thí nghiệm kim loại tác dụng với dung dịch muối

    Bỏ thí nghiệm này

    Vì đã thực hiện ở bài 16. Tính chất của kim loại

    Bài 21. Alkane

    Trang 95

    Chỉ có phản ứng đốt cháy alkane, thiếu phản ứng thế của alkane

    Bổ sung phản ứng thế

    Tính chất đặc trưng của liên kết đơn.

    Bài 33. Khai thác nhiên liệu hóa thạch

    Trang 141

    Các dạng nhiên liệu, cách sử dụng nhiên liệu

    Giảm bớt nội dung bài này

    Trùng lặp lại bài 14. Năng lượng Trái Đất, Năng lượng hóa thạch. Bài 15. Năng lượng tái tạo. Bài 23. Nguồn nhiên liệu. Dành quá nhiều thời gian cho phần năng lượng, nhiên liệu. Lớp 6 cũng đã học nội dung này.

    Bài 47. Cơ chế tiến hóa.

    Trang 204

    Hình 47.2

    Cỡ chữ trên hình quá nhỏ không đọc được

    Chỉnh cỡ chữ to lên

    ….., ngày tháng năm 2024

    Giáo viên góp ý
    (Kí và ghi rõ họ, tên)

    Phiếu góp ý sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 9 KNTT

    PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA
    MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN; LỚP 9
    BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

    Họ và tên giáo viên:……………………………………………………………………………………………..

    Đơn vị công tác: …………………………………………………………………………………………………

    Nội dung góp ý

    – Bài tập vận dụng cho từng bài còn ít.

    – Chưa có bài ôn tập kết thúc từng chủ đề.

    Tên bài

    Trang/dòng

    Nội dung

    hiện tại

    Đề nghị

    chỉnh sửa

    do đề xuất

    Bài 18 Giới thiệu về hợp kim

    Trang 98

    Hình: 20.2, 20.3

    Sản xuất gang,thép

    Bỏ sơ đồ sản xuất gang trong lò cao

    Gây khó khăn cho người dạy và người học.

    Bài 23. Alkane

    trang 109

    tính chất hóa học của Alkane

    bổ sung thêm phản ứng thế của Alkane

    Phản ứng thế là phản ứng đặc trưng của Alkane

    Bài 26. Ethylic alcohol

    trang 119

    phản ứng cháy

    bổ sung phương trình hóa học của Ethylic alcohol tác dụng với oxygen

    Phản ứng cháy là một trong các tính chất hóa học quan trọng của Ethylic alcohol

    trang 120

    phản ứng với Na

    bổ sung phương trình hóa học của Ethylic alcohol tác dụng với Na

    Phản ứng thế với Na, K là một trong các tính chất hóa học quan trọng của Ethylic alcohol

    Bài 27

    trang 124

    tính chất hóa học của acetic acid

    tính chất số 5: phản ứng với đá vôi, thay đổi thành: phản ứng với muối

    Acetic acid có thể tác dụng được với nhiều muối carbonate, không chỉ riêng đá vôi

    Bài 35. Khai thác nhiên liệu hóa thạch. Nguồn carbon. Chu trình carbon và sự ấm lên toàn cầu.

    Trang 153

    Các dạng nhiên liệu, cách sử dụng nhiên liệu

    Giảm bớt nội dung bài này

    Trùng lặp lại bài 16. Vòng năng lượng Trái Đất, Năng lượng hóa thạch. Bài 17. Một số dạng năng lượng tái tạo. Bài 25. Nguồn nhiên liệu. Dành quá nhiều thời gian cho phần năng lượng, nhiên liệu. Lớp 6 cũng đã học nội dung này.

    Bài 40 Dịch mã và mối quan hệ từ gene đến tính trang

    Tang 175

    Phần II

    Cần bổ sung thêm nội dung .

    Để HS dễ quan sát, tìm hiểu

    Bài 47

    Cơ chế tiến hóa

    Trang 205

    Thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại

    Bỏ hình 47.3

    Gây khó khăn cho người dạy và người học

    ….., ngày tháng năm 2024

    Giáo viên góp ý
    (Kí và ghi rõ họ, tên)

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *