Trong đề thi tuyển sinh THPT Quốc gia môn Địa lý, phần vẽ biểu đồ thường chiếm từ 1,5 – 2,0 điểm. Đây có thể coi là phần tốn ít thời gian nhất và dễ kiếm điểm nhất dành cho thí sinh! Tuy nhiên, do nhận định sai dạng biểu đồ cần vẽ hoặc vẽ biểu đồ không chuẩn, các thí sinh đã bỏ lỡ những điểm số rất đáng tiếc.
Bạn đang đọc: Phương pháp nhận biết và bài tập vận dụng vẽ biểu đồ môn Địa lý
Hiểu rõ được điều đó, Download.vn xin giới thiệu đến các bạn tài liệu Phương pháp nhận biết và bài tập vận dụng vẽ biểu đồ môn Địa lý. Tài liệu giới thiệu về phương pháp nhận biết cách vẽ biểu đồ và các bài tập vận dụng được trình bày dưới đây. Hi vọng sẽ là những kiến thức bổ ích cho các bạn dự thi THPT Quốc gia năm 2019. Mời các bạn cùng tham khảo tại đây.
A. Phương pháp nhận biết và vẽ biểu đồ
1. Biểu đồ hình cột
Dạng này sử dụng để chỉ sự khác biệt về quy mô khối lượng của 1 hay 1 số đối tượng địa lí hoặc sử dụng để thực hiện tương quan về độ lớn giữa các đại lượng.
Ví dụ: Vẽ biểu đồ so sánh dân số, diện tích …của 1 số tỉnh (Vùng, nước) hoặc vẽ biểu đồ so sánh sản lượng (Lúa, ngô, điện, than…) của 1 số địa phương qua 1 số năm.
a) Các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ hình cột:
– Bước 1: Chọn tỉ lệ thích hợp.
– Bước 2: Kẻ hệ trục vuông góc (Trục đứng thể hiện đơn vị của các đại lượng, trục ngang thể hiện các năm hoặc các đối tượng khác nhau).
– Bước 3: Tính độ cao của từng cột cho đúng tỉ lệ rồi thể hiện trên giấy.
– Bước 4: Hoàn thiện bản đồ (Ghi các số liệu tương ứng vào các cột tiếp theo vẽ kí hiệu vào cột và lập bản chú giải cuối cùng ta ghi tên biểu đồ).
b) Một số dạng biểu đồ hình cột thường gặp:
– Biểu đồ cột đơn.
– Biểu đồ cột đơn gộp nhóm (Loại này gồm 2 loại cột ghép cùng đại lượng và cột ghép khác đại lượng ).
– Biểu đồ thanh ngang .
c) Lưu ý :
– Các cột chỉ khác nhau về độ cao còn bề ngang của các cột phải bằng nhau. Tùy theo yêu cầu cụ thể mà vẽ khoảng cách các cột bằng nhau hoặc cách nhau theo đúng tỉ lệ thời gian.
– Cần lưu ý là ở biểu đồ hình cột thì việc thể hiện độ cao của các cột là điều quan trọng hơn cả bởi vì nó cho thấy rõ sự khác biệt vì qui mô số lượng giữa các năm hoặc các đối tượng cần thể hiện.
Còn về khoảng cách các năm, nhìn chung cần theo đúng tỉ lệ. Tuy nhiên, trong 1 số trường hợp có thể vẽ khoảng cách các cột bằng nhau để đảm bảo tính trực quan và tính thẩm mỹ của biểu đồ.
2. Biểu đồ đường – đồ thị
Đồ thị hay còn gọi là đường biểu diễn hoặc biểu đồ dạng đường , là dạng biểu đồ dùng để thể hiện tiến trình phát triển , sự biến thiên của các đối tượng qua thời gian.
a) Các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ đường – đồ thị:
– Bước 1: Kẻ hệ trục tọa độ vuông góc (Trục đứng thể hiện độ lớn của các đối tượng như số người , sản lượng , tỉ lệ %.. còn trục nằm ngang thể hiện thời gian )
– Bước 2: Xác định tỉ lệ thích hợp ở cả 2 trục (Chú ý tương quan giữa độ cao của trục đứng và độ dài của trục nằm ngang sao cho biểu đồ đảm bảo được tính trực quan và mĩ thuật )
– Bước 3: Căn cứ vào các số liệu của đề bài và tỉ lệ đã xác định đẻ tính toán và đánh giá dấu tọa độ của các điểm mốc trên 2 trục. Khi đánh dấu các năm trên trục ngang cần chú ý đến tỉ lệ (Cần đúng tỉ lệ cho trước). Thời điểm năm đầu tiên nằm trên trục đứng
– Bước 4: Hoàn thiện bản đồ (Ghi số liệu vào bản đồ, nếu sử dụng kí hiệu thì cần có bản chú giải cuối cùng ta ghi tên biểu đồ )
b) Lưu ý :
+ Nếu vẽ 2 hoặc nhiều đường biểu diễn có chung 1 đơn vị thì mỗi đường cần dùng 1 kí hiệu riêng biệt và có chú giải kèm theo.
+ Nếu vẽ 2 đường biểu diễn có đơn vị khác nhau thì vẽ 2 trục đứng ở 2 bên biểu đồ , mỗi trục thể hiện 1 đơn vị.
+ Nếu phải vẽ nhiều đường biểu diễn mà số liệu đã cho lại thuộc nhiều đơn vị khác nhau thì phải tính toán để chuyển số liệu thô (Số liệu tuyệt đối với các đơn vị khác nhau) sang số liệu tinh (Số liệu tương đối, với cùng đơn vị thống nhất là đơn vị %). Ta thường lấy số liệu năm đầu tiên là ứng với 100% , số liệu của các năm tiếp theo là tỉ lệ % so với năm đầu tiên. Sau đó ta sẽ vẽ đường biểu diễn.
3. Biểu đồ hình tròn
Thường dùng để biểu diễn cơ cấu thành phần của 1 tổng thể và qui mô của đối tượng cần trình bày .Chỉ được thực hiện khi đánh giá trị tính của các đại lượng được tính bằng % và các giá trị thành phần cộng lại bằng 100%
Ví dụ : Biểu đồ cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của nền kinh tế Việt Nam ..
a) Các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ hình tròn:
– Bước 1: Xử lí số liệu ( Nếu số liệu của đề bài cho là số liệu thô ví dụ như tỉ đồng, triệu người thì ta phải đổi sang số liệu tinh qui về dạng %).
– Bước 2: Xác định bán kính của hình tròn.
Lưu ý : Bán kính của hình tròn cần phù hợp với khổ giấy để đảm bảo tính trực quan và mĩ thuật cho bản đồ. Trong trường hợp phải vẽ biểu đồ bằng những hình tròn có bán kính khác nhau thì ta phải tính toán bán kính cho các hình tròn
– Bước 3: Chia hình tròn thành những nan quạt theo đúng tỉ lệ và trật tự của các thành phần có trong đề bài cho.
Lưu ý : Toàn bộ hình tròn là 360 độ, tướng ứng với tỉ lệ 100%. Như vậy, tỉ lệ 1% ứng với 3,6 độ trên hình tròn .
– Khi vẽ các nan quạt nên bắt đầu từ tia 12 giờ và lần lượt vẽ theo chiều thuận với chiều quay của kim đồng hồ. Thứ tự các thành phần của các biểu đồ phải giống nhau để tiện cho việc so sánh.
– Bước 4 : Hoàn thiện bản đồ (Ghi tỉ lệ của các thành phần lên biểu đồ ,tiếp ta sẽ chọn kí hiệu thể hiện trên biểu đồ và lập bản chú giải cuối cùng ta ghi tên biểu đồ).
b) Một số dạng biểu đồ hình tròn
+ Biểu đồ hình tròn (Như đã giới thiệu ở trên ).
+ Biểu đồ từng nửa hình tròn (Thể hiện trên nửa hình tròn nên tỉ lệ 100% ứng với 180 độ và 1% ứng với 1,8 độ. Các nan quạt sẽ được sắp xếp trong 1 nửa hình tròn ).
+ Biểu đồ hình vành khăn.
…………
B. Bài tập vận dụng vẽ biểu đồ
Bài 1: Cho bảng số liệu sau :
DÂN SỐ NƯỚC TA PHÂN THEO NHÓM TUỔI NĂM 1979, 1989, 2005
Năm | Tổng số ( nghìn người) | Nhóm tuổi ( %) | ||
0 – 14 | 15- 59 | Từ 60 trở lên | ||
1979 | 52.472 | 41,7 | 51,3 | 7,0 |
1989 | 64.405 | 38,7 | 54,1 | 7,2 |
2005 | 84.156 | 27,1 | 63,9 | 9,0 |
Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu dân số qua các năm kể trên ?
Bài 2 : (2 điểm )Cho bảng số liệu sau :
Một số chỉ tiêu sản xuất công nghiệp của Hà Nội và TP Hồ Chí Minh- Năm 2005
Các chỉ tiêu | Cả nước | Hà Nội | TP Hồ Chí Minh |
Sản lượng công nghiệp(tỉ đồng) | 416562,8 | 34559,9 | 98403 |
Tổng số lao động trong các doanh nghiệp(nghìn người) | 6240,6 | 839,2 | 1496,8 |
Số doanh nghiệp | 112952 | 18214 | 31292 |
1. Tính tỉ lệ % các chỉ tiêu sản xuất công nghiệp của Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
2. So sánh 2 trung tâm công nghiệp Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
Bài 3: : (3 điểm) Cho bảng số liệu sau :
Cơ cấu sản lượng lúa phân theo các vùng ở nước ta Năm 2005 (đơn vị : %)
Các vùng | Cơ cấu sản lượng lúa |
Cả nước | 100 |
Đồng bằng sông Hồng | 17,3 |
Trung du và miền núi Bắc Bộ | 8,6 |
Bắc Trung Bộ | 8,9 |
Duyên hải Nam Trung bộ | 4,9 |
Tây Nguyên | 2,0 |
Đông Nam Bộ | 4,5 |
Đồng Bằng Sông Cửu Long | 53,8 |
1. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu sản lượng lúa phân theo các vùng nước ta- năm 2005
2. Nhận xét Và giải thích cơ cấu sản lượng lúa ở các vùng nước ta
Bài 4: (3 điểm) Cho bảng số liệu về mật độ dân số các vùng trong năm 2006
( đơn vị: người/ km2 )
Vùng | ĐBSH | ĐB | TB | BTB | DH NTB | TN | ĐNB | ĐB SCL |
Mật độ Dân số | 1225 | 148 | 69 | 207 | 200 | 89 | 551 | 429 |
1. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện mật độ dân số của các vùng trong năm 2006.
2. Nhận xét
Bài 5: ( 3 điểm) Cho bảng số liệu sau:
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH TRỒNG LÚA Ở NƯỚC TA, Thời kì 1980 -2005.
Tiêu chí |
1980 |
1990 |
2000 |
2002 |
2005 |
Diện tích( 1000 ha) Năng suất lúa cả năm ( tạ/ ha) Sản lượng lúa cả năm( triệu ha) |
5600 20,8 11,6 |
6043 31,8 19,2 |
7654 42,5 32,6 |
7504 45,9 34,4 |
7329 49 35,8 |
1.Tính chỉ số tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng lúa qua các năm ( lấy năm 1980 = 100%).
2. Từ số liệu đã tính, hãy vẽ trên cùng một hệ toạ độ các đường biểu diễn diện tích, năng suất và sản lượng lúa từ năm 1980 – 2005.
3. Qua bảng số liệu, hãy nêu tình hình phát triển của ngành trồng lúa và cho biết nguyên nhân dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của ngành sản xuất lúa trong những năm gần đây.
………..
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết