Quan niệm của người Hy Lạp cổ đại và người Ê-đê về người anh hùng

Quan niệm của người Hy Lạp cổ đại và người Ê-đê về người anh hùng

Qua hai đoạn trích Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác và Đăm Săn đi bắt Nữ thần Mặt Trời, hãy chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt trong quan niệm của người Hy Lạp cổ đại và người Ê-đê về người anh hùng? Là câu hỏi rất hay nằm trong chương trình Ngữ văn 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 trang 111.

Bạn đang đọc: Quan niệm của người Hy Lạp cổ đại và người Ê-đê về người anh hùng

Quan niệm của người Hy Lạp cổ đại và người Ê-đê về người anh hùng mang đến 2 gợi ý tham khảo. Qua đó giúp các bạn học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý ôn tập, trau dồi kiến thức, nhanh chóng biết cách trả lời câu hỏi 7 bài Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời trang 111. Vậy sau đây là nội dung chi tiết quan niệm của người Hy Lạp cổ đại và người Ê-đê về người anh hùng, mời các bạn đón đọc nhé.

Quan niệm của người Hy Lạp cổ đại và người Ê-đê về người anh hùng

    Câu 7 trang 111 Ngữ văn 10 tập 1 Kết nối tri thức

    Câu hỏi: Qua hai đoạn trích Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác và Đăm Săn đi bắt Nữ thần Mặt Trời, hãy nêu những điểm tương đồng và khác biệt trong quan niệm của người Hy Lạp cổ đại và người Ê-đê về người anh hùng?

    Trả lời câu 7 trang 111 Ngữ văn 10 tập 1 Kết nối tri thức

    Gợi ý 1

    *Điểm tương đồng:

    • Đề cao, coi trọng vị trí của người anh hùng trong xã hội
    • Sử dụng những từ ngữ cổ, những yếu tố thành ngữ, tục ngữ
    • Sử dụng chất liệu ngôn từ văn học dân gian.

    *Điểm khác biệt:

    – Sử thi anh hùng Hy Lạp cổ đại:

    • Đặt người anh hùng trong hoàn cảnh giữa lợi ích của cộng đồng và cá nhân, phải đưa ra sự lựa chọn, để từ đó khẳng định phẩm chất, vẻ đẹp của người anh hùng
    • Các yếu tố ngoại cảnh như gia đình, dân tộc được xây dựng và nhắc đến khá nhiều
    • Thường kể về những sự việc có ý nghĩa thay đổi lớn lao, quy mô lớn
    • Hình tượng nhân vật hoành tráng, hào hùng
    • Biến cố được nhắc tới trong tác phẩm thường là những biến cố lớn, ảnh hưởng tới cả dân tộc, đất nước.

    – Sử thi anh hùng Ê-đê:

    • Người anh hùng mang trong mình hoài bão, khát vọng lớn lao, muốn tự mình chinh phục
    • Không nói nhiều đến những yếu tố ngoại cảnh như mâu thuẫn, gia đình, xã hội mà tập trung thể hiện nhân vật chính
    • Nhân vật anh hùng thường thuộc ba loại chính: chiến đấu chống quái vật, người anh hùng đi hỏi vợ, sự trả thù của dòng họ.

    Gợi ý 2

    Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời
    Điểm tương đồng

    – có lòng dũng cảm, kiên cường, không sợ khó khăn, thất bại.

    – có sức mạnh phi thường, ngoại hình đặc biệt.

    – Những chiến công của người anh hùng bao giờ cũng mang một ý nghĩa lớn lao, cao cả vì họ là sự thể hiện sức mạnh của tập thể, bộ lạc, sức mạnh lớn lao của thời đại.

    – đều là những tướng lĩnh, người đứng đầu bộ tộc (tù trưởng)

    Điểm khác biệt

    – Người anh hùng mang đậm hiện thực gần với con người bình thường, giản dị trng quan hệ với vợ con

    – Ca ngợi sự dũng cảm bao gồm cả về trí tuệ

    – Người anh hùng thiên về “thần thánh hóa”

    – Ca ngợi quyền uy và sự giàu có thịnh vượng

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *