Quy định số tiết học trong Chương trình GDPT 2018

Quy định số tiết học trong Chương trình GDPT 2018

Quy định số tiết học trong Chương trình GDPT 2018 sẽ giúp thầy cô nắm rõ những thay đổi mới nhất, biết được tổng số tiết từng môn học cho cấp Tiểu học, THCS, THPT như thế nào để thực hiện cho đúng quy định.

Bạn đang đọc: Quy định số tiết học trong Chương trình GDPT 2018

Chương trình GDPT 2018 chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12). Mỗi khối lớp lại quy định số tiết dạy khác nhau, với học sinh lớp 1, 2 học ít nhất với 875 tiết, học sinh lớp 4, 5 học 1.050 tiết. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn:

Quy định số tiết học các cấp trong Chương trình GDPT 2018

    Số tiết học cấp Tiểu học trong chương trình GDPT 2018

    Nội dung giáo dục Số tiết/năm học
    Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5
    Môn học bắt buộc (10)
    Tiếng Việt 420 350 245 245 245
    Toán 105 175 175 175 175
    Ngoại ngữ 1 140 140 140
    Đạo đức 35 35 35 35 35
    Tự nhiên và Xã hội 70 70 70
    Lịch sử và Địa lí 70 70
    Khoa học 70 70
    Tin học và Công nghệ 70 70 70
    Giáo dục thể chất 70 70 70 70 70
    Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật) 70 70 70 70 70
    Hoạt động giáo dục bắt buộc
    Hoạt động trải nghiệm 105 105 105 105 105
    Môn học tự chọn
    Tiếng dân tộc thiểu số 70 70 70 70 70
    Ngoại ngữ 1 70 70
    Tổng số tiết/năm học (không kể các môn học tự chọn) 875 875 980 1050 1050
    Số tiết trung bình/tuần (không kể các môn học tự chọn) 25 25 28 30 30

    Cụ thể, các môn học ở tiểu học, bao gồm:

    a) Các môn học bắt buộc gồm: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục lối sống, Cuộc sống quanh ta, Tìm hiểu xã hội, Tìm hiểu tự nhiên, Tìm hiểu công nghệ.

    b) Các môn học bắt buộc có phân hóa: Thế giới công nghệ, Tìm hiểu tin học, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

    c) Môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số.

    Ngoài ra, ở cấp tiểu học còn có hoạt động Tự học có hướng dẫn (tự học trên lớp của học sinh tiểu học học 2 buổi/ngày, có sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên).

    Thời lượng:

    Mỗi tiết học cho lớp 1 và lớp 2 từ 30 phút đến 35 phút; cho lớp 3, lớp 4 và lớp 5 từ 35 phút đến 40 phút; giữa các tiết học có thời gian nghỉ.

    Các trường dạy học 2 buổi/ ngày bố trí không quá 7 tiết học/ ngày; 31 tiết học/ tuần đối với lớp 1, lớp 2 và lớp 3; 32 tiết học/ tuần đối với lớp 4, lớp 5.

    Còn các trường chưa đủ điều kiện dạy học 2 buổi/ ngày cần tập trung đầu tư để bắt đầu từ năm 2018-2019 dạy học 2 buổi/ ngày cho lớp 1, đến năm 2022- 2023 dạy học 2 buổi/ ngày cho tất cả các lớp tiểu học.

    Đối với những địa phương chưa thực hiện dạy học 2 buổi/ ngày, không bố trí thời gian tự học có hướng dẫn trên lớp và dạy học nội dung giáo dục địa phương.

    Số tiết học cấp THCS trong chương trình GDPT 2018

    Nội dung giáo dục Số tiết/năm học
    Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9
    Môn học bắt buộc (10)
    Ngữ văn 140 140 140 140
    Toán 140 140 140 140
    Ngoại ngữ 1 105 105 105 105
    Giáo dục công dân 35 35 35 35
    Lịch sử và Địa lí 105 105 105 105
    Khoa học tự nhiên 140 140 140 140
    Công nghệ 35 35 52 52
    Tin học 35 35 35 35
    Giáo dục thể chất 70 70 70 70
    Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật) 70 70 70 70
    Hoạt động giáo dục bắt buộc (1)
    Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 105 105 105 105
    Nội dung GD bắt buộc của địa phương 35 35 35 35
    Môn học tự chọn
    Tiếng dân tộc thiểu số 105 105 105 105
    Ngoại ngữ 2 105 105 105 105
    Tổng số tiết học/năm học (không kể các môn học tự chọn) 1015 1015 1032 1032
    Số tiết học trung bình/tuần (không kể các môn học tự chọn) 29 29 29,5 29,5

    Các môn học ở trung học cơ sở:

    a) Các môn học bắt buộc: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục công dân, Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý.

    b) Các môn học bắt buộc có phân hóa: Tin học, Công nghệ và Hướng nghiệp, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

    c) Môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.

    Thời lượng: Mỗi ngày học 1 buổi, không quá 5 tiết học. Mỗi tiết học 45 phút, giữa các tiết học có thời gian nghỉ. Khuyến khích các trường trung học cơ sở đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ ngày theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

    Số tiết học cấp THPT trong chương trình GDPT 2018

    Nội dung giáo dục Số tiết/năm học/lớp
    Môn học bắt buộc Ngữ văn 105
    Toán 105
    Ngoại ngữ 1 105
    Giáo dục thể chất 70
    Giáo dục quốc phòng và an ninh 35
    Môn học lựa chọn
    Nhóm môn khoa học xã hội Lịch sử 70
    Địa lí 70
    Giáo dục kinh tế và pháp luật 70
    Nhóm môn khoa học tự nhiên Vật lí 70
    Hoá học 70
    Sinh học 70
    Nhóm môn công nghệ và nghệ thuật Công nghệ 70
    Tin học 70
    Âm nhạc 70
    Mĩ thuật 70
    Chuyên đề học tập lựa chọn (3 cụm chuyên đề) 105
    Hoạt động giáo dục bắt buộc Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 105
    Nội dung giáo dục của địa phương 35
    Môn học tự chọn
    Tiếng dân tộc thiểu số 105
    Ngoại ngữ 2 105
    Tổng số tiết học/năm học (không kể các môn học tự chọn) 1015
    Số tiết học trung bình/tuần (không kể các môn học tự chọn) 29

    Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng và an ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương.

    Các môn học lựa chọn gồm 3 nhóm môn:

    – Nhóm môn khoa học xã hội: Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật.

    – Nhóm môn khoa học tự nhiên: Vật lí, Hoá học, Sinh học.

    – Nhóm môn công nghệ và nghệ thuật: Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật).

    Học sinh chọn 5 môn học từ 3 nhóm môn học trên, mỗi nhóm chọn ít nhất 1 môn học.

    Các chuyên đề học tập: Mỗi môn học Ngữ văn, Toán, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật có một số chuyên đề học tập tạo thành cụm chuyên đề học tập của môn học nhằm thực hiện yêu cầu phân hoá sâu, giúp học sinh tăng cường kiến thức và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp. Thời lượng dành cho mỗi chuyên đề học tập là 10 tiết hoặc 15 tiết; tổng thời lượng dành cho cụm chuyên đề học tập của một môn học là 35 tiết/năm học. Ở mỗi lớp 10, 11, 12, học sinh chọn 3 cụm chuyên đề học tập của 3 môn học phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường.

    Các trường có thể xây dựng các tổ hợp môn học từ 3 nhóm môn học và chuyên đề học tập nói trên để vừa đáp ứng nhu cầu của người học vừa bảo đảm phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường.

    Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.

    Thời lượng giáo dục: Mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút. Khuyến khích các trường trung học phổ thông đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

    Số tiết học trong Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT năm 2023 – 2024

    Căn cứ tiểu mục 2 Mục III Phần thứ nhất những vấn đề chung về chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông của chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BGDĐT quy định thời lượng giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông theo lộ trình như sau:

    Thời gian học của mỗi năm học là 35 tuần/lớp. Mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút.

    Thời lượng và số tiết của các môn học thực hiện theo quy định của Chương trình GDPT 2018 cấp THPT:

    Quy định số tiết học trong Chương trình GDPT 2018

    Điểm mới của thông tư 13/2022 sửa đổi chương trình giáo dục phổ thông 2018

    Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT đã hết hiệu lực một phần và những nội dung đó được thay thế bằng thông tư 13/2022/TT-BGDĐT.

    Cụ thể, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT, môn học Lịch sử từ môn học lựa chọn thuộc nhóm môn Khoa học xã hội trở thành môn học bắt buộc:

    Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung Chương trình tổng thể trong Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

    1. Sửa đổi, bổ sung mục “2. Giai đoạn định hướng nghề nghiệp” phần “IV. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC” như sau:

    “2. Giai đoạn định hướng nghề nghiệp

    2.1. Nội dung giáo dục

    Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1; Lịch sử; Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng và an ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương.

    Các môn học lựa chọn: Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật.

    […]

    Môn Lịch sử từ môn học tự chọn trở thành môn học bắt buộc dẫn đến những môn học bắt buộc hiện tại bao gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1; Lịch sử; Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng và an ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương.

    Thứ hai, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT, thời lượng giáo dục đối với cấp trung học phổ thông đã có thay đổi cụ thể như sau:

    “2.2. Thời lượng giáo dục

    Mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút. Khuyến khích các trường trung học phổ thông đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

    Trong thời lượng giáo dục cấp trung học phổ thông phải đảm bảo mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút.

    Thứ ba, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT, đã có những sửa đổi, bổ sung rất chi tiết về giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp:

    2. Sửa đổi, bổ sung gạch đầu dòng thứ hai “- Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp”, mục “3. Giáo dục khoa học xã hội ” phần “ V. ĐỊNH HƯỚNG VỀ NỘI DUNG GIÁO DỤC ” như sau:

    “- Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp

    Ở lớp 10, môn Lịch sử, môn Địa lí giúp học sinh hiểu biết về đặc điểm tổng quát của khoa học lịch sử và khoa học địa lí, các ngành nghề có liên quan đến lịch sử và địa lí, khả năng ứng dụng kiến thức lịch sử và địa lí trong đời sống, đồng thời củng cố và mở rộng nền tảng tri thức, kĩ năng phổ thông cốt lõi đã hình thành ở giai đoạn giáo dục cơ bản thông qua các chủ đề và chuyên đề học tập về những vấn đề cơ bản của lịch sử và địa lí, tạo cơ sở vững chắc để học sinh có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, phù hợp.

    Ở lớp 11 và lớp 12, môn Lịch sử chú trọng đến các chủ đề và chuyên đề học tập về các lĩnh vực của sử học, như: lịch sử chính trị, lịch sử kinh tế, lịch sử văn minh, lịch sử văn hóa, lịch sử quân sự và lịch sử xã hội, sự tương tác và hội nhập của Việt Nam vào khu vực và thế giới,…; môn Địa lí tập trung vào một số chủ đề và chuyên đề học tập về địa lí thế giới (khu vực, quốc gia tiêu biểu) và địa lí Việt Nam (tự nhiên, kinh tế – xã hội) nhằm hỗ trợ cho những học sinh có định hướng nghề nghiệp thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn cũng như một số ngành khoa học liên quan.”.

    Như vậy, Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT đã bổ sung môn Lịch sử từ môn học tự chọn trở thành môn học bắt buộc và quy định cụ thể về thời lượng giáo dục phải đảm bảo mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút.

    Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 03/8/2022.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *