Quy tắc bát tử là một quy tắc hóa học đơn giản nói về các nguyên tử có số nguyên tử Z 4 có xu hướng kết hợp để có tám electron trong lớp hóa trị của chúng, tạo cho chúng cấu trúc điện tử giống như khí hiếm (còn gọi là khí trơ).
Bạn đang đọc: Quy tắc bát tử: nội dung của quy tắc bát tử
Quy tắc bát tử được áp dụng cho các yếu tố của nhóm chính (khối s và p của bảng tuần hoàn). Nó đặc biệt hữu ích cho các phi kim loại như carbon, nitơ, oxy và halogen cũng như kim loại kiềm và kiềm thổ. Vậy sau đây là toàn bộ nội dung quy tắc bát tử, mời các bạn cùng theo dõi tại đây nhé.
Quy tắc bát tử
1. Quy tắc bát tử là gì
Quy tắc bát tử: Khi hình thành liên kết hóa học, nguyên tử thường có xu hướng đạt tới cấu hình electron bền vững của khí hiếm với 8 electron (của He với 2 electron) ở lớp ngoài cùng.
Quy tắc bát tử là quy tắc phi cơ học lượng tử được đưa ra năm 1916 sau khi có thuyết Bohr và trước khi có cơ học lượng tử (1926) nên quy tắc này không nghiệm đúng trong mọi trường hợp. Hạn chế của quy tắc bát tử là không giải thích được cấu trúc bền vững của nhiều ion như và có một số hợp chất không nghiệm đúng quy tắc bát tử (BeCl2, BCl3, SF4, NO2,…).
Tuy vậy quy tắc bát tử rất có ích vì phù hợp với chúng ta khi bước đầu tìm hiểu về liên kết hóa học và nó đúng với đa số các chất thông thường.
Các nguyên tử các nguyên tố s thường có khuynh hướng nhường electron lớp ngoài cùng để có lớp sát ngoài cùng 8 electron.
Các nguyên tử của các nguyên tố p là phi kim thường có khuynh hướng thu thêm electron để cho lớp ngoài cùng của chúng có 8 electron.
2. Ví dụ quy tắc bát tử
Xét sự hình thành liên kết hóa học trong phân tử NaF.
Cấu hình electron của nguyên tử:
Na (Z = 11): [Ne]3s1 → → có 1 electron lớp ngoài cùng.
F (Z = 9): 1s22s22p5 → → có 7 electron lớp ngoài cùng.
3. Các bước viết công tác cấu tạo của phân tử
Viết cấu hình e của các nguyên tử tạo hợp chất
Tính nhẩm số e mỗi nguyên tử góp chung = 8 – số e lớp ngoài cùng
Biểu diễn các e lớp ngoài cùng và các cặp e chung (bằng các dấu chấm) lên xung quanh kí hiệu nguyên tử ⇒ công thức electron
Thay mỗi cặp e chung bằng 1 gạch ngang ta được công thức cấu tạo
Lưu ý:
Khi hai nguyên tử liên kết mà trong đó có một nguyên tử A đạt cấu hình bền còn nguyên tử B kia chưa thì lúc này A sử dụng cặp electron của nó để cho B dùng chung → hình thành liên kết cho nhận (hay phối trí) biểu diễn bằng → hướng vào nguyên tử nhận cặp electron đó.
Khi có nhiều nguyên tử đều có thể đưa cặp electron ra cho nguyên tử khác dùng chung thì ưu tiên cho nguyên tử nào có độ âm điện nhỏ hơn.