Quy trình dạy học các môn lớp 2 năm học 2022 – 2023

Quy trình dạy học các môn lớp 2 năm học 2022 – 2023 hướng dẫn thầy cô rất chi tiết quy trình, các bước dạy các môn: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, Hoạt động trải nghiệm lớp 2 theo đúng phương pháp chuẩn của chương trình GDPT 2018 mới.

Bạn đang đọc: Quy trình dạy học các môn lớp 2 năm học 2022 – 2023

Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm quy trình dạy học môn Tiếng Việt, Toán, TNXH, Đạo đức lớp 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Vậy mời thầy cô cùng tải về và theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để nắm rõ quy trình dạy học của từng môn trong chương trình lớp 2:

Quy trình dạy học các môn lớp 2 năm học 2022 – 2023

I. MÔN TOÁN:

Gồm các dạng bài: Bài mới, Luyện tập/Luyện tập chung, Thực hành/Trải nghiệm

* QUY TRÌNH DẠY HỌC DẠNG BÀI MỚI

I. Ổn định

II. Kiểm tra bài cũ

Gv cho Hs lên bảng làm giải các bài tập hoặc nêu ngắn gọn các kiến thức đã học ở tiết học trước.

III. Bài mới

1. Khởi động

  • Mục tiêu: Dẫn dắt vào bài học, tạo hứng thú học tập từ đầu tiết học cho HS.
  • Cách tiến hành: Gv có thể tổ chức dưới các hình thức: Hát, trò chơi khởi động…

2. Khám phá

  • Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu, hình thành kiến thức mới.
  • Cách tiến hành: Bài toán thực tế (tình huống thực tế, bài toán dẫn, hình ảnh vật thật, đồ dùng) => Hướng dẫn HS chiếm lĩnh kiến thức mới (trải nghiệm, khám phá, phân tích) => Vận dụng thực hành.

*Lưu ý: Quy trình dạy phần Khám phá từng dạng điển hình.

a) Các số trong phạm vi 1000

  • Hình thành số -> Đọc, viết số -> Cấu tạo, phân tích số -> Thứ tự, so sánh số

b) Phép cộng, trừ

  • Bài toán dẫn -> Phép tính (cần khám phá) -> Xây dựng kĩ thuật tính -> Vận dụng
  • Phép nhân, chia
  • Bài toán dẫn -> Hình thành phép tính -> Vận dụng

c) Giải toán có lời văn

  • Bài toán thực tế -> Hướng dẫn cách giải -> Trình bày cách giải

d) Nhận dạng hình

  • Vật thật -> Mô hình hình học -> Hình vẽ (trong SGK) -> Hình thành biểu tượng -> Nhận biết hình

đ) Nhận biết các đơn vị đo

  • Nặng hơn, nhẹ hơn -> Biểu tượng về khối lượng -> Biểu tượng về đơn vị đo khối lượng (kg)
  • Lượng nước nhiều hơn, ít hơn -> Biểu tượng về dung tích -> Biểu tượng về đơn vị đo dung tích

e) Làm quen với một số yếu tố thống kê, xác suất

  • Thực tế, vật thật (tình huống) -> Thu thập, phân loại, sắp xếp số liệu -> Vận dụng
  • Thu thập, phân loại số liệu -> Biểu thị bằng biểu đồ tranh (cho trước mà chưa yêu cầu lập biểu đồ tranh) -> Đọc, mô tả, nhận xét biểu đồ tranh
  • Quan sát sự kiện, vận dụng tìm khả năng xảy ra -> Lựa chọn khả năng thích hợp (chắc chắn, có thể, không thể) -> Vận dụng

3. Hoạt động

  • Mục tiêu: Vận dụng, thực hành trực tiếp các kiến thức vừa học ở phần khám phá.
  • Cách tiến hành: GV tổ chức cho HS giải quyết các bài tập dưới dạng hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm (phù hợp với đối tượng HS và điều kiện thực tế của trường, lớp).

4. Củng cố dặn dò

  • Củng cố bài học theo yêu cầu cần đạt của tiết học.

QUY TRÌNH DẠY HỌC DẠNG BÀI LUYỆN TẬP – LUYỆN TẬP CHUNG

I. Ổn định

II. Kiểm tra bài cũ

  • Gv cho Hs lên bảng làm giải các bài tập hoặc nêu ngắn gọn các kiến thức đã học ở tiết học trước.

III. Bài mới

1. Khởi động

  • Mục tiêu: Dẫn dắt vào bài học, tạo hứng thú học tập từ đầu tiết học cho HS.
  • Cách tiến hành: Gv có thể tổ chức dưới các hình thức: Hát, trò chơi khởi động…

2. Luyện tập

– Mục tiêu:

  • Giúp học sinh vận dụng bổ sung, hoàn thiện kiến thức đã học sau phần bài mới.
  • Giúp HS củng cố hoàn thiện kiến thức, kĩ năng đã học theo yêu cầu của từng chủ đề và liên kết với kiến thức đã có để áp dụng vào giải quyết vấn đề.

– Cách tiến hành: GV tổ chức cho HS giải quyết các bài tập dưới dạng hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm (phù hợp với đối tượng HS và điều kiện thực tế của trường, lớp).

* Nếu có bài trò chơi toán học thì thực hiện theo các bước:

  • Bước 1: Nêu rõ mục tiêu cần đạt của trò chơi
  • Bước 2: Nêu rõ luật chơi (cách chơi)
  • Bước 3: Tổ chức hoạt động chơi tại lớp theo nhóm hoặc cặp đôi
  • Bước 4: Tổng kết, rút kinh nghiệm chơi (hiệu quả chơi so với mục tiêu).

3. Củng cố dặn dò

  • Củng cố bài học theo yêu cầu cần đạt của tiết học.

QUY TRÌNH DẠY HỌC DẠNG BÀI THỰC HÀNH – TRẢI NGHIỆM

I. Ổn định

II. Kiểm tra bài cũ

Gv cho Hs lên bảng làm giải các bài tập hoặc nêu ngắn gọn các kiến thức đã học ở tiết học trước.

III. Bài mới

1. Khởi động

  • Mục tiêu: Dẫn dắt vào bài học, tạo hứng thú học tập từ đầu tiết học cho HS.
  • Cách tiến hành: Gv có thể tổ chức dưới các hình thức: Hát, trò chơi khởi động…

2. Hoạt động

  • Mục tiêu: Củng cố, hoàn thiện kiến thức đã học thuộc chủ đề về hình học (hình phẳng, hình khối), về đo lường (độ dài, thời gian, khối lượng, dung tích).
  • Cách tiến hành: Gv tổ chức cho HS được tự thực hiện các thao tác, được trực tiếp sử dụng các công cụ để vẽ, xếp, gấp hình hoặc cân, đo, đong, đếm hoặc xem đồng hồ, xem lịch theo quy trình:

GV giới thiệu -> GV hướng dẫn HS lần lượt thực hiện các yêu cầu ->Vận dụng, thực hành (cá nhân hoặc theo nhóm)

3. Củng cố dặn dò

Củng cố bài học theo yêu cầu cần đạt của tiết học.

MÔN ĐẠO ĐỨC

Gồm các dạng bài đạo đức tiết 1, tiết 2

* QUY TRÌNH DẠY HỌC DẠNG BÀI ĐẠO ĐỨC TIẾT 1

I. Ổn định

II. Kiểm tra bài cũ

– Giáo viên nêu câu hỏi để kiểm tra kiến thức của bài học trước.

III. Bài mới

1/ Khởi động

– Mục đích:

  • Tạo tâm thế và hứng thú học tập cho HS, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập.
  • Huy động kiến thức, kinh nghiệm nền của HS có liên quan đến vấn đề trong bài học, làm bộc lộ được những gì HS đã biết, bổ khuyết những gì HS còn thiếu,…
  • Giúp HS nhận ra những gì chưa biết và muốn biết.

Hình thức: Khởi động có thể là một trò chơi, một bài hát, một chia sẻ trải nghiệm,…

2/Khám phá

– Mục đích:

  • Chiếm lĩnh được kiến thức, kĩ năng mới.
  • Xây dựng được những kiến thức, kĩ năng mới thông qua các hoạt động khác nhau

– Cách tiến hành:

  • Trong phần khám phá thường có1, 2 hoặc 3 hoạt động (tùy bài)
  • Các hoạt động thường là: tranh ảnh, câu chuyện, tình huống,…
  • HS khám phá các chuẩn mực hành vi đạo đức/ kĩ năng sống qua tranh ảnh, câu chuyện, tình huống,… (như đóng vai, kể chuyện, quan sát, thảo luận, đàm thoại…)
  • GV cùng hs tìm hiểu từng hoạt động.
  • Kết luận từng hoạt động bằng cách cho hs trả lời cho các câu hỏi như: Em cần làm gì? Vì sao phải làm thế? Làm như thế nào? (Điều này giúp học sinh thực hiện các chuẩn mực hành vi đạo đức, pháp luật và kĩ năng sống một cách tự giác,…)

3/ Củng cố, dặn dò

  • GV nêu 1-2 câu hỏi để kiểm tra kiến thức đã nắm được qua giờ học
  • GV nhận xét tiết học.
  • Chuẩn bị bài cho tiết sau.

* QUY TRÌNH DẠY HỌC DẠNG BÀI ĐẠO ĐỨC TIẾT 2

I. Ổn định

II. Kiểm tra bài cũ

Giáo viên nêu câu hỏi để kiểm tra kiến thức của bài học trước.

III. Bài mới

1. Khởi động (mục tiêu- hình thức như tiết 1)

2. Luyện tập

Mục đích: Củng cố và hoàn thiện những kiến thức, kĩ năng vừa khám phá và thu nhận được.

Cách tiến hành:: HS được đưa vào các tình huống giả định để nhận xét, phân biệt hành vi nào đúng, hành vi nào sai; đồng tình với hành vi đúng, không đồng tình với hành vi sai; xử lí tình huống khác nhau.

Giáo viên sử dụng các phương pháp:

  • Ứng xử tình huống
  • Tập luyện theo mẫu hành vi
  • Tổ chức trò chơi
  • Đóng vai
  • Thảo luận
  • Hỏi đáp

HS nhận xét

GV chốt, đưa ra kết luận và giáo dục

3. Vận dụng

– Mục đích: HS được yêu cầu vận dụng tri thức vào giải quyết một vấn đề nào đó trong cuộc sống

– Cách tiến hành:

HS chia sẻ, vận dụng những điều đã học các hành vi chuẩn mực đạo đức đã học với bản thân mình và các bạn trong lớp xem bản thân HS đã thực hiện được các hành vi đạo đức đúng đắn chưa,nếu chưa thực hiện được các em biết tự mình sửa chữa để ứng xử trong cuộc sống.

Giáo viên sử dụng các phương pháp.

  • Đàm thoại
  • Điều tra
  • Đánh giá,tự đánh giá
  • Nêu gương
  • Khuyến khích khen thưởng
  • HS nhận xét

GV chốt, đưa ra kết luận và giáo dục

* Thông điệp:

  • Gọi HS đọc thông điệp trong sgk cho cả lớp nghe
  • Nhắc HS ghi nhớ và vận dụng thông điệp vào cuộc sống.

4. Củng cố, dặn dò

  • GV nêu 1-2 câu hỏi để kiểm tra kiến thức đã nắm được qua giờ học
  • Nêu câu chuyện, gương tốt người tốt việc tốt có liên quan đến bài học
  • GV nhận xét tiết học.
  • Chuẩn bị bài cho tiết sau.

MÔN TIẾNG VIỆT

Tiết 1: Đọc

I. Ổn định

II. Kiểm tra bài cũ

  • GV tổ chức hình thức đa dạng để ôn tập lại bài cũ.
  • Nêu tên bài học cũ/ nêu những điều thú vị về bài đã học/ đọc đoạn, bài + trả lời câu hỏi bài cũ

III. Bài mới

1. Khởi động

  • GV cho HS quan sát tranh.
  • HS thảo luận chia sẻ trong nhóm, trước lớp (CN, N2) nội dung tranh.
  • GV giới thiệu, gợi mở bài mới -> ghi đầu bài -> HS nhắc lại đầu bài.
  • (GV cần tổ chức nhiều hình thức đa dạng để hoạt động khởi động sát với nội dung VB đọc và giúp HS huy động hiểu biết, trải nghiệm, cảm xúc để chuẩn bị tiếp nhận nội dung VB đọc. Bên cạnh nội dung Khởi động trong SHS, GV có thể sáng tạo kịch bản khác. Tiếp nối tinh thần Tiếng Việt 1).

2. Đọc văn bản

a. Đọc mẫu

  • GV đọc mẫu toàn bài đọc + HS nhẩm thầm VB theo GV đọc.
  • GV lưu ý khi đọc bài: giọng đọc toàn bài, lời thoại từng nhân vật (nếu có), ngắt nghỉ, nhấn giọng.

b. Chia đoạn

  • GV đặt câu hỏi hướng dẫn HS chia VB thành các đoạn (những bài đầu hướng dẫn trên bảng chiếu).

c. Đọc đoạn

  • GV nêu yêu cầu chia nhóm HS tương ứng với số đoạn của bài (N2, 3, 4 …).
  • Các nhóm thảo luận, cử đại diện 1HS đọc đoạn (theo yc của GV) trước lớp.
  • HS luyện đọc nối tiếp đoạn lần 1 trước lớp: GV kết hợp đặt câu hỏi, hướng dẫn luyện đọc một số từ ngữ khó đọc (HS/GV nêu, ghi bảng) + Kết hợp hướng dẫn đọc câu văn dài (GV ghi câu văn dài lên bảng) + Kết hợp giải nghĩa từ (nếu có).
  • HS luyện đọc nối tiếp đoạn theo nhóm dưới lớp lần 2. GV quan sát, sửa sai, giúp đỡ các nhóm.
  • Đại diện nhóm thi đọc nối tiếp đoạn bài trước lớp. Thi đọc phân vai với VB có lời thoại. GV cùng HS nhận xét, đánh giá phần đọc của các nhóm, khen ngợi HS đọc tiến bộ. (có thể đưa ra tiêu chí thi đọc).

d. Đọc toàn bộ bài.

  • 1-2 HS đọc nội dung toàn văn bản. GV nhận xét, đánh giá.

3. Củng cố – Dặn dò.

  • GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học.
  • GV tóm tắt lại những nội dung chính.
  • HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào). GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS vể bài học.
  • GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
  • Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà.

Tiết 2: Đọc hiểu

I. Ổn định

II. Kiểm tra bài cũ

  • Nêu tên VB vừa đọc.
  • GV cho HS vận động theo trò chơi/bài hát.

III. Bài mới

1. Trả lời câu hỏi

GV tổ chức cho HS làm việc theo nhiều hình thức: làm việc cá nhân, làm việc nhóm, làm việc chung cả lớp. (Có thể cho HS thảo luận nhóm để trả lời một lúc 2 câu hỏi) hoàn thành các câu hỏi trong bài.

* Làm việc cá nhân và nhóm:

  • Từng em tự trả lời câu hỏi, sau đó trao đổi nhóm thống nhất đáp án.
  • 2 – 3 HS đại diện nhóm trả lời câu hỏi. GV và cả lớp nhận xét. Với những câu hỏi mở, GV nên khuyến khích HS trình bày theo quan điểm riêng.

* Hình thức làm việc chung cả lớp:

  • Một HS đọc to câu hỏi, cả lớp đọc thầm. (GV có thể nhắc HS đọc lại đoạn văn có liên quan và tìm câu trả lời.)
  • GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. GV và cả lớp nhân xét, chốt đáp án.

Lưu ý: Sau khi chốt câu trả lời, tuỳ theo đối tượng HS, GV có thể mở rộng câu hỏi liên hệ thực tế. Chẳng hạn: “Trong câu chuyện Tớ nhớ cậu, kiến và sóc viết thư cho nhau để thể hiện tình bạn thân thiết. Còn các em, em thường làm gì để thể hiện tình bạn thân thiết của mình?”.

Trong khi HS làm việc nhóm, GV cần theo dõi các nhóm, hỗ trợ những HS gặp khó khăn trong nhóm.

2. Luyện đọc lại

  • GV đọc mẫu diễn cảm toàn bài.
  • 1-2 HS đọc toàn bài. GV, HS nhận xét, đánh giá.

3. Luyện tập theo văn bản đọc.

GV sử dụng các hình thức (HS thảo luận nhóm và thực hành đóng vai (thực hành nghi thức lời nói) hoặc trình bày kết quả làm bài tập trong nhóm hoặc trước lớp (luyện từ và câu) và phương pháp dạy học linh hoạt để hướng dẫn HS hoàn thành các bài tập.

4. Củng cố – Dặn dò.

  • GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học.
  • GV tóm tắt lại những nội dung chính.
  • HS nêu ý kiến vể bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào). GV tiếp nhận ý kiến phản hổi của HS vể bài học.
  • GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
  • Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà.

Tiết 3: Viết

* Viết chính tả (Nghe – Viết)

I. Ổn định

II. Kiểm tra bài cũ

Gv cho Hs viết lại các từ khó hay các từ Hs còn viết sai ở tiết học trước.

III. Bài mới

1. Khởi động

  • GV tổ chức cho HS khởi động/ vận động bằng bài hát, động tác.
  • GV giới thiệu tên bài viết – viết đầu bài.
  • GV kiểm tra vở viết, đồ dùng của HS.

…..

>> Tải file để tham khảo trọn bộ Quy trình dạy học các môn lớp 2 năm học 2022 – 2023

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *