Quy trình dạy học môn Địa lí lớp 4, 5 nhằm hướng dẫn thầy cô các bước, quy trình dạy môn Địa lí lớp 4, lớp 5 rất chi tiết. Qua đó, thầy cô sẽ có thêm kinh nghiệm trong việc dạy học.
Bạn đang đọc: Quy trình dạy học môn Địa lí lớp 4, 5
Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm Quy trình dạy môn Khoa học, Đạo đức, Quy trình dạy học cấp Tiểu học để nắm rõ những quy trình dạy học mới nhất, chuẩn bị thật tốt cho năm học 2022 – 2023. Chi tiết mời thầy cô cùng tải miễn phí Quy trình dạy học môn Địa lí lớp 4, 5 trong bài viết dưới đây của Download.vn:
Quy trình dạy môn Địa lí lớp 4, 5 đúng chuẩn
Quy trình dạy dạng bài mới
* Ổn định:
I. Hoạt động 1: Khởi động, kết nối
* Khởi động: Tổ chức trò chơi giúp các con có tâm thế thỏa mái, tự tin sẵn sàng vào tiết học. Hoặc kiểm tra kiến thức có liên quan đến tiết học.
* Kết nối: Giới thiệu bài: Trực tiếp hoặc gián tiếp.
II. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
(Tuỳ từng hoạt động mà gv lựa chọn các hình thức sao cho phù hợp với hoạt động cần tìm hiểu)
Hoạt động 1: Tên hoạt động tuỳ từng bài.
* Đặt vấn đề:
- Đọc tài liệu, quan sát tranh, quan sát lược đồ, quan sát bản đồ…..
- GV đặt câu hỏi gợi mở (sgk). Tổ chức cho hs thực hiện.
- GV đánh giá.
- Tiểu kết
* Giải quyết vấn đề: (Trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung cần tìm hiểu trong hoạt động.)
- GV đặt câu hỏi gợi mở (sgk),tổ chức cho hs thực hiện.
- GV đánh giá.
- Tiểu kết
* Kết luận: Chốt kiến thức của hđ1.
Hoạt động 2: Tương tự
Hoạt động 3: Tương tự
c. Bài học: sgk
III. Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
Đưa ra các câu hỏi hoặc phiếu học tập (Nếu tiết dạy nào trong vở bài tập có bài phù hợp, lựa chọn các bài tập phù hợp để hs luyện tập)
IV. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
- Liên hệ, vận dụng trong thực tiễn có thể lồng ghép các nội dung tích hợp.
- Nhận xét tuyên dương.
* Củng cố – Dặn dò.
- Tổng kết kiến thức toàn bài.
- Chuẩn bị tiết sau.
Quy trình dạng dạng bài ôn tập
* Ổn định:
I. Hoạt động 1: Khởi động, kết nối
* Khởi động: Tổ chức trò chơi giúp các con có tâm thế thỏa mái, tự tin sẵn sàng vào tiết học. Hoặc kiểm tra kiến thức có liên quan đến tiết học.
* Kết nối:
- Giới thiệu bài: Trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Hoặc kiểm tra kiến thức có liên quan đến tiết học.
II. Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành
(Tuỳ từng hoạt động mà gv lựa chọn các hình thức sao cho phù hợp với hoạt động cần tìm hiểu)
Hoạt động 1: Tổng hợp kiến thức trọng tâm của tiết ôn tập yêu cầu (Ôn về chủ điểm nào, ôn kiến thức có liên quan đến bài địa lí nào,….)
- GV đặt câu hỏi. (gợi mở, sgk). Tổ chức cho hs thực hiện.
- GV đánh giá, chốt câu trả lời đúng.
- Tiểu kết
Hoạt động 2: Giải quyết các câu hỏi trong sgk.
- Đọc các sử liệu có liên quan.
- GV hướng dẫn hs thực hiện dưới các hình thức khác nhau( cá nhân, nhóm, trò chơi, phiếu học tập…)
- GV đặt câu hỏi (gợi mở, sgk). Tổ chức cho hs thực hiện.
- GV đánh giá.
- Kết luận: Chốt kiến qua từng phần.
Hoạt động 3: Tổng hợp kiến thức
- Tổ chức trò chơi học tập, hướng dẫn viên du lịch,…..
III. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- Liên hệ, vận dụng trong thực tiễn có thể lồng ghép các nội dung tích hợp.
- Nhận xét tuyên dương.
* Củng cố – Dặn dò.
- Tổng kết kiến thức toàn bài.
- Chuẩn bị tiết sau.