Quy trình dạy Kể chuyện lớp 4, 5 nhằm hướng dẫn thầy cô các bước, quy trình dạy phân môn Kể chuyện lớp 4, lớp 5 cho học sinh của mình. Qua đó, thầy cô sẽ có thêm kinh nghiệm trong việc dạy Kể chuyện.
Bạn đang đọc: Quy trình dạy Kể chuyện lớp 4, 5
Quy trình bao gồm dạng bài nghe – kể lại chuyện vừa nghe trên lớp, kể chuyện đã nghe, đã đọc, đã chứng kiến hoặc tham gia. Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm Quy trình dạy học cấp Tiểu học để nắm rõ những quy trình dạy học mới nhất, chuẩn bị thật tốt cho năm học 2022 – 2023. Chi tiết mời thầy cô cùng tải miễn phí trong bài viết dưới đây của Download.vn:
Quy trình dạy Kể chuyện lớp 4, 5 đúng chuẩn
Dạy bài nghe – kể lại chuyện vừa nghe trên lớp
* Ổn định:
I. Hoạt động 1: Khởi động, kết nối
* Khởi động: Tổ chức trò chơi giúp các con có tâm thế thỏa mái, tự tin sẵn sàng vào tiết học. Hoặc kiểm tra kiến thức có liên quan đến tiết học.
* Kết nối
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu câu chuyện sắp kể bằng lời hoặc bằng lời kết hợp với băng hình hay các đồ dùng dạy học khác để định hướng chú ý của HS vào bài mới và tạo hứng thú cho HS; ghi tên bảng tên các nhân vật trong truyện.
II. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
* Nghe và kể lại chuyện
- GV kể lần 1, HS nghe.
- GV kể lần 2, HS nghe kết hợp nhìn hình minh họa.
III. Hoạt động luyện tập thực hành:
- Kể từng đoạn nối tiếp nhau trong nhóm.
- Kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm.
- Kể từng đoạn nối tiếp nhau trước lớp.
- Kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.
* Tìm hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện
- Nói về nhân vật chính.
- Nói về ý nghĩa câu chuyện.
IV. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
- Liên hệ, vận dụng trong thực tiễn có thể lồng ghép các nội dung tích hợp( nếu có)
- Nhận xét tuyên dương.
* Củng cố – Dặn dò.
- Tổng kết kiến thức toàn bài.
- Chuẩn bị tiết sau.
Dạy bài kể chuyện đã nghe, đã đọc; đã chứng kiến hoặc tham gia
* Ổn định:
I. Hoạt động 1: Khởi động, kết nối
* Khởi động: Tổ chức trò chơi giúp các con có tâm thế thỏa mái, tự tin sẵn sàng vào tiết học. Hoặc kiểm tra kiến thức có liên quan đến tiết học.
* Kết nối: Giới thiệu bài: Trực tiếp hoặc gián tiếp.
II. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
HS tìm những ví dụ phù hợp với yêu cầu của tiết học (theo gợi ý trong SGK).
III. Hoạt động luyện tập thực hành:
c. HS tập kể chuyện
- Kể trong nhóm.
- Kể trước lớp.
d. HS trao đổi với nhau về nội dung, ý nghĩa câu chuyện
- Nói về nhân vật chính.
- Nói về ý nghĩa câu chuyện.
IV. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
- Liên hệ, vận dụng trong thực tiễn có thể lồng ghép các nội dung tích hợp( nếu có)
- Nhận xét tuyên dương.
* Củng cố – Dặn dò.
- Tổng kết kiến thức toàn bài.
- Chuẩn bị tiết sau.