Quy trình tổ chức hiệu quả tiết chào cờ đầu tuần giúp các bạn nắm được quy trình, cách thức tổ chức một buổi lễ chào cờ đầu tuần hiệu quả nhất. Chào cờ là hoạt động được tổ chức vào tiết đầu tiên của ngày thứ 2 hàng tuần.
Bạn đang đọc: Quy trình tổ chức hiệu quả tiết chào cờ đầu tuần
Quy trình tổ chức tiết chào cờ gồm 3 bước: Bước chuẩn bị, Tiến hành, Đánh giá kết quả. Mỗi bước có nội dung hoạt động cụ thể cho đối tượng tham gia vào tiết chào cờ, giữa các bước có mối liên hệ mật thiết với nhau. Vậy mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ quy trình tổ chức:
Quy trình tổ chức hiệu quả tiết chào cờ đầu tuần
1. Chuẩn bị cho tiết chào cờ:
Khác với tiết sinh hoạt lớp, việc chuẩn bị cho tiết chào cờ có nhiều lực lượng khác nhau. Trong đó, Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm, phụ trách đội (bí thư chi đoàn trường) là những thành phần giữ vai trò chủ chốt trong quá trình chuẩn bị cũng như tiến hành chào cờ.
Ban giám hiệu lập kế hoạch cho tiết chào cờ trong một tháng. Bí thư chi đoàn (phụ trách đội) trường phối hợp để tổ chức các hoạt động xen kẽ với các hoạt động của nhà trường tránh chồng chéo, trùng lặp.
Kế hoạch đó phải chỉ rõ hoạt động của từng tiết chào cờ trong tháng phân công lực lượng chuẩn bị và nội dung chuẩn bị. Trên cơ sở đó thông báo cho hội đồng sư phạm biết kế hoạch để mỗi giáo viên chủ nhiệm cũng như các đối tượng liên quan nắm được phần việc của mình.
Bản kế hoạch bao gồm:
– Nội dung: Nội dung của từng tiết chào cờ phải thể hiện nội dung giáo dục chủ điểm của tháng, là phần hoạt động của tháng theo đúng kế hoạch đã xây dựng. Tuy nhiên từng tiết cần xác định rõ nội dung cơ bản trọng tâm và nội dung khác nhằm tăng tính đa dạng và hấp dẫn học sinh.
– Biện pháp thực hiện: Sắp xếp trình tự các nội dung sẽ thực hiện trong tiết chào cờ mà thực chất đó là chương trình của tiết sẽ diễn ra trong thực tế.
– Người thực hiện: Trên cơ sở nội dung chương trình đã vạch ra, Ban giám hiệu cùng Bí thư Đoàn trường (phụ trách đội) phân công từng công việc cho những thành viên có trách nhiệm.
Khi phân công cần làm rõ công việc cho học sinh, công việc cho giáo viên, thành phần khác. Sự phân công rõ ràng cụ thể sẽ làm tăng thêm tính hiệu quả của tiết chào cờ.
– Thời gian: Tiết chào cờ đầu tuần thường tiến hành vào tiết đầu tiên của buổi sáng ngày thứ hai hàng tuần. Để đảm bảo thời gian và nội dung thì cần cụ thể thời gian cho từng hoạt động một cách rõ ràng.
– Cơ sở vật chất: Chuẩn bị sân khấu sạch sẽ, bàn ghế cho giáo viên, ghế ngồi cho học sinh, âm thanh loa đài…
2. Tiến hành tiết sinh hoạt dưới cờ
– Tiết sinh hoạt dưới cờ được tiến hành với những công việc: Tập hợp học sinh, ổn định, chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục…, tất cả trong tư thế nghiêm trang chuẩn bị để chào cờ.
– Nghi lễ chào cờ bắt đầu bằng việc chào cờ, hát quốc ca. Việc hát quốc ca yêu cầu tất cả học sinh đều phải hát, không bật băng hay cho một vài học sinh trong đội nghi lễ, nghi thức hát.
– Sau đó là tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, chương trình của tiết chào cờ.
– Tiến hành nội dung cơ bản của tiết chào cờ như sau: Từng nội dung người được phân công tiến hành và đảm bảo sát với thời gian dự kiến.
– Việc trình bày phải mạch lạc, cụ thể đủ nghe. Giáo viên cần bám sát lớp trong suốt thời gian diễn ra chào cờ. Đội ngũ trực tuần, theo dõi nhắc nhở việc giữ trật tự.
3. Nhận xét tiết chào cờ
Cuối tiết chào cờ nên dành ít phút để nhận xét ý thức tham gia của học sinh và sự chuẩn bị của những người có trách nhiệm. Nội dung nhận xét cần ngắn gọn cụ thể khách quan.
4. Một số mô hình tiết chào cờ
Có nhiều mô hình tiết chào cờ khác nhau. Mỗi mô hình mang dáng vẻ riêng của nó tùy thuộc vào nội dung và hình thức hoạt động. Giáo viên cần lựa chọn nội dung phù hợp từng tuần, tháng để đem vào sinh hoạt, tuyên truyền.
Một số mô hình tổ chức tiết chào cờ như sau:
4.1. Chào cờ – Nhận xét thi đua tuần, biểu diễn các tiểu phẩm về ATGT, tệ nạn xã hội, bạo lực học đường…;
4.2. Chào cờ – Nhận xét thi đua – giáo dục về tình bạn, tình yêu, hôn nhân và gia đình…;
4.3. Chào cờ – Nhận xét thi đua tuần qua và thi đố vui tìm hiểu về truyền thống nhà trường, về ngày nhà giáo Việt Nam;
4.4. Chào cờ – Nhận xét thi đua, nghe nói chuyện truyền thống nhân dịp 22-12;
4.5. Chào cờ – Nhận xét thi đua, trao đổi, trò chuyện về tệ nạn ma túy, HIV/AIDS;
4.6. Chào cờ – Nhận xét thi đua, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh;
4.7. Chào cờ – Nhận xét thi đua – tìm hiểu về người phụ nữ Việt Nam xưa và nay;
4.8. Chào cờ – Nhận xét thi đua, kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh…
4.9. Chào cờ – Nhận xét thi đua tuần, thi tìm hiểu kiến thức các môn học;
4.10. Chào cờ – Nhận xét thi đua, trao đổi, trò chuyện về vấn nạn bạo lực học đường;
5. Mẫu kế hoạch chương trình chào cờ
Mẫu 1
KẾ HOẠCH
Tổ chức tiết chào cờ tự quản
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Thông qua các giờ Sinh hoạt Liên đội dưới cờ nhằm giáo dục truyền thống, mở rộng vốn kiến thức và hiểu biết cho thiếu nhi thông qua các chủ đề, chủ điểm sinh hoạt của từng tuần, từng tháng; tạo điều kiện để các em nói lên tiếng nói của mình về các vấn đề có liên quan về trẻ em.
2. Tạo môi trường vui chơi, giải trí lành mạnh để các em thể hiện tài năng, năng khiếu của mình, giúp các em tham gia tích cực và mạnh dạn hơn trong các hoạt động tập thể; giúp các em tránh xa các tệ nạn xã hội.
3. Các hoạt động phải đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu giáo dục, bồi dưỡng tình cảm, đạo đức trong sáng, tính tích cực xã hội, khả năng giao tiếp, ứng xử, ý thức tổ chức kỉ luật cho thiếu nhi.
II. Thời gian, địa điểm, quy mô tổ chức, đối tượng tham gia
1. Thời gian tổ chức: Giờ sinh hoạt Liên đội dưới cờ được gắn với Lễ Chào cờ đầu tuần của nhà trường; được tổ chức tối đa trong thời gian 40 phút, tổ chức sinh hoạt dưới cờ hàng tuần.
2. Địa điểm tổ chức: Giờ sinh hoạt Liên đội dưới cờ được tổ chức tại sân trường.
3. Quy mô tổ chức: Toàn Liên đội.
4. Đối tượng tham gia: Toàn thể đội viên, thiếu niên, nhi đồng đang học tập và sinh hoạt tai Liên đội theo các khối lớp, có sự tham gia của Ban lãnh đạo nhà trường, Chi đoàn giáo viên và phụ trách các chi đội, lớp nhi đồng (giáo viên chủ nhiệm).
III. Nội dung, hình thức, chương trình sinh hoạt
1. Nội dung
Nội dung sinh hoạt dưới cờ được thiết kế ngắn với chủ đề, chủ điểm hàng tháng trong chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học của Liên đội; Kế hoạch năm học, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và hoạt động ngoại khóa của nhà trường, tập trung vào mảng hoạt động của Đội.
– Hoạt động giáo dục truyền thống, đạo đức, nếp sống: Giúp thiếu nhi nâng cao hiểu biết về truyền thống cách mạng của dân tộc, Đảng, Bác Hồ; Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Đội TNTP Hồ Chí Minh. Giáo dục các em tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc; bồi dưỡng giá trị đạo đức, lòng nhân ái, nếp sống văn minh; biết ơn các anh hùng liệt sĩ, ông bà, cha mẹ, thầy cô.
– Hoạt động hỗ trợ học tập, văn hóa: Giúp thiếu nhi có phương pháp học đúng đắn, rèn luyện ý thức tổ chức kỉ luật trong việc thực hiện nề nếp, nội quy nhà trường; biết vận dụng và đưa vào cuộc sống những kiến thức đã được học trong nhà trường. Qua đó, củng cố kiến thức đã học, đồng thời mở rộng tầm hiểu biết với thế giới xung quanh.
– Hoạt động lao động – sáng tạo: Giúp thiếu nhi làm quen với lao động, biết yêu lao động, yêu quý và tôn trọng thành quả lao động. Rèn cho các em kỹ năng tự phục vụ bản thân và gia đình; gắn bó với với đời sống xã hội, với quê hương đất nước, góp phần làm đẹp thêm quê hương; bước đầu hình thành cho các em ý thức, thái độ và tác phong của người lao động tự giác, có kỉ luật và sáng tạo.
– Hoạt động xã hội: Giúp thiếu nhi xây dựng những tình cảm tốt đẹp, nâng cao ý thức trách nhiệm của lớp măng non đất nước trong thời kì mới, hình thành cho các em đức hy sinh, lòng nhân ái, vị tha, tính tích cực xã hội, chủ động, góp phần vào việc xây dựng cộng động. Khơi dậy trong các em ý thức thực hiện pháp luật; tham gia có hiệu quả công tác bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn giao thông, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội.
– Hoạt động giáo dục tinh thần đoàn kết, hữu nghị quốc tế: Giúp thiếu nhi rèn luyện kỹ năng giao tiếp, biết chia sẻ, thăm hỏi và giúp đỡ lẫn nhau. Tạo điều kiện để các em hiểu biết thêm về tổ chức và hoạt động của các bạn thiếu nhi quốc tế, nhất là thiếu nhi trong khu vực. Tăng cường tình đoàn kết, hợp tác ngày một tốt hơn của thiếu nhi BRVT với thiếu nhi thế giới.
Yêu cầu: Nội dung các buổi sinh hoạt Liên đội dưới cờ phải đảm bảo mục đích giáo dục, được thiết kế phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, dễ thực hiện, góp phần rèn luyện kĩ năng, hình thành thói quen có ích cho các em; góp phần củng cố, nâng cao kiến thức mà các em đã được học trên lớp.
2. Hình thức tổ chức:
Giáo viên làm Tổng phụ trách phải thường xuyên phối hợp với phụ trách chi đội, lớp nhi đồng (giáo viên chủ nhiệm). Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn, định hướng cho các Chi đội thực hiện nhiều hình thức sinh hoạt phong phú, có thể tham khảo một số hình thức sau:
– Hình thức sân khấu hóa: Nhằm truyền tải các nội dung cần tuyên truyền, giáo dục cho thiếu nhi, bao gồm các thể loại: Hát múa, kể chuyện, hoạt cảnh truyền thống, tiểu phẩm, hóa trang,…
– Hình thức giao lưu, nói chuyện chuyên đề: Nhằm tư vấn, nâng cao nhận thức, kỹ năng cho các em thông qua từng chủ đề, chủ điểm của buổi sinh hoạt; tạo điều kiện để các em được giao lưu, tìm hiểu, chia sẻ các vấn đề có liên quan tới thiếu nhi mà các em đang quan tâm.
– Hình thức tuyên truyền măng non: Nhằm tuyên truyền, cung cấp thông tin cho thiếu nhi về các phong trào, các hoạt động của Đội; các kiến thức pháp luật có liên quan tới trẻ em, truyền thống bảo vệ môi trường, an toàn giao thông, phòng tránh các tệ nạn xã hội.
– Hình thức trò chơi: Hình thức này có ý nghĩa quan trọng và cần thiết đối với thiếu nhi, vừa đáp ứng nhu cầu của các em, vừa là một phương thức giáo dục có hiệu quả về nhiều mặt: Sức khỏe, công tác xã hội, phát triển năng khiếu, tư duy, rèn luyện đạo đức.
– Hình thức thi “Mỗi tuần một câu chuyện” (Kể chuyện Bác Hồ, kể chuyện về tấm gương người tốt việc tốt, kể chuyện về danh nhân); thi “Điệu nhảy lớp tôi”, thi “Múa hát tập thể dưới cờ”.
Yêu cầu: Hình thức tổ chức sinh hoạt Liên đội dưới cờ vừa phải gắn với Lễ Chào cờ theo Nghi thức Đội, vừa phải đảm bảo các yếu tố sinh động, hấp dẫn, thu hút, lôi cuốn các em tới mục tiêu “Học mà chơi – chơi mà học”. Tất cả nội dung phần sinh hoạt chủ điểm, vui chơi hát múa do Chi đôi lớp trực tuần đó thực hiện.
Nội dung phần sinh hoạt vui chơi…lớp trực tuần cùng với thầy cô giáo chủ nhiệm tập luyện và chuẩn bị trước khi lên biểu diễn.
3. Chương trình sinh hoạt
Chương trình sinh hoạt Liên đội dưới cờ tự quản do các em trong Ban Chỉ huy Liên đội, lớp trực tuần đảm nhiệm theo trình tự các bước sau:
– Bước 1: Lễ Chào cờ theo Nghi thức Đội: (Hát Quốc ca, Đội ca, hô đáp khẩu hiệu đội). Tất cả các Chi đội lớp tập trung xuống sân trường để tham dự Lễ Chào cờ của Liên đội, xếp đội hình hàng dọc theo vị trí quy định của Liên đội (5 phút).
– Bước 2: Đánh giá các hoạt động: Liên đội trưởng đánh giá hoạt động của toàn Liên đội trong thời gian từ kỳ sinh hoạt trước đến kỳ sinh hoạt này. (2 phút).
– Bước 3: Thông qua điểm thi đua trong tuần, trao cờ thi đua (Đại diện lớp trực) (5 phút).
– Bước 4: Triển khai phương hướng hoạt động trong thời gian tới. (Liên đội trường) (3 phút).
– Bước 5: Sinh hoạt vui chơi theo chủ điểm.
Hoạt động giáo dục kỹ năng hoặc biểu diễn, thi, của Chi đội: Sau phần đánh giá và triển khai hoạt động của Liên đội là hoạt động giáo dục kỹ năng hoặc biểu diễn của một Chi đội theo kế hoạch và chủ đề đã được phân công (khoảng 10 phút).
– Bước 6: Phát biểu của Ban Lãnh đạo (10 phút).
– Bước 7: Dặn dò và phân công các Chi đội chuẩn bị nội dung kỳ sinh hoạt tiếp theo trên cơ sở kế hoạch và chủ đề đã triển khai (khoảng 5 phút).
IV. Tổ chức thực hiện:
1. Giáo viên tổng phụ trách:
Lên kế hoạch cụ thể chi tiết. Xây dựng chủ đề, chủ điểm hàng tháng để hướng dẫn các Chi đội tổ chức thực hiện tốt nội dung sinh hoạt Liên đội dưới cờ. Tham mưu xin ý kiến Ban Lãnh đạo để tổ chức thực hiện, phân công các thành viên hỗ trợ để cùng thực hiện.
– Xây dựng nội dung các phần đánh giá thi đua, triển khai hoạt động trình Ban Lãnh đạo duyệt trong ngày thứ sáu.
– Phối hợp với Chi đoàn, tham mưu với Ban Lãnh đạo tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất để tổ chức hoạt động.
– Lên kế hoạch, thành lập Ban Giám khảo khi tổ chức thi “Mỗi tuần một câu chuyện”; “Điệu nhảy lớp tôi”; “Hát múa tập thể” trong tiết chào cờ, xin kinh phí để khen thưởng các Chi đội xuất sắc nhất.
2. Chi đoàn, giáo viên chủ nhiệm:
– Chi đoàn: Hỗ trợ tích cực, phối hợp với Liên đội thực hiện tốt tiết chào cờ tự quản.
– GV chủ nhiệm: Hỗ trợ, chỉ đạo, phân công các đội viên chi đội lớp mình chuẩn bị tập luyện các nội dung trong phần sinh hoạt chủ điểm vui chơi, múa hát.
3. Liên đội:
– Ban hành Kế hoạch, triển khai thực hiện tới các Chi đội lớp.
– Chỉ đạo hướng dẫn các Chi đội triển khai thực hiện đảm bảo các yêu cầu đã đề ra.
– Phân công thành viên trong BCH Liên đội thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình triển khai thực hiện, định hướng một số nội dung trong sinh hoạt (khi các Chi đội yêu cầu).
Mẫu 2
I. Thời gian, địa điểm.
Thời gian tổ chức: Tiết chào cờ ngày thứ hai đầu tuần.
Địa điểm: Tại sân trường
II. Hình thức, tiến trình thực hiện:
1. Hình thức
– Sân khấu hóa: Hát, múa, kể chuyện, tiểu phẩm.
– Nói chuyện chuyên đề: Các chuyên đề liên quan đến các em.
– Tổ chức trò chơi: Lựa chọn trò chơi phù hợp trong buổi sinh hoạt.
– Tuyên truyền: Cung cấp thông tin, kiến thức có liên quan đến các em.
2. Tiến trình thực hiện
Stt | Nội dung | Định lượng | Người thực hiện |
1 | Chào cờ theo nghi thức | 5 p | Đội nghi lễ |
2 | Đánh giá xếp loại thi đua | 10 p | LĐ trưởng |
3 | Hoạt động giáo dục kỹ năng hoặc biểu diễn | 20 p | Chi đội |
4 | Triển khai kế hoạch | 10 p | BGH, GV |
3. Phân công cụ thể
TT |
Tháng/Chủ điểm |
Tuần |
Nội dung, hình thức |
Chi đội thực hiện |
1 |
10/20… Phụ nữ Việt Nam |
8 |
– Sân khấu hóa: Hát, múa, kể chuyện về người phụ nữ Việt Nam nhân ngày 20/10 – Tuyên truyền một số biện pháp phòng ngừa các bệnh, vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng, đánh răng. |
Khối … (16/10) |
9 |
||||
10 |
||||
11 |
||||
2 |
11/20… Nhớ ơn Thầy, Cô |
12 |
– Sân khấu hóa: Văn nghệ. – Giới thiệu về sách nhân ngày 20/11 |
Khối … (13/11) |
13 |
||||
14 |
||||
15 |
||||
16 |
||||
3 |
12/20… Uống nước nhớ nguồn |
17 |
– Sân khấu hóa: Văn nghệ, kể chuyện Bác Hồ, các anh hùng dân tộc. – Giới thiệu một số di tích lịch sử. |
Khối … 18/12 |
18 |
||||
19 |
||||
20 |
||||
4 |
01/20… Chào năm mới 201.. |
21 |
– Tuyên truyền An toàn thực phẩm – Tuyên truyền phòng tránh tệ nạn xã hội, cấm đốt pháo và tàng trữ các chất nổ. |
Khối … |
22 |
||||
23 |
||||
5 |
02/20… Mừng Đảng quang vinh |
24 |
– Tổ chức trò chơi tập thể. – Tuyên truyền: Cung cấp thông tin. |
Khối … |
25 |
||||
26 |
||||
6 |
03/2018 Tiến bước lên Đoàn |
27 |
– Sân khấu hóa: Văn nghệ – Kể chuyện: Cung cấp thông tin |
Khối 8 |
28 |
||||
29 |
||||
30 |
||||
31 |
||||
7 |
04/20…. Non sông thống nhất |
32 |
– Nói chuyện truyền thống về các ngày giải phóng Miền nam, Điện Biên Phủ. – Sân khấu hóa: Văn nghệ |
Khối … |
33 |
||||
34 |
||||
35 |
||||
8 |
05/20…. Tự hào đội viên |
36 |
– Kể chuyện về Đội TNTP Hồ Chí Minh, kể chuyện về Bác Hồ. – Sân khấu hóa: Văn nghệ |
Khối … |
37 |
||||
38 |
– Các GVCN của các khối lớp chủ động lựa chọn nội dung, hình thức theo chủ đề cùng với nhau để triển khai, đôn đốc hoàn thành kế hoạch.
– Dựa vào tình hình thực tế mà thời gian tổ chức hoạt động của các Chi đội có thể thay đổi.