Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp duy trì sĩ số cho học sinh vùng dân tộc thiểu số giúp thầy cô tham khảo, để đưa ra biện pháp hữu hiệu để duy trì sĩ số cho những vùng dân tộc thiểu số. Bởi những vùng dân tộc thiểu số kinh tế còn nghèo, nhà đông con, tri thức hạn chế nên các em chưa xác định được việc học là quan trọng.
Bạn đang đọc: Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp duy trì sĩ số cho học sinh vùng dân tộc thiểu số
Vì vậy, việc duy trì sĩ số trong các trường học là một chủ trương lớn của ngành giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và bồi dưỡng những tài năng của đất nước. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm biện pháp rèn kỹ năng đọc.
Biện pháp hiệu quả duy trì sĩ số học sinh tiểu học dân tộc vùng 3
Phần I: MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, bậc tiểu học là bậc học nền tảng, có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp giáo dục của cả nước. Hiện nay, trước thềm hội nhập quốc tế, đất nước ta đang thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng càng được Đảng và nhà nước ta quan tâm đổi mới và phát triển.
Tuy nhiên, trong khi cả nước đang tiến lên giáo dục THCS thì ở một số địa phương vùng đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn (vùng 3) giáo dục tiểu học vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, trong đó có giáo dục Huyện nhà với các xã vùng 3 cánh Tây của Huyện. Vấn đề khó khăn bức xúc hiện nay của các xã là tình trạng học sinh nghỉ học dài ngày và bỏ học hàng năm còn chiếm tỉ lệ khá cao, tỉ lệ chuyên cần tương đối thấp. Đây chính là ảnh hưởng lớn nhất cho mục tiêu nâng cao chất lượng và duy trì phổ cập giáo dục tiểu học, tiến tới phổ cập THCS đến năm 2010 của Huyện. Vì thế, bản thân tôi luôn trăn trở làm sao để giúp học sinh tiểu học người đồng bào dân tộc vùng 3 ở Huyện đi học đều đặn hơn, tích cực hơn và không bỏ học. Đó là lý do cốt yếu để tôi viết và thực hiện đề tài này trong những năm qua tại xã Ia O – một xã khó khăn vùng 3 biên giới của Huyện nhà.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
- Nghiên cứu phương pháp giảng dạy lôi cuốn học sinh.
- Nghiên cứu về phương pháp vận động học sinh duy trì sĩ số và chuyên cần trong học tập.
- Nghiên cứu về công tác dân vận của người giáo viên đối với phụ huynh và nhân dân địa phương về vấn đề vận động học sinh ra lớp.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Tìm hiểu về tập tục của người địa phương.
- Học hỏi, trao đổi với đồng nghiệp về vận động và duy trì sĩ số học sinh tiểu học.
- Tự tích luỹ kinh nghiệm bản thân.
- Lập biểu đồ theo dõi số lượng học sinh đến lớp qua từng thời điểm, từng mùa vụ trong năm.
- Tìm tòi, học hỏi, sáng tạo các phương pháp hay phục vụ công tác vận động học sinh thông qua phương tiện thông tin đại chúng: đài phát thanh, truyền hình, báo chí, đặc biệt là báo “giáo dục thời đại”.
IV. PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM:
- Vận động học sinh thông qua giáo dục ý thức (trên lớp).
- Vận động học sinh thông qua bố mẹ và hội cha mẹ học sinh.
- Vận động học sinh thông qua việc phối , kết hợp với chính quyền, ban ngành các cấp tại địa phương.
- Thường xuyên báo cáo kết quả đạt được với cấp quản lý giáo dục và nghiêm túc thực hiện các chỉ đạo của cấp trên.
PHẦN II: NỘI DUNG
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG.
Như trên đã nói, tiểu học là bậc học có vị trí đặc biệt quan trọng, quyết định sự phát triển nền giáo dục nước nhà. Song đây là bậc học có số lượng học sinh nghỉ học và bỏ học nhiều nhất trong hệ thống giáo dục nước ta hiện nay, đặc biệt là ở vùng 3 – vùng đồng bào dân tộc khó khăn. Nhiều năm qua, biểu đồ chỉ số lượng học sinh của nước ta nói chung và vùng đồng bào dân tộc khó khăn nói riêng luôn biểu thị bằng hình nón (hay gọi là hình chóp). Tức là ở bậc học nền tảng này số học sinh luôn chiếm số đông, nhưng càng học lên các lớp cao hơn, bậc học cao hơn con số này giảm dần. Ở đây thể hiện một điều : bậc học tiểu học là bậc học chiếm số lượng học sinh đông nhất nhưng nguy cơ học sinh bỏ học cũng chiếm số lượng cao nhất. Vì thế cho thấy nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của nhà giáo làm công tác giảng dạy tiểu học chính là phải song song với việc đẩy cao chất lượng giáo dục là việc duy trì sĩ số của bậc học này nói chung và của từng lớp học nói riêng. Đây là nhiệm vụ hết sức nặng nề bởi lẽ nhu cầu thực tế hiện nay của đất nước ta về giáo dục là rất cao. Nhà giáo dục tiểu học phải thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược:
Thứ nhất, phải đảm bảo chất lượng giáo dục, đào tạo cho đất nước những thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, tự tin đủ sức đủ tài phục vụ công cuộc xây dựng đất nước.
Thứ hai, thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học tiến tới phổ cập THCS cả nước. Nhiệm vụ này đòi hỏi ở nhà giáo dục phải đảm bảo về “lượng”, tức là phải vận động và duy trì tốt số lượng học sinh trong độ tuổi đi học ở từng địa phương đảm bảo, cho dù khoảng cách giữa mục tiêu và thực tiễn ở nhiều địa phương, nhất là vùng đồng bào dân tộc khó khăn (vùng 3) là quá xa.
Để thực hiện mục tiêu – nhiệm vụ thứ hai này đòi hỏi mỗi giáo viên ở mỗi địa phương cụ thể không ngừng tích cực, linh hoạt, sáng tạo trong công tác vận động và duy trì sĩ số học sinh nêu trên. Để đạt được điều này, đội ngũ giáo viên trước hết phải có bốn phẩm chất tốt : năng lực tốt, đạo đức tốt, sức khoẻ tốt, cần cù nhẫn nại vượt khó. Tuy nhiên tất cả những yếu tố nêu trên cho một giáo viên là vẫn chưa đủ. Để thành công nhiệm vụ người giáo viên phải có phương pháp, biện pháp thực thi riêng cho từng địa phương, từng đối tượng cụ thể. Điều này chúng ta sẽ bàn vào mục sau.
II. CƠ SỞ TÂM LÝ HỌC.
Bác Hồ nói “trẻ em như búp trên cành….” để chỉ cho chúng ta thấy lứa tuổi học sinh bậc tiểu học (thông thường ở độ tuổi 6 – 14 tuổi) có đặc điểm tâm, sinh lý hết sức đặc biệt. Các nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng : trí não của trẻ em trong độ tuổi này đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện. Vì thế, tâm sinh lý của các em cũng có điểm rất riêng. Cùng với hoàn cảnh, điều kiện gia đình khó khăn của từng nơi, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số vùng 3 đã khiến cho trẻ em ở độ tuổi này hoặc không thể tới trường hoặc bỏ học nhiều nhất trong các cấp học. Tuy nhiên, ta cũng nhận thấy một số đặc điểm cơ bản của hiện tượng trên như sau:
1- trẻ em trong độ tuổi này (6 – 11 tuổi) không nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập đối với bản thân. Bởi lẽ, các em còn quá nhỏ để nhận thức được điều này. Hầu hết các em chỉ đến trường là do ở lớp vui hơn, nhiều bạn hơn, được chơi nhiều trò chơi mới lạ, hấp dẫn, để được thầy cô dạy múa, hát ….Các em phấn đấu học tập cũng chỉ vì để được thầy cô tuyên dương, bạn bè khen ngợi, cha mẹ thưởng quà…. Với đặc điểm tâm lý này, nếu nhà giáo dục không có sức cuốn hút các em, môi trường giáo dục (phương pháp, thiết bị dạy học…) không được đổi mới, hấp dẫn thì học sinh dần dần sẽ chán nản với cái “cũ” và dẫn đến bỏ học.
2- Ở lứa tuổi này, sức tiếp thu trong hoạt động học tập của trẻ chỉ tập trung trong một thời gian ngắn. Đặc điểm này thường biểu hiện ở trẻ là tính ham chơi, chóng chán. Nếu việc học tập không được đan xen với trò chơi lý thú mà phải ngồi học trong thời gian dài thì các em sẽ mất sức tập trung, biểu hiện ở đặc điểm này là sự lơ đãng của học sinh như : học sinh đang học thì nhìn ra ngoài, trêu chọc bạn bè, cười đùa… Đây cũng là lý do ảnh hưởng tới sức học tập của học sinh, điển hình là nếu học sinh lớp nào học ở thầy (cô) nào có phương pháp giảng dạy phù hợp thì ở lớp đó học sinh sẽ học tốt, tiến bộ nhanh và ngược lại.
3- Một đặc điểm tâm lý khá nổi bật đó là trẻ dễ bắt chước. Biểu hiện rõ nhất ở đặc điểm này là trẻ hay nói, viết theo giọng nói, chữ viết…. của giáo viên chủ nhiệm. Nếu ở môi trường có nhiều trẻ hư, bỏ học, cha mẹ ít quan tâm, thầy cô, người lớn không chuẩn mực trong lời nói, hành vi….thì sẽ ảnh hưởng xấu đến các em, khiến cho các em dễ trở nên hư đốn và dẫn đến bỏ học.
4- Đặc điểm sinh lý và sức khoẻ : vì cơ thể trẻ 6 – 11 tuổi đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện nên cơ thể rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, các bệnh về thời tiết…. Ngoài ra, cùng với tính hiếu động, hiếu kỳ trẻ rất dễ gặp tai nạn nguy hiểm cho bản thân. Vì vậy, để duy trì được học sinh thì công tác giáo dục, quản lý học sinh ở trường cũng như ở nhà cần phải chú trọng và thực hiện thường xuyên.
III. CƠ SỞ GIÁO DỤC HỌC
1. GIÁO DỤC HỌC SINH Ở TRƯỜNG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Có thể nói: giáo dục học sinh ở trường có vai trò quyết định tới chất lượng duy trì sĩ số học sinh, bởi phần lớn thời gian trong ngày các em sống ở trường thông qua hoạt động nội và ngoại khoá.Vì thế, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm quyết định tới chất lượng sĩ số học sinh được duy trì trong mỗi lớp học cụ thể. Thực tế cho thấy: ở lớp nào giáo viên chủ nhiệm có năng lực, tích cực vận động học sinh thì lớp đó duy trì sĩ số càng cao và ngược lại.
Vì thế, hoạt động dạy học và giáo dục học sinh trên lớp của người giáo viên là rất quan trọng, phụ thuộc rất nhiều đến phương pháp dạy học, phương tiện dạy học và lòng nhiệt tình của giáo viên đó.
Bên cạnh việc dạy kiến thức cho học sinh, việc giáo dục đạo đức cho học sinh cũng cần được người giáo viên quan tâm đúng mức. Thực tế cho thấy hiện nay đạo đức học đường xuống cấp, nhiều học sinh hư hỏng, bỏ học xuất phát từ vấn đề giáo dục đạo đức ít được quan tâm ở một số bộ phận giáo viên.
2. GIÁO DỤC Ý THỨC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Ở NHÀ THÔNG QUA CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG HỌC SINH VỚI CƠ CHẾ “XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC”.
Phải nói rằng, tuy hằng ngày các em tới trường học tập nhưng phần lớn thời gian trong ngày các em sống ở nhà. Vì thế, môi trường giáo dục ở nhà trường không đủ kiểm soát và chi phối hoàn toàn đối với học sinh. Ở nhà, các em có nguy cơ ảnh hưởng rất lớn trong việc hình thành nhân cách bởi đời sống, môi trường sinh hoạt của gia đình và cộng đồng.Vì thế, muốn hoàn thành nhiệm vụ giáo dục học sinh, nhà giáo dục phải biết kết hợp vừa giáo dục học sinh thông qua dạy học trên lớp (trực tiếp) vừa giáo dục học sinh thông qua công tác vận động phụ huynh, nhân dân địa phương thông qua cơ chế “xã hội hoá giáo dục” (gián tiếp). Thực tế cho thấy, ở nhiều nơi năng lực quản lý, giáo dục cộng đồng của địa phương kém sẽ xảy ra nhiều hiện tượng tiêu cực trong học sinh. Bởi như trên đã nói, các em rất dễ bị lôi kéo, kích động, dụ dỗ theo bạn bè xấu, dễ gây ra các tệ nạn xã hội….Vì thế, để có được môi trường giáo dục đồng nhất thì vấn đề “xã hội hoá giáo dục” của từng địa phương phải được chú trọng và nâng cao, các cấp chính quyền phải đồng bộ ra tay, kết hợp chặt chẽ với lực lượng nhà giáo tại địa phương. Có như vậy, giáo dục ý thức, nhân cách của học sinh mới được cải thiện, sự nghiệp giáo dục mới được ổn định và phát triển.
…
>> Tải file để tham khảo toàn bộ sáng kiến kinh nghiệm!