Sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục học sinh Tiểu học qua công tác chủ nhiệm lớp

Sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục học sinh Tiểu học qua công tác chủ nhiệm lớp

Sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục học sinh Tiểu học qua công tác chủ nhiệm lớp giúp thầy cô giáo chủ nhiệm tham khảo, để đưa ra biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng học tập cũng như các nề nếp khác cho học sinh Tiểu học.

Bạn đang đọc: Sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục học sinh Tiểu học qua công tác chủ nhiệm lớp

Giáo viên chủ nhiệm ở cấp Tiểu học vô cùng quan trọng, giúp các em hình thành nhân cách, phẩm chất, các kĩ năng sống để phát triển toàn diện. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm biện pháp rèn kỹ năng đọc, ứng dụng trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực cho học sinh Tiểu học. Mời thầy cô cùng theo dõi bài viết:

Giáo dục học sinh Tiểu học qua công tác chủ nhiệm lớp

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

1. Lời giới thiệu

Như chúng ta đã biết, phần lớn giáo viên Tiểu học đều phải làm công tác chủ nhiệm lớp. Đó là trách nhiệm nhưng cũng là nhiệm vụ hết sức vinh quang và nặng nề. Vì vậy, người giáo viên chủ nhiệm phải có nhận thức đúng đắn về vai trò của mình trong lớp học. Một mặt, giáo viên chủ nhiệm phải biết tổ chức, bao quát, xử lí các tình huống sư phạm diễn ra hàng ngày một cách tốt nhất. Mặt khác, người giáo viên chủ nhiệm lớp lại đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hướng dẫn, chỉ đạo trong quá trình học tập và rèn luyện đạo đức, nhân cách cho học sinh. Người giáo viên chủ nhiệm đóng rất nhiều vai trò cùng một lúc: vừa là người thầy, vừa là người cha, người mẹ, người chị và có lúc phải là người bạn tốt nhất của các em. Làm được điều đó người giáo viên chủ nhiệm mới có thể định hướng cho các em phát triển một cách toàn diện và đúng đắn.

Giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách, phẩm chất của học sinh và đặc biệt là sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản để học sinh tiếp tục học lên các cấp cao hơn và đó cũng là nền móng cho sự phát triển sau này của học sinh.

Công việc của người giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học không chỉ là việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh, mà giáo viên chủ nhiệm lớp còn phải thường xuyên theo dõi các hoạt động trong giờ chơi, trong các buổi sinh hoạt, giao lưu tập thể,…và cả hoạt động học tập ở nhà của học sinh. Vì vậy công việc của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là rất nặng nề, rất vất vả và vô cùng phức tạp.

Trong thực tế dạy học, một số giáo viên chủ nhiệm chưa đạt được hiệu quả cao trong công tác chủ nhiệm, thậm chí còn buông lỏng công việc này dẫn đến nề nếp học tập, ý thức tổ chức kỉ luật, các hoạt động khác của lớp chưa cao. Vì lẽ đó, nhận thức được tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm cho nên hiện nay công tác chủ nhiệm là một trong những vấn đề luôn được các cấp lãnh đạo quan tâm và chỉ đạo sâu sát.

Ở đầu mỗi năm học, cùng một trường học, cùng một khối lớp, chất lượng học tập của học sinh cũng tương đương nhau. Nhưng tại sao đến cuối năm, chất lượng học tập và hạnh kiểm của học sinh lớp này lại vượt trội hẳn so với các lớp khác thậm chí là vượt trội về mọi mặt. Tất cả những khác biệt đó đều do giáo viên chủ nhiệm lớp tạo ra. Giáo viên chủ nhiệm nào có tinh thần trách nhiệm cao, tận tâm với học sinh của mình thì chắc chắn sẽ tìm ra được các biện pháp để thu hút học sinh đến lớp, làm cho học sinh trở nên chăm ngoan, thích đi học và luôn cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.

Là một người trực tiếp làm công tác dạy học và giáo dục, tôi đã nghĩ: Nếu mình yêu thích công việc của mình thì mình sẽ làm được tốt. Trẻ em cũng vậy, các em đạt được kết quả học tập cao chính các em cũng phải yêu thích công việc học tập. Vậy làm thế nào để các em yêu thích công việc học tập cuả mình ? Để đạt được điều đó trước tiên các em phải thích học. Từ kinh nghiệm thực tế tôi thấy học sinh thích đi học là những học sinh tìm được niềm vui khi đến lớp, những em đó được thầy yêu, bạn mến và việc học tập đối với các em không mấy vất vả. Học sinh đến trường phải có niềm vui, có vui mới học được tốt.

Tôi đã trăn trở và luôn đặt ra các câu hỏi: Mình sẽ bắt đầu từ đâu? Trong tình huống này mình sẽ làm như thế nào? Tại sao học sinh chưa tự giác? Do đâu học sinh chưa trung thực và chưa ngoan? Làm thế nào để mỗi ngày học sinh đến trường là một ngày vui. Làm thế nào để trong lớp học, học sinh được vui chơi, cười đùa và mơ mộng? Làm gì để không khí lớp học luôn ấm áp, an toàn, tôn trọng, hỗ trợ và hợp tác, không có thời gian xấu hay năng lượng lãng phí, độc hại để mỗi ngày đến trường, học sinh cảm thấy mình là một phần trong đại gia đình tuyệt vời của trường học? Làm thế nào để giáo viên thực sự là những chuyên gia đáng tin cậy và được ngưỡng mộ có nhiệm vụ truyền cảm hứng và đón nhận kiến thức mới mẻ trước thời đại tri thức là sức mạnh?

Đó là những câu hỏi mà tôi rất tâm đắc và trăn trở. Là giáo viên (nhất là giáo viên chủ nhiệm như tôi) làm thế nào để những điều tốt đẹp đó vang mãi trong tâm trí học sinh mỗi ngày đến lớp? Bản thân tôi là giáo viên và cũng là phụ huynh đồng hành với con trong hành trình dài học tập ở bậc phổ thông, tôi đã nhiều lần tự hỏi như thế nhưng không dễ trả lời.

Mỗi khi vào năm học mới, tôi định hướng cho mình phải gây được tâm thế cho học sinh để dẫn dắt các em bước vào năm học đầy tự tin và phấn khởi. Để có được kết quả tưởng chừng như đơn giản thế thôi nhưng cách thức để đi đến cái đích đó thật không đơn giản chút nào. Có được niềm vui cho trẻ phải tạo ra từ một giờ học, một ngày học hay một tuần học mà phải lôi cuốn, gây hứng thú cho học sinh trên một bình diện rộng ở mọi nơi, mọi lúc, qua giao tiếp, qua cách cư xử, bảo ban của giáo viên cho học sinh. Do vậy đòi hỏi người giáo viên phải nhẫn nại, có tình thương thực sự với học trò. Chỉ có tình yêu thương thực sự và lòng thông cảm của thầy (cô) mới đem lại niềm vui cho học sinh khi đi học.

Học sinh Tiểu học là giai đoạn khởi đầu của quá trình học. Đó là giai đoạn mở đầu cho một con người đến với văn hóa. Cũng từ giai đoạn này nhân cách của học sinh được hình thành và dần dần phát triển, ví như trong xây dựng cơ bản, khi xây một tòa nhà cao tầng hiện đại thì việc xử lý nền móng là hết sức quan trọng mà nền móng của ngôi nhà lại nằm dưới đáy nhà và một phần sâu trong lòng đất nên những người bình thường thì không nhìn thấy được mà chỉ có những nhà chuyên môn mới quan tâm và nhìn thấy bản chất, tầm quan trọng, giá trị đích thực của nền móng đó. Giai đoạn ở bậc tiểu học với học sinh là hết sức quan trọng. Đây là giai đoạn nền móng của quá trình phát triển nhân cách của học sinh sau này.

Mặt khác, học sinh Tiểu học rất ngây thơ, tâm hồn các em như tờ giấy trắng, vẽ lên đó đẹp hay xấu phần lớn là động tác của thầy (cô) chủ nhiệm. Đặc biệt trong giai đoạn các em hầu hết là học hai buổi trên ngày thì phần lớn thời gian trong ngày các em được sống và giao tiếp với thầy (cô) chủ nhiệm, với bạn bè. Nhận thức được tầm quan trọng của một giáo viên chủ nhiệm lớp tôi luôn tự nhủ, trước tiên mình phải là một tấm gương cho học sinh về cách ăn nói mẫu mực, xử sự với học trò đúng mực “ nghiêm túc” nhưng “thân thiện” thực sự có lòng yêu thương thông cảm với các em sao cho các em cảm nhận thầy (cô) giáo như người mẹ hiền thứ hai của các em, là chỗ để các em tin cậy về mặt tinh thần nhưng không quá thân thiết để học sinh có thể bỡn cợt quên khoảng cách giữa giáo viên và học sinh.

Xuất phát từ những suy nghĩ trên mà tôi luôn cố gắng tìm tòi, suy nghĩ và tự đúc kết cho mình những cách thức, sáng kiến để làm sao giáo dục được học sinh không chỉ qua Toán học hay Tiếng Việt mà phải giáo dục học sinh phát triển tốt cả về “đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ” và các kĩ năng sống cơ bản khác thông qua công tác chủ nhiệm lớp, từ đó từng bước giúp học sinh ngày một tiến bộ hơn không chỉ trong học tập, rèn luyện đạo đức mà trong cả các hoạt động khác xứng đáng với danh hiệu “Con ngoan – Trò giỏi – Cháu ngoan Bác Hồ”.

Sau nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Lớp tôi chủ nhiệm luôn dẫn đầu toàn trường về chất lượng học tập cũng như các nề nếp khác do Đội và nhà trường đề ra. Đó cũng là lí do tôi chọn để viết sáng kiến kinh nghiệm “ Giáo dục học sinh Tiểu học qua công tác chủ nhiệm lớp ’’

2. Tên sáng kiến:

“Giáo dục học sinh Tiểu học qua công tác chủ nhiệm lớp ’

3. Tác giả sáng kiến:

– Họ và tên:……………….

– Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Tiểu học……………..

– Số điện thoại:………………

– Email: ……………….

4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến

5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:

Lĩnh vực áp dụng: Lớp chủ nhiệm cấp Tiểu học

Phạm vi để nghiên cứu đề tài này là học sinh lớp 3.

Đối tượng để nghiên cứu và áp dụng đề tài này là học sinh lớp 3A1, 3A2, 3A3 trường Tiểu học……… Năm học…..

6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:

Sáng kiến này được triển khai áp dụng lần đầu từ….. đến ngày…… tại trường Tiểu học……………..

7. Mô tả bản chất của sáng kiến:

7.1. Nội dung của sáng kiến

7.1.1. Thực trạng

a, Đối với giáo viên

– Công tác chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là một công tác khó khăn, đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian và công sức cho công tác này, nhưng thực tế giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học còn phải lo cho công tác chuyên môn (dạy nhiều môn văn hóa cùng một lúc) nên chưa đầu tư nhiều cho công tác chủ nhiệm lớp. Chính vì vậy mà việc giáo dục học sinh qua công tác chủ nhiệm còn nhiều bỡ ngỡ và khó khăn, đòi hỏi nhiều thời gian thì mới đạt hiệu quả.

– Một số học sinh do gia đình có hoàn cảnh khó khăn về tình cảm (bố, mẹ không ở chung), kinh tế gia đình khó khăn phải đi làm xa, sự quan tâm đến việc học của con còn hạn chế nên giáo viên chủ nhiệm không thể liên hệ gia đình để phối hợp giáo dục.

– Tâm lý của giáo viên chủ nhiệm, ai cũng muốn học sinh lớp mình phụ trách phải ngoan, học giỏi, tập thể lớp hoạt động và luôn tiến bộ… Nhưng thực tế không như ta mong muốn. Cho nên khi tiếp nhận lớp, giáo viên chủ nhiệm phải sớm ổn định tổ chức lớp, điều tra nắm hai mặt chất lượng năm cũ, học sinh chậm tiến và cá biệt, gặp giáo viên chủ nhiệm cũ để thăm nắm được các đối tượng từ đó có biện pháp giáo dục và lên kết quả cụ thể để có phương pháp giáo dục.

– Chưa tìm hiểu và khám phá được điểm mạnh và điểm yếu, điểm còn hạn chế của từng học sinh. Đặc biệt là chưa tìm được giải pháp để phát huy hết khả năng sáng tạo và phát triển tư duy cho trẻ, chưa tìm được giải pháp khắc phục những nhược điểm về ý thức và nhận thức của trẻ.

b, Đối với học sinh

Học sinh Tiểu học còn rất non nớt, các em sống trong những gia đình có hoàn cảnh khác nhau, nếp sống khác nhau nên nhận thức và nếp sống cũng khác nhau. Đặc biệt tư duy của học sinh Tiểu học cũng rất cụ thể và cảm tính. Các em rất ham hiểu biết, thích bắt chước, hiếu động chưa biết tập chung lâu với việc chuyển hoạt động chủ đạo từ chơi sang học tập, đặc biệt rất dễ xúc động với các yêu cầu và quy tắc của trường học.

Khả năng giao tiếp giữa học sinh với giáo viên, giữa học sinh với học sinh còn nhiều hạn chế, chỉ có một số học sinh khá giỏi mạnh dạn tham gia các hoạt động còn học sinh nhút nhát thì thu mình ngại tham gia.

Học sinh chưa mạnh dạn tự tin trong việc phân tích , xử lý tình huống… do khả năng đánh giá hành vi của bản thân và xung quanh còn thiên về cảm tính.

7.1.2. Một số biện pháp cụ thể thực hiện

Xuất phát từ khó khăn trên mà tôi đã có những giải biện pháp sau để tháo gỡ khó khăn đó làm cho công tác chủ nhiệm được dễ dàng hơn.

Thứ nhất: Là người giáo viên dạy Tiểu học, hầu như chịu hoàn toàn trách nhiệm về lớp mình phụ trách, trực tiếp giảng dạy các môn học, đồng thời tổ chức, hướng dẫn tất cả các hoạt động giáo dục. Trong những giờ tới trường giáo viên chủ nhiệm lúc nào cũng ở cạnh các em, là người “mẹ thứ hai” của các em, luôn gần gũi, dõi theo mọi hành động, hành vi của từng em trong lớp. Học sinh Tiểu học còn chưa biết hành động độc lập, giáo viên phải là người tổ chức các hoạt động, làm sao cho từng em học sinh có được công việc thích hợp và bộc lộ được khả năng của mình. Mở rộng và khơi sâu trí thức, rèn luyện kĩ năng, giáo dục ý thức tự giác và ứng xử, thỏa mãn nhu cầu, kích thích sự hứng thú, phát triển năng lực của học sinh. Trong mắt các em, giáo viên chủ nhiệm là “Thần tượng”, là người mà các em tin tưởng tuyệt đối nhất, thầy (cô) giáo nói gì các em cũng nghe, vâng lời thầy (cô) giáo là cái duy nhất có ở tất cả các em học sinh. Chính vì thế mà người giáo viên chủ nhiệm phải chú trọng từng lời nói, hành động, việc làm chuẩn mực nhất trước học sinh, là tấm gương sáng để các em noi theo. Qua công tác chủ nhiệm, người giáo viên Tiểu học góp phần to lớn trong việc hình thành và phát triển toàn diện cho các em, giúp các em trở thành người có ích cho xã hội, gia đình và bản thân, để các em trưởng thành, lớn lên, vững vàng bước vào đời.

Thứ hai: Trong công tác giáo dục không phải lúc nào cũng thuận lợi, trong giáo dục có những lúc đòi hỏi giáo viên phải dịu dàng, tế nhị, khéo léo và phải xác định rõ: giáo viên chủ nhiệm là một thầy (cô) phụ trách Đội, có “một phần” nghiệp vụ công tác Đội, tâm huyết với nghề dạy học, xem tập thể lớp như một “gia đình nhỏ” của mình mà giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò như một người huynh trưởng, người cha, người mẹ vậy!

Thứ ba: Phải xác định được tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách, phát triển tư duy và nhận thức của học sinh. Giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách, phát triển tư duy và nhận thức của học sinh là mục tiêu quan trọng hàng đầu của nhà trường. Giáo dục đạo đức phải làm ngay từ nhỏ, càng sớm càng tốt, nhưng phải phù hợp với trẻ. Tục ngữ có câu: “ Dạy con từ thuở còn thơ”

Thứ tư: tôi cũng đã xác định được mục tiêu của công tác chủ nhiệm bởi: Công tác chủ nhiệm ở trường Tiểu học nhằm giúp học sinh:

– Có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ của các em với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng, môi trường tự nhiên và ý nghĩa của việc thực hiện theo chuẩn mực đạo đức đó.

– Từng bước hình thành kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo chuẩn mực đã học: kỹ năng lựa chọn và thực hiện các vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực trong các quan hệ và tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống, biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.

– Từng bước hình thành thái độ tự trọng, tự tin, yêu thương, tôn trọng con người; yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt, không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu,

7.1.3. Một số biện pháp giáo dục học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp:

– Là giáo viên trực tiếp giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm trong nhiều năm qua bản thân tôi nhận thấy rằng: Sản phẩm giáo dục mà chúng ta tạo ra không thấy trước mắt như bao sản phẩm của các ngành nghề khác. Đặc biệt là sự hình thành phẩm chất đạo đức của học sinh không phải một ngày, một buổi là có được mà phải trải qua một thời gian dài rèn luyện, cho nên để đảm nhận công việc này chúng ta phải thật sự kiên trì, nhẫn nại, chịu khó và phải tốn nhiều thời gian công sức để tìm hiểu; lắng nghe tâm tư nguyện vọng của từng đối tượng học sinh trong lớp. Từ đó đề ra kế hoạch, phương pháp giáo dục thích hợp cho từng trường hợp đặc biệt bằng cả tấm lòng yêu thương, nhân ái của người thầy. Từng bước giúp học sinh khám phá và tìm hiểu kiến thức và kĩ năng cơ bản phù hợp với trình độ, lứa tuổi của học sinh. Từ đó tôi đã xây dựng những biện pháp cụ thể như sau:

a. Xây dựng, hình thành và giáo dục nhân cách cho trẻ

– Giáo dục đạo đức phải làm sớm, bởi lẽ: Tuổi thơ trong trắng dễ hấp thụ cái mới, để được cảm hóa, thuyết phục. Những điều răn dạy ban đầu đến với trẻ bao giờ cũng in dấu ấn sâu đậm nhất. Trong tâm trí trẻ nếu không có giáo dục sớm, trẻ cũng tiếp thu một cái gì đó ngoài dự kiến của chúng ta. Những cái đó nếu là điều sai trái, việc giáo dục lại khó khăn gấp bội. Kinh nghiệm của ông cha ta đúc kết: “ Bé không vin, cả gãy cành”. Học sinh Tiểu học cũng không phải quá bé, với vốn ngôn ngữ, kinh nghiệm đạo đức và kiến thức đã thu được ở gia đình, nhà trẻ, các lớp mẫu giáo các em có thể tiếp thu các chuẩn mực đạo đức và kiến thức ban đầu ở dạng hành vi cụ thể không khó khăn, từ đó làm nảy nở những tình cảm, thói quen đạo đức và những tư duy ban đầu của các em.

– Như chúng ta đã biết ngoài việc xây dựng, hình thành và giáo dục nhân cách cho trẻ thông qua các bài giảng ở trên lớp của tất cả các bộ môn được giảng dạy trong nhà trường thì việc xây dựng, hình thành và giáo dục nhân cách cho trẻ thông qua các giờ ra chơi, giờ hoạt động tập thể… là hết sức cần thiết và bổ ích. Vì vậy với khuôn khổ của đề tài này tôi chỉ đề cập đến vấn đề: Xây dựng, hình thành và giáo dục nhân cách cho học sinh thông qua giờ ra chơi, giờ hoạt động tập thể.

* Xây dựng, hình thành và giáo dục nhân cách cho trẻ thông qua giờ ra chơi.

Sau những giờ học căng thẳng và mệt mỏi thì giờ ra chơi là giờ các em được vui chơi thoải mái. Chính vì vậy mà đã nảy sinh bao nhiêu vấn đề làm cho công tác chủ nhiệm phải hết sức linh hoạt, tìm ra giải pháp phù hợp để giờ ra chơi thực sự trở thành một giờ ra chơi lành mạnh và bổ ích. Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm tôi đã xây dựng cho mình kế hoạch để hướng dẫn các em có giờ ra chơi thật thoải mái và bổ ích. Các trò chơi cụ thể như sau:

Ngay từ đầu năm học tôi đã kết hợp với nhà trường và ban phụ huynh của lớp chuẩn bị cho các em một số vật dụng cần thiết phục vụ cho giờ ra chơi: cầu lông, dây nhảy, quả cầu, giấy vẽ, que tính, bộ xếp hình, truyện, báo, màu vẽ, sỏi trắng để chơi trò ô ăn quan, phấn màu…

Đến giờ ra chơi tôi cho các em tự chọn các vật dụng để phục vụ trò chơi mà các em thích. Với các trò chơi mà các em chưa biết chơi thì tôi hướng dẫn các em cách chơi và chơi cùng các em.

Với các vận dụng chuẩn bị sẵn tôi gợi mở cho các em các ý tưởng để sáng tạo hơn trong khi chơi.

Với bút màu, phấn màu thì các em có thể vẽ những bức tranh mà các em yêu thích trên giấp hoặc trên bảng lớp…

Với que tính các em có thể xếp thành các hình đã được học, hoặc những bông hoa, nhà cao tầng…

Với những viên sỏi các em chơi trò ô ăn quan hoặc xếp các hình, các con vật do các em tưởng tượng.

Thông qua các trò chơi như vậy các em được thả tâm hồn mình vào các trò chơi, các em say sưa hứng thú, thỏa sức sáng tạo, thư giãn đầu óc sau các giờ học. Qua đó các em được giao lưu, học hỏi và biết thêm bao điều mới lạ. Từ đó ý thức và nhân cách của các em dần hình thành và phát triển theo một chiều hướng tốt.

…..

>> Tải file để tham khảo toàn bộ sáng kiến kinh nghiệm!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *