Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp giúp học sinh lớp 2 khắc phục lỗi phụ âm đầu

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp giúp học sinh lớp 2 khắc phục lỗi phụ âm đầu

Môn Tiếng Việt trong chương trình Tiểu học là môn học rất quan trọng, rèn luyện cho bé khả năng nghe, viết, đọc tiếng việt sao cho chính xác nhất, góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt nước ta. Tuy nhiên có rất nhiều em học sinh mắc phải lỗi phụ âm đầu với nhiều lý do khác nhau.

Bạn đang đọc: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp giúp học sinh lớp 2 khắc phục lỗi phụ âm đầu

Để khắc phục điều đó mời các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh có thể tham khảo tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp giúp học sinh lớp 2 khắc phục lỗi phụ âm đầu được chúng tôi tổng hợp và đăng tải ngay sau đây. Mời các bạn cùng tham khảo.

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 khắc phục lỗi phụ âm đầu trong phân môn Chính tả nghe viết

I/ ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong quá trình dạy môn Tiếng Việt, nhiệm vụ của GV Tiểu học là hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Phân môn Chính tả có nhiệm vụ rèn kĩ năng nghe, viết, đọc. Qua chữ viết đúng, đẹp GV bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt, hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt cho HS

Phân môn Chính tả trong nhà trường có nhiệm vụ giúp HS nắm vững các quy tắc chính tả và hình thành kĩ năng chính tả. Ngoài ra, nó còn rèn cho học sinh một số phẩm chất như tính cẩn thận, óc thẩm mĩ.

Ngoài việc nắm vững vị trí, nhiệm vụ, tính chất, nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy phù hợp, GV còn phải nắm vững các nguyên tắc dạy chính tả Tiếng Việt.

Dạy chính tả theo khu vực phải xuất phát từ tình hình thực tế mắc lỗi chính tả của học sinh ở từng khu vực, từng vùng miền để hình thành nội dung giảng dạy khi xác định được trọng điểm chính tả cần dạy cho HS ở từng khu vực, từng địa phương. Như vậy, trước khi dạy, GV cần tiến hành điều tra cơ bản để nắm lỗi chính tả phổ biến của HS từ đó lựa chọn nội dung giảng dạy thích hợp với đối tượng HS lớp mình dạy.

Qua thực tế điều tra qua các bài viết của học sinh khối 2 chúng tôi nhận thấy học sinh viết chữ sai lỗi nhiều, tỉ lệ học sinh yếu đối với phân môn chính tả đầu năm là 50,8%. Vì vậy chúng tôi quyết định xây dựng chuyên đề “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH KHỐI 2 KHẮC PHỤC LỖI PHỤ ÂM ĐẦU TRONG PHÂN MÔN CHÍNH TẢ” với mục đích đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng phân môn chính tả của khối 2.

II/ THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY MÔN TIẾNG VIỆT Ở LỚP 2

1. THƯC TRẠNG CHUNG:

Trường TH Đinh Trang Hòa 2 là một khu kinh tế mới, nơi tập trung dân cư của rất nhiều vùng miền trong cả nước sinh sống ( miền Bắc, miền Trung, miền Nam và người địa phương là dân tộc K’Ho). Nằm ở vị trí xa nơi trung tâm, việc giao lưu để phát triển vốn ngôn ngữ còn nhiều hạn chế. Mỗi một vùng miền lại có những lỗi phát âm khác nhau nên việc nghe- viết, phát âm các em còn có nhiều hạn chế do phương ngữ. Chính vì vậy, việc nghe- viết chính tả các em thường mắc nhiều lỗi. Mặt khác, đa số gia đình các em có đời sống khó khăn nên việc quan tâm đến việc học tập của các em hầu như được khoán trắng cho giáo viên.

Ngoài ra trong quy ước về chữ quốc ngữ, một âm ghi bằng 2 hoặc 3 dạng.

Ví dụ: / k / ghi bằng c, k, q, âm “gờ” ghi bằng g , gh; âm “ng” ghi bằng ng, ngh.
Phân môn Chính tả có một vị trí rất quan trọng ở bậc tiểu học bởi vì giai đoạn Tiểu học là giai đoạn then chốt trong quá trình hình thành kĩ năng chính tả cho học sinh. Chính tả được bố trí thành một phân môn độc lập, có tiết dạy riêng trong khi bậc trung học cơ sở không có.

Mỗi tiết học trong phân môn Chính tả ở chương trình tiểu học có hai phần đó là chính tả đoạn bài và chính tả âm vần. Phần chính tả đoạn bài là học sinh nghe, viết (tập chép) một đoạn văn, đoạn thơ (theo số lượng tiếng của từng bậc học trong chuẩn KTKN) sau khi được đọc và tìm hiểu các hiện tượng chính tả trong thời gian khoảng 15 phút. Nội dung các bài chính tả âm vần là luyện viết đúng chữ ghi tiếng có âm, vần, thanh dễ viết sai chính tả. Thời gian dành cho bài tập chính tả âm vần dù là rất ngắn so với chính tả đoạn bài song việc rèn kỹ năng qua bài tập đó có ý nghĩa rất lớn đối với học sinh. Qua các bài tập chính tả âm vần các em được rèn luyện để tránh việc viết sai chính tả các chữ ghi tiếng có âm, vần, thanh dễ lẫn nhằm đạt mục tiêu môn học.

2. THỰC TRẠNG TRONG QUÁ TRÌNH GIẢNG DẠY

a. Đối với học sinh:

– Học sinh viết sai chính tả chủ yếu do các em bị mất căn bản từ lớp dưới, chưa nắm vững âm vần, chưa phân biệt được cách phát âm của GV, chưa hiểu rõ nghĩa của từ, chưa có ý thức tự học, tự rèn ở nhà, chưa chú ý khi viết chính tả.

Qua thống kê các loại lỗi, học sinh thường mắc phải các loại lỗi sau:

– Lỗi do vô ý, chưa cẩn thận (như thiếu dấu phụ, thiếu dấu thanh,… )

– Lỗi do không hiểu nghĩa của từ ( để dành – tranh giành)

– Lỗi do không nắm được quy tắc chính tả ( gh, ngh chỉ đứng trước i, e, ê.)

g / gh: đua ge

ng / ngh : củ ngệ

c / k: cây céo

– Lỗi phát âm do sai phương ngữ ( l – n, s – x, tr – ch,…)

ch / tr: con chăn

s / x: chim xẻ

Qua thực tế các lỗi về ch/ tr; s/ x; r/ g ; v/d/ gi , l/n là phổ biến hơn cả

Nguyên nhân:

– Do các em phát âm theo thói quen địa phương

– Do các em chưa hiểu nghĩa từ

– Về nhà ít đọc sách, báo nên không nhớ mặt chữ.

– Khi thầy cô giảng bài phân tích các chữ khó các em không chú ý lắng nghe.

– Do không thuộc các quy tắc chính tả.

b/ Về phía phụ huynh:

– Phụ huynh chưa thật quan tâm đến việc kiểm tra bài vở của con mình.

– Một số phụ huynh phát âm chưa chuẩn các âm đầu dẫn đến con cái cũng bị ảnh hưởng phát âm sai.

c/ Về dạy chính tả của giáo viên:

– Trong quá trình dạy phân môn chính tả, giáo viên chưa làm công tác điều tra để phân biệt các nhóm đối tượng học sinh viết sai chính tả để giáo viên có biện pháp với từng nhóm đối tương.

– Trong quá trình đọc cho học sinh viết giáo viên chưa quan tâm đến cách đọc, giáo viên chủ yếu đọc theo cụm từ để học sinh viết mà chưa đọc trọn câu để học sinh nghe và hiểu câu văn để viết đúng.

– Đối với các bài tập âm vần, giáo viên chưa giải nghĩa từ, khắc sâu kiến thức bằng cách đặt câu hoặc đặt từ vào một số tình huống cụ thể để học sinh hiểu nghĩa của từ. Một số giáo viên chưa lựa chọn được các bài tập cần làm phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình nên chưa phát huy hết tác dụng của bài tập để sửa lỗi sai cho học sinh.

– Việc chấm bài của học sinh thực hiện thường xuyên, song việc liệt kê lỗi và yêu cầu học sinh sửa lỗi giáo viên chưa thực sự quan tâm.

…………

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *