Sinh học 10 Bài 10: Sự chuyển hóa năng lượng và enzyme

Sinh học 10 Bài 10: Sự chuyển hóa năng lượng và enzyme

Giải bài tập Sinh 10 Bài 10: Sự chuyển hóa năng lượng và enzyme sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 10 hiểu được kiến thức về học thuyết tế bào, đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống. Đồng thời biết cách trả lời được các bài tập Sinh 10 trang 61 →66.

Bạn đang đọc: Sinh học 10 Bài 10: Sự chuyển hóa năng lượng và enzyme

Giải Sinh 10 Bài 10 sách Cánh diều là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho giáo viên và các em học sinh tham khảo, đối chiếu với lời giải hay, chính xác nhằm nâng cao kết quả học tập của các em. Vậy sau đây là nội dung chi tiết soạn Sinh 10 bài 10: Sự chuyển hóa năng lượng và enzyme, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Sinh học 10 Bài 10: Sự chuyển hóa năng lượng và enzyme

    1. Các dạng năng lượng trong tế bào

    Bài 1

    Hoạt động sống của tế bào và cơ thể sử dụng các dạng năng lượng nào? Quá trình nào cung cấp năng lượng đó cho tế bào?

    Trả lời:

    – Hoạt động sống của tế bào và cơ thể sử dụng các dạng năng lượng như năng lượng hóa học, năng lượng cơ học, năng lượng điện, năng lượng nhiệt, trong đó, chủ yếu là năng lượng hóa học.

    – Quá trình cung cấp năng lượng cho tế bào là quá trình chuyển hóa năng lượng.

    Bài 2

    Quan sát hình 10.2 và xác định các dạng năng lượng được chuyển hóa trong hoạt động sống của tế bào.

    Trả lời:

    Dạng năng lượng được chuyển hóa trong tế bào là năng lượng hóa học.

    2. Sự chuyển hóa năng lượng trong tế bào

    Bài 3

    Ở hình 10.3, năng lượng được chuyển từ dạng nào sang dạng nào? Sự chuyển hóa này có ý nghĩa gì đối với tế bào?

    Trả lời:

    – Năng lượng được chuyển hóa từ hóa năng sang năng lượng ATP và nhiệt năng.

    – Sự chuyển hóa này giúp cung cấp năng lượng cho hoạt động của tế bào.

    Luyện tập 1

    Nêu một số hoạt động tế bào cần sử dụng năng lượng. Trong các hoạt động đó, năng lượng được chuyển hóa như thế nào?

    Trả lời:

    Một số hoạt động của tế bào cần sử dụng năng lượng: quang hợp, hô hấp, trao đổi chất,…

    3. ATP – “đồng tiền” năng lượng

    Bài 4

    Quan sát hình 10.4 và cho biết chức năng của ATP trong tế bào. Giải thích.

    Trả lời:

    ATP là phân tử mang năng lượng, có chức năng vận chuyển năng lượng đến các nơi cần thiết để tế bào sử dụng. Chỉ có thông qua ATP, tế bào mới sử dụng được thế năng hóa học cất giấu trong cấu trúc phân tử hữu cơ.

    Luyện tập 2

    Dựa vào hình 10.5 nêu cấu tạo của ATP. ATP được phân giải và tổng hợp như thế nào? Đặc điểm nào để có thể ví ATP là “đồng tiền” năng lượng trong tế bào?

    Trả lời:

    – Cấu tạo của ATP gồm các thành phần: ađênin, đường ribôzơ và 3 nhóm phôtphat.

    – Quá trình phân giải và tổng hợp ATP: khi liên kết giữa 2 gốc phosphate của ATP bị phá vỡ, năng lượng được chuyển hóa trực tiếp cho các hoạt động cần năng lượng của tế bào. Khi ATP bị phân giải nhờ enzim thì nhóm phôtphat không mất đi mà sẽ liên kết với chất thực hiện chức năng (prôtêin hoạt tải, prôtêin co cơ…) và khi hoạt động chức năng hoàn thành thì nhóm phôtphat lại liên kết với ADP để tạo thành ATP nhờ nguồn năng lượng tạo ra từ các phản ứng giải phóng năng lượng.

    – ATP được coi là “đồng tiền” năng lượng trong tế bào vì:

    + ATP là loại năng lượng được tế bào sản sinh để phục vụ cho các hoạt động/phản ứng của tế bào, được sử dụng cho mọi hoạt động sống của tế bào cần đến năng lượng.

    + ATP là hợp chất cao năng, năng lượng trong ATP có thể dễ dàng giải phóng ngay khi tế bào cần sử dụng. Mọi chất hữu cơ trải qua quá trình oxi hóa trong tế bào đều sinh ra ATP.

    + Sinh tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào và cơ thể. Vận chuyển các chất trong tế bào, qua màng tế bào,…Sinh công phục vụ cho các hoạt động co cơ.

    => ATP được sử dụng như tiền tệ năng lượng của tế bào.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *