Sinh học 10 Bài 17: Thông tin giữa các tế bào

Sinh học 10 Bài 17: Thông tin giữa các tế bào

Giải bài tập Sinh 10 Bài 17: Thông tin giữa các tế bào sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 10 hiểu được kiến thức về quá trình phân giải và vai trò của vi sinh vật. Đồng thời biết cách trả lời được các bài tập Sinh 10 trang 80 đến 82.

Bạn đang đọc: Sinh học 10 Bài 17: Thông tin giữa các tế bào

Giải Sinh 10 Bài 17 Chân trời sáng tạo là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho giáo viên và các em học sinh tham khảo, đối chiếu với lời giải hay, chính xác nhằm nâng cao kết quả học tập của các em. Nội dung chi tiết bài Soạn Sinh 10 Bài 17, mời các bạn tải tại đây.

Sinh học 10 Bài 17: Thông tin giữa các tế bào

    Lý thuyết Sinh 10 Bài 17

    1. Khái niệm về thông tin giữa các tế bào:

    Là quá trình tế bào tiếp nhận, xử lí và trả lời các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác.

    Truyền tin tế bào có thể thực hiện giữa các tế bào của cùng một cơ thể, giữa các tế bào của cá thể cùng loài cũng như khác loài.

    2. Các kiểu truyền thông tin giữa các tế bào:

    Tùy thuộc và khoảng cách giữa các tế bào mà chia thành 4 hình thức: truyền tin qua mối nối (1); tiếp xúc trực tiếp (2); truyền tin cục bộ (3) và truyền qua khoảng cách (4).

    Giải bài tập Sinh học 10 Bài 17 trang 82

    Bài 1

    Tại sao mỗi loại tế bào thường chỉ thực hiện một chức năng nhất định?

    Lời giải

    Mỗi loại tế bào thường chỉ thực hiện một chức năng nhất định là do: Thụ thể của tế bào có tính đặc hiệu (thụ thể chỉ gắn với một hoặc một số chất) → Mỗi tế bào chỉ đáp ứng với một hoặc một số tín hiệu nhất định → Mỗi tế bào chỉ thực hiện một chức năng nhất định.

    Bài 2

    Trường hợp nào sau đây chắc chắc không xảy ra sự đáp ứng tế bào? Giải thích.

    a) Sự sai hỏng một phân tử truyền tin.

    b) Thụ thể không tiếp nhận phân tử tín hiệu.

    Lời giải

    Khi thụ thể không tiếp nhận phân tử tín hiệu thì thông tin không được truyền vào trong tế bào nên sẽ không gây ra đáp ứng tế bào. Còn trường hợp bị sai hỏng một phân tử truyền tin thì tế bào có thể sử dụng các phân tử truyền tin khác.

    Bài 3

    Một nhà khoa học đã tiến hành gây đáp ứng tế bào gan bằng hormone insulin để kích thích chuyển hóa glucose thành glycogen. Ông đã tiến hành hai thí nghiệm như sau:

    – Thí nghiệm 1: Cho tế bào gan (A) còn nguyên vẹn vào môi trường có chứa insulin và glucose.

    – Thí nghiệm 2: Tiêm trực tiếp insulin vào trong tế bào gan (B) rồi cho vào môi trường có chứa glucose.

    Sau khi quan sát kết quả, ông nhận thấy glycogen xuất hiện ở một trong hai tế bào trên. Tế bào nào đã xuất hiện glycogen? Tại sao glycogen không xuất hiện ở tế bào còn lại?

    Lời giải

    – Tế bào (A) xuất hiện glycogen còn tế bào (B) không xuất hiện glycogen.

    – Giải thích:

    + Hormone insulin có bản chất là protein nên không đi qua màng sinh chất mà liên kết với thụ thể trên màng. Bởi vậy, trong thí nghiệm 1, insulin liên kết với thụ thể màng và kích hoạt con đường truyền tín hiệu vào bên trong tế bào gây đáp ứng tế bào chuyển hóa glucose thành glycogen.

    + Tế bào (B) không xuất hiện glycogen vì trong tế bào không có thụ thể tiếp nhận insulin nên khi tiêm insulin vào trong tế bào sẽ không xảy ra đáp ứng tế bào.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *