Giải bài tập Sinh 10 Bài 23: Thực hành Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 10 hiểu được kiến thức về vi sinh vật. Đồng thời biết cách viết báo cáo kết quả thực hành.
Bạn đang đọc: Sinh học 10 Bài 23: Thực hành Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật
Giải Sinh 10 Bài 23 Chân trời sáng tạo là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho giáo viên và các em học sinh tham khảo, đối chiếu với lời giải hay, chính xác nhằm nâng cao kết quả học tập của các em. Vậy sau đây là nội dung chi tiết soạn Sinh 10 Bài 23 Thực hành Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.
Thực hành Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật
BÁO CÁO: KẾT QUẢ THỰC HÀNH
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VI SINH VẬT
Thứ … ngày … tháng … năm …
Nhóm: … Lớp: … Họ và tên thành viên: …………..
Các phương pháp phân lập, nuôi cấy vi khuẩn
1. Tiến trình thực hiện:
– Dụng cụ: que cấy thẳng, que cấy móc, que cấy vòng, que cấy gạt, ống hút thủy tinh, đầu tăm bông vô trùng, đèn cồn.
– Mẫu vật:
+ Dịch nuôi cấy hoặc môi trường lỏng chứa chủng vi sinh vật cần phân tích.
+ Một số dung dịch chỉ định nuôi cấy vi khuẩn đã được đồng nhất.
2. Kết quả thu được
– Học sinh hoàn thành bảng kết quả thu được:
Môi trường nuôi cấy |
Kĩ thuật nuôi cấy, phân lập vi khuẩn |
Quan sát kết quả (hình dạng, màu sắc khuẩn lạc,…) |
– Chú ý: Dựa vào màu sắc, hình dạng khuẩn lạc để nhận biết các loại khuẩn lạc vi khuẩn, nấm men, nấm mốc:
+ Khuẩn lạc vi khuẩn thường nhầy nhớt, bề mặt thường dẹt và có nhiều màu sắc (trắng sữa, vàng, đỏ, hồng, cam,…), một số khuẩn lạc đặc biệt có dạng bột mịn.
+ Khuẩn lạc nấm men thường khô, tròn đều và lồi ở tâm, khuẩn lạc thường có màu trắng sữa.
+ Khuẩn lạc nấm mốc thường lan rộng do tế bào nấm mốc phát triển tạo thành dạng sợi dài, xốp, khuẩn lạc có nhiều màu sắc khác nhau như trắng, vàng, đen, xanh,…