Sinh học 10 Bài 8: Tế bào nhân sơ

Sinh học 10 Bài 8: Tế bào nhân sơ

Giải bài tập Sinh 10 Bài 8: Tế bào nhân sơ sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 10 hiểu được khái niệm, cấu tạo và chức năng của tế bào nhân sơ. Đồng thời biết cách trả lời được các bài tập Sinh 10 trang 38.

Bạn đang đọc: Sinh học 10 Bài 8: Tế bào nhân sơ

Giải Sinh 10 Bài 8 sách Chân trời sáng tạo là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho giáo viên và các em học sinh tham khảo, đối chiếu với lời giải hay, chính xác nhằm nâng cao kết quả học tập của các em. Vậy sau đây là nội dung chi tiết soạn Sinh 10 Bài 8 Tế bào nhân sơ, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Giải Sinh học 10 Bài 8: Tế bào nhân sơ

    Trả lời câu hỏi Hình thành kiến thức mới Sinh 10 Bài 8

    I. Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ

    Câu 1: Hãy so sánh kích thước của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.

    Gợi ý đáp án

    So sánh kích thước của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực: Kích thước tế bào nhân sơ nhỏ hơn tế bào nhân thực (thường bằng 1/10 cơ thể nhân thực). Cụ thể:

    – Kích thước tế bào nhân sơ thường dao động trong khoảng 1 µm – 5 µm.

    – Kích thước tế bào nhân thực thường dao động trong khoảng 9 µm – 1 m.

    Câu 2: Kích thước nhỏ đã đem lại cho tế bào nhân sơ những ưu thế gì?

    Gợi ý đáp án

    Do tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ (khoảng 1µm – 5µm) nên tỉ lệ S/V (diện tích bề mặt/thể tích) lớn, giúp tế bào trao đổi chất với môi trường một cách nhanh chóng. Nhờ đó, tế bào nhân sơ sinh trưởng và sinh sản nhanh hơn so với các tế bào có kích thước lớn.

    II. Cấu tạo tế bào nhân sơ

    Câu 3: Quan sát Hình 8.3, hãy kể tên các thành phần cấu tạo của tế bào nhân sơ.

    Sinh học 10 Bài 8: Tế bào nhân sơ

    Gợi ý đáp án

    Tế bào nhân sơ có cấu tạo đơn giản:

    – Gồm 3 phần chính là màng tế bào, tế bào chất và vùng nhân.

    – Ngoài ra, tùy từng loại khác nhau mà tế bào nhân sơ còn có một số thành phần khác như thành tế bào, vỏ nhầy, roi, lông,…

    Câu 4: Quan sát Hình 8.4, hãy cho biết sự khác nhau giữa thành tế bào của vi khuẩn Gram âm và Gram dương.

    Sinh học 10 Bài 8: Tế bào nhân sơ

    Gợi ý đáp án

    Sự khác nhau giữa thành tế bào của vi khuẩn Gram âm và Gram dương:

    – Thành tế bào của vi khuẩn Gram âm có lớp màng ngoài chứa kháng nguyên có bản chất là lipopolysaccharide, lớp peptidoglycan mỏng.

    – Thành tế bào của vi khuẩn Gram dương không có lớp màng ngoài, lớp peptidoglycan dày.

    Giải bài tập Sinh học 10 bài 8 trang 41

    Một bệnh nhân bị mắc bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây ra. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân này cần phải sử dụng các loại kháng sinh khác nhau. Hiệu quả của kháng sinh được mô tả trong bảng sau:

    Kháng sinh

    A

    B

    C

    B + C

    Hiệu quả

    0%

    65,1%

    32, 6%

    93,7%

    Dựa vào kết quả ở bảng trên, hãy trả lời các câu hỏi sau:

    Câu 1

    Khả năng bệnh nhân này có thể nhiễm ít nhất mấy loại vi khuẩn? Tại sao?

    Gợi ý đáp án 

    Khả năng bệnh nhân này nhiễm ít nhất 2 loại vi khuẩn. Vì: Mỗi loại kháng sinh thường sẽ có cơ chế tác động khác nhau đến từng loại vi khuẩn mà theo như bảng trên đã sử dụng ba loại kháng sinh nhưng chỉ có 2 loại B và C có tác dụng.

    Câu 2

    Biết kháng sinh C có vai trò ức chế hoạt động tổng hợp protein của ribosome. Dựa vào cấu trúc tế bào vi khuẩn, hãy dự đoán nguyên nhân tại sao kháng sinh C có hiệu quả tương đối thấp?

    Gợi ý đáp án

    Kháng sinh C có hiệu quả tương đối thấp vì: Kháng sinh C có vai trò ức chế hoạt động tổng hợp protein của riboxom nên để tiếp xúc với ribosome thì kháng sinh C phải được vận chuyển vào bên trong tế bào. Do màng sinh chất có tính chất thấm chọn lọc, mặt khác một số vi khuẩn còn có lớp màng ngoài ngăn cản sự xâm nhập của kháng sinh dẫn đến tỉ lệ kháng sinh được vận chuyển vào tế bào thấp kéo theo đó hiệu quả tương đối thấp.

    Câu 3

    Tại sao khi phối hợp hai loại kháng sinh B và C lại cho hiệu quả cao hơn so với khi sử dụng riêng lẻ?

    Gợi ý đáp án

    Khi kết hợp 2 loại kháng sinh B và C lại cho hiệu quả cao hơn là do: Không có thuốc nào là đa năng có thể tiêu diệt được toàn bộ các loại vi khuẩn gây bệnh. Mỗi loại sẽ có một cơ chế tác dụng, dược lực nhất định với một số loại mầm bệnh. Trong trường hợp này, việc phối hợp 2 loại kháng sinh sẽ hỗ trợ tác động cho nhau nên sẽ cho hiệu quả tốt hơn dùng đơn lẻ.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *