Giải Sinh 11 bài 4: Quang hợp ở thực vật là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 11 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập trong SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo tập 1 trang 29→37.
Bạn đang đọc: Sinh học 11 Bài 4: Quang hợp ở thực vật
Giải Sinh 11 Chân trời sáng tạo trang 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37 được biên soạn đầy đủ, chi tiết giúp các bạn hiểu được kiến thức vai trò của hệ sắc tố trong quang hợp. Đồng thời trả lời các câu hỏi nội dung bài học, so sánh với kết quả mình đã làm thuận tiện hơn.
Giải Sinh học 11 Bài 4: Quang hợp ở thực vật
Trả lời câu hỏi Hoạt động hình thành kiến thức mới
Câu hỏi 1: Quan sát Hình 4.2, hãy cho biết nguyên liệu và sản phẩm của quá trình quang hợp ở thực vật. Các nguyên liệu đó được thực vật lấy ở đâu?
Gợi ý đáp án
– Nguyên liệu:Nước, chất khoáng, khí carbon dioxide
– Sản phẩm: Khí oxygen, Glucose → Tinh bột
– Các nguyên liệu đó được lấy từ không khí, môi trường đất.
Câu hỏi 2: Tại sao sự sống của con người và các loài sinh vật trên Trái Đất đều phụ thuộc vào quá trình quang hợp?
Gợi ý đáp án
Vì: quá trình quang hợp tạo ra nguồn năng lượng cho sự sống. Và ngược lại nó bù đắp lại cho những chất hữu cơ đã sử dụng trong quá trình sống. Quá trình này giúp cân bằng lại khí O2 và CO2 trong không khí. Đảm bảo sự sống cho Trái đất.
Câu hỏi 3: Quan sát Hình 4.3 và 4.4, hãy cho biết hệ sắc tố ở thực vật gồm những nhóm nào? Vai trò của mỗi nhóm sắc tố đó là gì?
Gợi ý đáp án
Hệ sắc tố ở thực vật gồm:
– Chlorophyll gồm 2 loại chủ yếu là Chlorophyll a và Chlorophyll b. Tróng đó Chlorophyll a trực tiếp tham gia vào quá trình biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học tích trữ trong ATP và NADPH. Chlorophyll b hấp thụ năng lượng ánh sáng.
– Carotenoid gồm Carotene và Xanthophyll có vai trò:
+ Lọc ánh sáng, bảo vệ Chlorophyll
+ Tham gia vào quá trình quang phân li nước và thải O2.
+ Tham gia quá trình quang hợp bằng cách tiếp nhận năng lượng ánh sáng mặt trời và truyền cho Chlorophyll và nó có mặt trong hệ thống quang hóa II.
Câu hỏi 4: Pha sáng của quang hợp gồm những phản ứng nào? Khi kết thúc pha sáng, những sản phẩm nào được hình thành?
Gợi ý đáp án
– Trong pha sáng, năng lượng ánh sáng được sử dụng để thực hiện quá trình quang phân li nước và giải phóng oxi, bù electron cho diệp lục a, các proton H đến khử NADP thành NADPH: 2 H2O → 4 H + 4e- + O2
– Các sản phẩm của pha sáng là O2, ATP, NADPH
Câu hỏi 5: Quan sát Hình 4.5, hãy mô tả diễn biến con đường đồng hóa CO2 ở thực vật C3
Gợi ý đáp án
Có 3 giai đoạn:
– Giai đoạn cố định CO2 : CO2 bị khử để tạo nên sản phẩm đầu tiên của quang hợp là hợp chất 3C axit photphoglixeric (APG)
– Giai đoạn khử axit photphoglixeric (APG) thành aldehit photphoglixeric (AlPG)
– Giai đoạn tái sinh chất nhận ban đầu là ribulozo – 1,5 – điphotphat (Rib – 1,5 – điP)
Kết thúc giai đoạn khử có phân tử AlPG, là chất khởi đầu để tổng hợp nên C6H12O6
Câu hỏi 6: Quan sát Hình 4.6, hãy mô tả con đường đồng hóa CO2 ở thực vật C 4
Câu hỏi 7: thực vật C4 và CAM có con đường đồng hóa CO2 như thế nào để đảm bảo chúng có thể tổng hợp được chất hữu cơ trong điều kiện môi trường bất lợi?
Câu hỏi 8: Quan sát Hình 4.8, hãy cho biết ánh sáng ảnh hưởng như thế nào đến quá trình quang hợp ở cây ưa sáng và cây ưa bóng.
Câu hỏi 9: Quan sát Hình 4.9, hãy phân tích sự ảnh hưởng của nồng độ CO2 đến quá trình quang hợp ở thực vật C3 và C4
Câu hỏi 11: Tại sao quang hợp quyết định năng suất của cây trồng?
Câu hỏi 12: Dựa vào hiểu biết về quang hợp, hãy đề xuất một số biện pháp kĩ thuật để tăng năng suất cây trồng. Giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp đó.
Giải Hoạt động Luyện tập Sinh 11 Bài 4
Câu hỏi: Trong nông nghiệp, nếu trồng cây với mật độ quá dày sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quá trình quang hợp ở cây trồng? Giải thích.
Gợi ý đáp án
Trồng cây mật độ quá dày làm cho cây không thể phát triển bộ rễ, ánh sáng và không khí nhận được không phân bố đều làm ảnh hưởng đến quá trình quang hợp khiến năng suất không được cao.
Giải Hoạt động Vận dụng Sinh 11 Bài 4
Câu hỏi: Dựa vào sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến quang hợp, hãy giải thích tại sao “canh tác theo chiều thẳng đứng” (Hình 4.12) được xem là giải pháp tiềm năng trong tương lai để giải quyết các vấn đề về lương thực.
Gợi ý đáp án
– Canh tác theo chiều thẳng đứng tối đa hoá diện tích tiếp xúc ánh nắng mặt trời. Năng suất của các nông trại thẳng đứng có thể còn cao hơn nữa nếu chúng ta cải thiện được nguồn sáng vì ánh sáng tự nhiên tốt hơn ánh sáng từ đèn LED rấ nhiều lần.
– Nhà máy trồng rau không bị ảnh hưởng bởi thay đổi về mùa vụ, sâu bệnh hay khô hạn. Thực tế, môi trường nhân tạo đã kích thích tiềm năng về gene của mỗi hạt. Thêm nữa, nó chỉ đòi hỏi một phần ba lượng nước và một phần tư lượng phân bón. Các nhà máy trồng rau cũng không cần thuốc trừ sâu.