Sơ đồ tư duy nhân vật Tràng trong Vợ nhặt

Sơ đồ tư duy nhân vật Tràng trong Vợ nhặt

Sơ đồ tư duy nhân vật Tràng trong Vợ nhặt của Kim Lân rất chi tiết dễ hiểu, sẽ giúp các bạn học sinh lớp 12 nắm được các luận điểm, luận cứ rõ ràng, rành mạch. Từ đó biết cách trình bày, sắp xếp các lí lẽ để làm nổi bật vấn đề có hệ thống để biết cách viết bài văn hay đầy đủ các ý.

Bạn đang đọc: Sơ đồ tư duy nhân vật Tràng trong Vợ nhặt

Sơ đồ tư duy nhân vật Tràng trong Vợ nhặt

Tràng là nhân vật trung tâm của truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân. Tràng là nhân vật điển hình cho người nông dân lao động nghèo khổ, dù bất cứ trong hoàn cảnh đen tối nào vẫn luôn luôn khao khát một cuộc sống hạnh phúc gia đình và tin vào cuộc sống ở tương lai. Bên cạnh đó các em xem thêm: phân tích nhân vật A Phủ, phân tích bà cụ Tứ, phân tích cảnh vượt thác sông Đà, phân tích hình tượng người lái đò.

Sơ đồ tư duy nhân vật Tràng trong Vợ nhặt

    Sơ đồ tư duy nhân vật Tràng

    Sơ đồ tư duy nhân vật Tràng trong Vợ nhặt

    Sơ đồ tư duy nhân vật Tràng trong Vợ nhặt

    Sơ đồ tư duy nhân vật Tràng trong Vợ nhặt

    Sơ đồ tư duy phân tích nhân vật Tràng

    Sơ đồ tư duy nhân vật Tràng trong Vợ nhặt

    Sơ đồ tư duy Vợ nhặt nhân vật Tràng

    Sơ đồ tư duy nhân vật Tràng trong Vợ nhặt

    *Tràng là người dân lao động nghèo, “nhặt” được vợ trong thời buổi đói khát:

    – Bản thân anh là dân ngụ cư, dân ăn nhờ, ở đậu.

    – Tràng sống với mẹ già trong một căn nhà xiêu vẹo trên bãi đất hoang mọc lổn nhổn những búi cỏ dại.

    – Hoàn cảnh xuất thân : khó lấy được vợ.

    – Tuy nhiên, giữa cái khung cảnh tối sầm lại vì đói khát, Tràng bỗng nhiên “nhặt” được vợ.Cuộc gặp gỡ giữa Tràng và người đàn bà không tên diễn ra thât chóng vánh chỉ qua hai lần gặp mà chỉ gặp ở đường và chợ để rồi “nên vợ, nên chồng”:

    + Lần gặp thứ nhất: Trên đường kéo xe thóc lên tỉnh, Tràng hò chơi cho đỡ mệt “Muốn….”. Không ngờ, thị ra đẩy xe cho anh và còn liếc mắt cười tít nữa. Tràng thích lắm vì từ khi cha sinh mẹ đẻ đến giờ mới có một người con gái cười với hắn tình tứ đến như thế.

    + Lần gặp thứ 2, ở quán nước ngoài chợ. Ban đầu, Tràng không nhận ra vì thị khác quá, trên khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn hai con mắt. Khi nhận ra rồi, trong lời đáp “ăn gì thì ăn, chả ăn giầu” Tràng sẵn sàng đãi thị bốn bát bánh đúc. Trong bối cảnh mà người ta lo thân không xong, ai cũng đứng trên miệng vực thẳm của cái chết hành động mà Tràng đãi thị bốn bát bánh đúc chứng tỏ rằng Tràng là một người khá tốt bụng và cởi mở. Chính sự tốt bụng và cởi mở của Tràng đã đem đến cho Tràng hạnh phúc, Tràng nói đùa với thị “Này … rồi cùng về”, nhưng thị đã theo Tràng về thật. Khi quyết định “đèo bòng” Tràng cảm thấy “chợn” nhưng “chậc kệ”.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *